Các thuộc tính của màu sắc

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết màu sắc và ứng dụng (Trang 147 - 150)

Các thuộc tính căn bản dùng trong so màu bao gồm: tông màu, độ bão hoà và độ sáng.

4.1.1 Tông màu:

Tông màu của một màu chính là tên cơ bản của màu đó. Nó xác định một màu là đỏ, cam, Vàng, lục , lam, chàm, tím, hồng, xám…. hay các màu kết hợp như Vàng ngả xanh chẳng hạn.

Các từ kết hợp khác hồng phấn, xanh lơ… thường được sử dụng như các tên chỉ tông màu. Tông màu có thể có vô số các cấp bậc hoặc những biến thể trong một vòng tròn màu. Một vòng như vậy biểu diễn tất cả các tông màu.

4.1.2 Độ bão hoà màu

Độ bão hoà của một màu chính là độ thuần khiết của nó, một màu càng thuần khiết bao nhiêu thì nó càng rực rỡ bấy nhiêu. Ví dụ màu xanh xám có độ bão hoà thấp trong khi màu xanh ngọc bích lại có độ bão hoà màu cao hơn. Một màu sẽ trở nên thuần khiết hơn hay độ bão hoà cao hơn khi nó có ít màu xám. Trong thực tế, một màu có độ bão hoà cao có nghĩa là có ít thành phần của tông màu đối lập hơn hiện diện trong một màu nào đó. Để

Hình 4.2:

Sự khác biệt về tông màu

Yellow

Yellow-green Orange

Red

Red-magenta Green

(A) (B)

Magenta

Blue-

magenta

Blue Blue-green

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

Hình 4.1:

Các thành phần toâng cuûa màu được biểu dieãn trong một vòng tròn

minh hoạ cho khái niệm này, ta sẽ thử trộn màu Magenta với màu Xanh lục (tông màu đối), màu Xanh lục sẽ càng lúc càng trở nên ít bão hoà cho đến cuối cùng một màu xám trung tính được tạo ra và ngược lại.Thang màu xám có độ bão hoà bằng 0.

Độ bão hoà của Magenta sẽ giảm khi ta thêm màu Xanh lục vào; tương tự độ bão hoà của màu Xanh lục cũng giảm khi ta thêm màu Magenta vào. Khi màu có độ bão hoà thấp, chúng ta có thể gọi màu đó là bẩn hơn hoặc đục hơn và khi màu có độ bão hoà cao hơn ta gọi là sạch hơn hay sáng hơn. Trong khi không có giới hạn nào cho thấy một màu bị giảm độ bão hoà màu như thế nào (nó sẽ luôn luôn đạt đến màu xám trung tính), thì lại có các giới hạn thực tế trong các quá trình phục chế cho thấy một màu được bão hoà như thế nào. Những hạn chế này trong in ấn là do những giới hạn về độ bão hoà khi sự kết hợp giữa mực in và bề mặt vật liệu in

4.1.3 Độ sáng

Độ sáng của một màu mô tả nó sẽ sáng hay tối như thế nào (ví dụ màu Xanh lục sáng so với màu Xanh lục tối). Thuật ngữ độ sáng và độ tối đồng nghĩa. Trong thực tế, chúng ta có thể thay đổi độ sáng hay độ tối của một màu bằng cách trộn màu này với mực trắng hoặc mực đen. Trong quá trình in chồng màu

Độ bão hoà cao hơn Độ bão hoà thấp hơn Độ bão hoà cao hơn Hình 4.3:

Thang độ bão hoà của màu Magenta - Xanh luùc

Hình 4.4:

Sự khác biệt về độ bão hoà màu

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

Bước sóng (nm) Phổ năng lượng phát xạ

0 50 100 150

400 450 500 550 600 650 700

điều này có thể thực hiện được bằng cách in một màu ở những tỷ lệ khác nhau từ 0% đến 100% (trộn với màu trắng) và sau đó làm gia tăng tỉ lệ màu đen (trộn với màu đen) cho đến khi độ bão hoà bắt đầu thay đổi cùng với độ sáng.

Trong thực tế, cả độ sáng và độ tối đều có giới hạn. Trong quá trình in, độ sáng của một màu được giới hạn bởi các đặc tính của vật liệu nền. Khi in trên giấy trắng phấn ta có thể đạt được những màu sáng hơn trên giấy in báo hay trên giấy tái chế. Độ tối của một màu in được giới hạn bởi độ bóng của vật liệu nền mực in và lượng mực được in trên vật liệu nền. Các yếu tố sấy khô, sự truyền mực, sự biến dạng điểm tram và các yếu tố kinh tế sẽ làm hạn chế độ dày các lớp mực in.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết màu sắc và ứng dụng (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(363 trang)