ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHỤC CHẾ MÀU
7.4 Quản lý màu trong Adobe Photoshop &
Các chương trình ứng dụng
Cũng giống như một số chương trình khác, Photoshop có riêng một hệ thống quản lý màu ở cấp phần mềm làm nhiệm vụ quản lý tất cả những hình ảnh được đưa vào và xuất ra khỏi chửụng trỡnh.
7.4.1 Các thành phần của hệ thống quản lý màu trong Photoshop & các chương trình ứng dụng
Cũng giống như một hệ thống quản lý màu thông thường, Photoshop có 3 thành phần quản lý màu cơ bản
ê Mụ đun so khớp màu - CMM: (đụi khi được gọi là phương pháp chuyển đổi màu) được thể hiện dưới tên gọi Engine làm nhiệm vụ chuyển đổi màu một cách hợp lý giữa các không gian màu hoặc hai hồ sơ màu khác nhau, giống như một người phiên dịch nói với các thiết bị phục chế màu để chúng có thể hiểu nhau và phục chế màu chính xác nhất. Trong Photoshop, ta có thể chọn một CMM của Adobe hay CMM của Apple, khi làm việc trong môi trường Adobe người ta thường chọn CMM ACE (Adobe Color Engine).
ê Cỏc khụng gian màu tham chiếu - PCS: (cũn được gọi là không gian kết nối) là một không gian màu dựa trên sự cảm nhận của mắt người và độc lập với thiết bị. Ta có thể hiểu không gian màu tham chiếu là môi trường màu mà thiết bị hay phần mềm làm việc, nó thể hiện khả năng phục chế màu của môi trường đó, nếu một file ảnh có hồ sơ màu được đưa vào trong Photoshop thì nó sẽ chỉ làm
Hình 7.26:
Tùy chọn CMM trong hộp
thoại Color setting cuỷa chửụng trỡnh Adobe Photoshop CS4
việc với các giá trị màu đã được qui định bởi thiết bị tạo ra nó, nếu file ảnh không có hồ sơ màu đính kèm thì nó sẽ được Photoshop đưa vào một môi trường làm việc với các thiết lập mặc định dưới dạng một không gian màu như sRGB hay Adbe RGB…, khi đó nó sẽ chỉ thể hiện màu trong khoảng phục chế màu của không gian màu đó. Cần phân biệt hai khái niệm: không gian màu và hồ sơ màu, không gian màu là khoảng màu theo một tiêu chuẩn, còn hồ sơ màu là khả năng phục chế màu, hồ sơ màu được chứa trong không gian màu. Khi một file ảnh không có hồ sơ màu đính kèm, người ta sẽ chỉ định nó làm việc trong một không gian màu nào đó. Hầu hết các hệ thống quản lý màu hiện tại sử dụng một không gian màu CIE được xác định, ví dụ như CIE Lab hoặc CIE XYZ. Chúng ta không bao giờ phải làm việc trực tiếp với các không gian màu tham chiếu, đó là lý thuyết để các phần mềm dựa trên đó làm việc. Ta có thể xem nó như một không gian màu chung cho tất cả các thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các màu.
ê Cỏc hồ sơ màu: như đó phõn tớch ở cỏc phần trờn, hồ sơ màu sẽ cho biết khả năng phục chế màu của một thiết bị như máy quét, màn hình, máy in. Ví dụ, một hồ sơ có thể thông báo cho các hệ thống quản lý màu, “Đây là màu đỏ cờ ngả magienta mà thiết bị này có thể xuất ra.” Một hồ sơ cũng có thể xác định một không gian màu ảo không liên quan đến bất kỳ thiết bị cụ thể nào (ví dụ như các không gian màu Adobe RGB). Hồ sơ màu là chìa khoá để quản lý màu sắc. Nếu không có hồ sơ màu, màu đỏ cờ 100 % sẽ không có ý nghĩa cụ thể; Nếu có hồ sơ màu, hệ thống quản lý màu có thể nói, “Ồ, màu đỏ này sẽ giống như màu đỏ xuất hiện trên một máy in cụ thể nào đó. “Hồ sơ màu phù hợp với tiêu chuẩn ICC (International Color Consortium) cho phép nó làm việc với tất cả các hệ thống quản lý màu. Hồ sơ màu ColorSync trên Mac và các hồ sơ dưới dạng .icm hay icc trên PC đều tuân thủ các qui cách của ICC.
May mắn là chúng ta chỉ phải làm việc với một thành phần:
các hồ sơ màu. Ta sẽ sử dụng hồ sơ của hình ảnh đến từ nhiều nguồn hay sẽ được phục chế trên nhiều loại giấy khác nhau trong khi các Mô đun so khớp màu CMM thường không thay đổi và thường ẩn đi.
7.4.2 Quản lý màu bằng hồ sơ màu (Profiles) trong Photoshop & các chương trình ứng dụng
Cũng như trong các hệ thống quản lý màu tiêu chuẩn, khái niệm then chốt trong việc sử dụng một hệ thống quản lý màu là màu truyền đạt những giá trị RGB và CMYK mơ hồ thành những giá trị rõ ràng. Nếu một hệ thống quản lý màu biết các giá trị RGB mà một máy quét tạo ra khi quét những màu cụ thể và biết được những màu nào mà màn hình có thể hiển thị được, nó có thể tính các giá trị số RGB mới cần phải gởi đến màn hình để màn thể hiện những màu đó trung thực nhất.
7.4.2.1 Nhúng hồ sơ màu vào file ảnh:
Khi nhúng một hồ sơ màu vào trong một hình ảnh, ta không làm thay đổi hình ảnh đó và cũng không thay đổi những giá trị màu của nó. Hồ sơ màu được nhúng vào hình ảnh chỉ làm một nhiệm vụ là nói cho hệ thống quản lý màu biết làm thế nào để tạo ra các màu trong hình ảnh bằng cách dùng các giá trị màu có trong file ảnh. Điều này có thể thực hiện được vì một hồ sơ màu đã được thiết kế để hiển thị giá trị màu đó như thế nào trên thiết bị RGB và trên thiết bị CMYK. Với một hồ sơ màu thì màu sẽ không còn mơ hồ nữa vì nó luôn biết phải thể hiện như thế nào trên các thiết bị có các đặc tính khác nhau.
Các dạng hồ sơ màu trong Photoshop & các chương trình ứng duùng:
ê Hồ sơ được nhỳng: trong cỏc chương trỡnh ứng dụng khỏi niệm tagged (đính kèm) hay embedded (nhúng) đều có nghĩa là hình ảnh có chứa hồ sơ màu bên trong.
ê Hồ sơ nguồn và Hồ sơ đớch: khỏi niệm Source Profiles và Destination Profiles thường được hỏi khi thực hiện
chuyển đổi màu trong Photoshop, tức là thay đổi giá trị số trong file, trong trường hợp đó hệ thống quản lý màu cần biết các giá trị RGB hoặc CMYK đến từ đâu và sẽ chuyển đi đâu, trong trường hợp cần xác lập cho hệ thống quản lý màu trong Photoshop biết hồ sơ nguồn và hồ sơ đích của file ảnh. Ta có thể xem một hệ thống quản lý màu sẽ làm việc với các từ ngữ chứ không làm việc với các màu. Mục đích của hệ thống quản lý màu là diễn dịch từ ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nếu ta đưa cho nó một loạt các từ thì nó chẳng biết gì cả nhưng nếu cho nó biết rằng đó là tiếng Pháp (nguồn) thì nó hiểu ngay lập tức ý nghĩa của từ đang nói. Nếu ta bảo nó rằng ta muốn chuyển nghĩa sang tiếng Đức (đích) thì ngay lập tức nó sẽ dịch đúng nghĩa từ tiếng Pháp sang tiếng Đức 7.4.2.2 Tiến trình làm việc
Khi quét ảnh ta sẽ có dữ liệu RGB. Để cho Photoshop & các chương trình ứng dụng biết những màu cụ thể nào mà dữ liệu RGB sẽ thể hiện, các chương trình ứng dụng cần phải đọc hồ sơ màu mô tả máy quét (nguồn) đã “nhìn thấy màu” ra sao.
Nếu phần mềm quét ảnh đã nhúng hồ sơ màu vào hình ảnh, tất cả những việc mà ta cần làm là mở file ảnh lên và các chương trình ứng dụng sẽ đọc hồ sơ màu có sẵn trong file ảnh.
Sau đó ta có thể chỉnh sửa file hay trước khi sửa sẽ chuyển không gian màu của máy quét về không gian màu tiêu chuẩn hơn như sRGB hay Adobe RGB (đã được xem như không gian màu đích).
Trong Photoshop ta có thể kiểm tra tài liệu có được gắn kèm hồ sơ màu hay không bằng cách mở Info panel (hoặc nhấn phím F8)
Khi một hồ sơ màu được nhúng vào trong ảnh được chuyển đổi sang một hồ sơ màu khác, Photoshop mặc nhiên xem hồ sơ màu được nhúng là hồ sơ màu nguồn và chúng ta sẽ chỉ định hồ sơ màu đích tức là chỉ định đặc điểm phục chế màu của thiết bị mà ta sẽ in ra.
Khi in ảnh, hệ thống phục chế màu chuyển đổi các màu của ảnh sang một định dạng mà chương trình điều khiển máy in có thể chấp nhận. Sự chuyển đổi này luôn xảy ra dù ta có muốn hay không. Nếu ta không kiểm soát sự chuyển đổi màu, các màu từ Photoshop chuyển xuống đến máy in sẽ thay đổi. Nếu ta kiểm soát sự chuyển đổi này, hộp thoại in trong Photoshop sẽ cho chúng ta chọn hồ sơ màu của loại máy in (hồ sơ màu đích) trong đó nêu rõ những màu có thể in được, loại giấy in, loại mực in…Photoshop sẽ chuyển đổi màu xuống máy in mà không làm hình ảnh bị in sai màu
Đây chính là thứ duy nhất mà hệ thống quản lý màu có thể thực hiện. Nó chuyển đổi dữ liệu màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác (hoặc từ hồ sơ màu này sang hồ sơ màu khác) và sử dụng các hồ sơ màu để bảo toàn sự thể hiện màu trong lưu đồ làm việc. Trong quá trình chế bản, người kỹ thuật viên thường được máy tính hỏi về hồ sơ màu nguồn và
Hình 7.28:
Hồ sơ màu của hình ảnh được hieồn thũ trong bảng thông tin về file ảnh
hồ sơ màu đích. Nếu hai hồ sơ màu nguồn và đích không đồng dạng, tức có những màu có trong file ảnh mà màn hình hay tờ in ra không thể hiện được thì người ta sẽ dùng biến pháp biến đổi theo các khuynh hướng cảm nhận màu khác nhau.
7.4.3 Không gian màu làm việc trong các chương trình ứng dụng
7.4.3.1 Phân biệt các loại không gian màu trong các chương trình ứng dụng
ê Khụng gian màu làm việc - Working space - được xác lập bằng lệnh Edit > Color Settings là không gian màu mặc nhiên cho các file ảnh không có hồ sơ màu khi nó được mở ra hay đặt vào trong Photoshop. Nếu ta tạo một tài liệu mới hay mở một tài liệu không có hồ sơ màu đính kèm thì Photoshop sẽ mặc nhiên coi không gian màu của tài liệu đó là không gian màu làm việc và nếu ta mở một tài liệu có nhúng hồ sơ màu thì Photo- shop sẽ lấy không gian màu được nhúng làm không gian màu làm việc. Có 4 không gian màu làm việc trong hộp thoại color setting của Photoshop phù hợp với các tài liệu được đưa vào Photoshop, mỗi không gian màu làm việc sẽ có những đặc điểm riêng của nó. Không gian màu làm việc rất quan trọng khi ta làm việc với các hình ảnh không có hồ sơ màu đính kèm, nếu hình ảnh của chúng ta luôn có hồ sơ màu thì ta có thể bỏ qua việc xác lập không gian màu làm việc.
ê w.KRÄQJJLDQPDÚXFXíDWDÚLOLHặX'RFXPHQWFRORUSURILOH - là một cách để nói về không gian màu được nhúng bên trong tài liệu. Nếu có 5 tài liệu được mở ra trong Photoshop và chúng có hồ sơ màu khác nhau thì Photoshop sẽ xử lý chúng theo cách giữ nguyên 5 hồ sơ màu riêng biệt làm không gian màu làm việc cho từng file.
ê .KRÄQJJLDQPDÚXFXíDWKLHÃWEƠ'HYLFHFRORUVSDFH - đại diện cho khoảng màu mà một thiết bị có thể phục chế được. Thiết bị có thể là một máy chụp KTS, một máy quét, màn hình hoặc máy in. Photoshop luôn sử dụng
không gian màu hiển thị của màn hình. Do vậy màn hình phải luôn được xác lập chính xác và sử dụng đúng không gian màu của nó để hình ảnh được hiển thị tốt nhất.
Trong lưu đồ xử lý ảnh tiêu biểu, hình ảnh luôn phải có một profile nguồn (định nghĩa khả năng phục chế của thiết bị số hóa ảnh) và được chuyển đổi về một tiêu chuẩn, không gian màu phù hợp cảm nhận thị giác tương đối (chẳng hạn như Adobe RGB hay sRGB) cho phép chỉnh sửa và lưu lại những thay đổi. Các bản sao của hình ảnh này sau đó được chuyển đổi về các không gian màu thích hợp để sử dụng sử dụng (Web, in, video, vv) Luôn có một câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta cần nhiều hơn một loại không gian màu RGB hoặc CMYK? Tại sao những ảnh được tạo ra từ máy chụp KTS hoặc máy quét chỉ dùng 1 không gian màu RGB, những ảnh dùng để in offset chỉ dùng 1 không gian màu CMYK? Rõ ràng là các thiết bị khác nhau phục chế các khoảng màu khác nhau và các khoảng màu này lại không đồng dạng hoặc không cùng độ lớn, vì vậy nếu chỉ sử dụng một không gian màu thì không đủ để thể hiện màu. Không gian màu RGB tương đối nhỏ, giống như sRGB, nó sẽ không đủ lớn để bảo toàn màu từ một không gian có chất lượng cao hơn như một máy chụp KTS chuyên nghiệp. Trong trường hợp đó ta có thể xem xét đến việc dùng một không gian màu lớn hơn để lưu trữ bản gốc.
Có nhiều ý kiến cho rằng nên sử dụng một không gian màu đủ lớn để chứa tất cả những không gian màu khác. Trên thực tế vẫn có những không gian màu lớn, có thể chứa được tất cả các khoảng màu. Vấn đề duy nhất với việc sử dụng không gian màu lớn, ví dụ như ProPhoto RGB, là khả năng xử lí của thiết bị và thói quen làm việc. Thông thường các kỹ thuật viên chế bản thường chỉnh xử lý hình ảnh trên chế độ ảnh 8 bit /kênh, việc thể hiện 1 kênh ảnh bằng 256 sắc độ (8 bít) không đủ để trải rộng trên các không gian màu có gamma màu lớn nên khi chỉnh sửa hình ảnh 8 bit/kênh trong ProPhoto RGB hình ảnh sẽ bị gãy khúc hoặc có các sọc giữa các bước chuyển. Việc chỉnh sửa màu trong không gian màu lớn chỉ thực sự có ý nghĩa nếu hình ảnh có 16 bit/ mỗi kênh hoặc nhiều hơn nữa.
Việc thiết lập không gian màu làm việc được tiến hành trong hộp thoại Color Settings (Edit > Color Settings). Cách đơn giản nhất để sử dụng các xác lập về không gian màu làm việc là lựa chọn những thiết lập có sẵn từ mục Settings. Những thiết lập có sẵn tại đây sẽ tạo ra những thay đổi ở các thông số trong hộp thoại bên dưới. Ta có thể lựa chọn một thiết lập phù hợp nhất với công việc của mình hoặc chọn một thiết lập gần với yêu cầu và điều chỉnh nó lại cho phù hợp.
2200 Matt Paper: Khoảng phục chế màu trên giấy couche trên máy in offset Adobe RGB: không gian màu Adobe RGB
sRGB: không gian màu sRGB ProPhoto RGB: không gian màu ProPhoto RGB
Vùng màu có thể thấy được (hình móng ngựa)
Hình 7.28:
Hộp thoại Color Settings và các giá trị cài đặt sẵn từ mục setting Hình 7.28:
Biểu đồ so sánh khoảng phục chế màu của các không gian màu
7.3.3.2 Lựa chọn không gian màu làm việc
Trong Photoshop có 4 loại không gian màu làm việc tương ứng với 4 không gian màu cho các loại hình ảnh: RGB (ảnh màu 3 kênh), CMYK (ảnh màu 4 kênh), Gray (ảnh trắng đen), Spot (ảnh màu pha).
ê Lựa chọn khụng gian màu làm việc RGB
Không gian màu làm việc RGB ở đây là không gian màu mặc định, chỉ tác động lên những hình ảnh RGB không được gán hồ sơ màu. Nếu hầu hết hình ảnh đều đã được gán hồ sơ màu cụ thể, ta không cần phải quan tâm đến việc chọn lựa hồ sơ màu tốt nhất cho ảnh nữa.
Trong trường hợp chế bản hoặc in chất lượng cao, không gian màu Adobe RGB là một không gian màu đủ lớn, nó không những dư khả năng chứa hồ sơ màu cho in trên giấy tờ rời có tráng phấn theo tiêu chuẩn của Mỹ (U.S.
Sheetfed Coated v2) mà còn có khả năng đáp ứng tốt cho công việc chỉnh sửa hình ảnh ở chế độ 8 bit /kênh. Nếu công việc chủ yếu là làm Web hay video, không gian màu sRGB là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu công việc đòi hỏi phải in với khoảng màu lớn hơn khoảng màu do không gian màu CMYK tạo ra, người kỹ thuật viên chế bản nên xử lý chuyển đổi màu sang chế độ 16 bit /kênh và chọn không gian màu ProPhoto RGB làm không gian màu làm việc.
Trong thực tế sản xuất, có nhiều người thích giữ những thứ đơn giản và hầu như sử dụng không gian màu Adobe RGB cho mọi trường hợp nhưng cũng có người sử dụng những không gian màu khác nhau tùy thuộc vào công việc. Người kỹ thuật viên không cần thiết phải sử dụng những không gian màu sẵn có trong mục Settings mà có thể sử dụng lệnh Assign Profile để chỉ định một hồ sơ khác với không gian màu hiện hành để gán cho một hình ảnh.
Không gian màu RGB được tích hợp trong Photoshop được thiết kế để đáp ứng yêu cầu chỉnh sửa hình ảnh.
Theo đó có 2 thuộc tính quan trọng không phụ thuộc vào phần lớn vào không gian màu của thiết bị tạo ảnh.