Quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lí tài nguyên nước đh xây dựng (Trang 111 - 116)

CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

4.5 Quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước ở Việt Nam

Tài nguyên nước ở Việt Nam chỉ có hạn và hiện tại đang chịu một sức ép nghiêm trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép. Đây là hậu quả chung của các yếu tố gia tăng dân số, phát triển kinh tế và công tác quản lý chưa thoả đáng. Ngoài ra, mức chênh lệch về khả năng tiếp cận với nước giữa các tỉnh, thành đã trở nên rõ rệt hơn. Tỷ lệ hộ được tiếp cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn Việt Nam chỉ là 44%. Những con số này còn ít hơn nữa vào những lúc lũ lụt và hạn hán.

Ngoài ra, các đợt thiên tai, chẳng hạn như lũ lụt nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra trong năm 2003, hay hạn hán kéo dài làm thiếu nước tại Tây Nguyên, có thể xoá đi những thành quả phát triển mà quốc gia phải mất bao công sức mới đạt được trong nhiều thập kỷ, làm cho tình trạng nghèo đói trở nên

nghiêm trọng hơn. Việt Nam là nơi có tới 70% dân số có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thuỷ tai. Trung bình, mỗi năm có hơn một triệu người cần được cứu trợ khẩn

cấp do thiên tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, và chỉ một cơn bão hay một trận lụt có thể làm cho họ bị tái nghèo.

Việt Nam được xếp là quốc gia có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới, với bình quân đầu người khoảng 11 000 m3/năm. Tuy nhiên tình trạng bất cân bằng về nước đã và đang xảy ra tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, do sự phân bố không đều tài nguyên nước theo không gian và thời gian. Có đến 80%

lượng nước tập trung trong khoảng 3-5 tháng mùa mưa, trong khi nhu cầu dùng nước các tháng mùa khô rất lớn.

Đặc điểm tài nguyên nước đó cùng với những hạn chế nguồn lực trong việc xây dựng những công trình điều tiết dòng chảy đã phần nào vượt quá năng lực quản lý và điều tiết của hệ thống chính sách và thể chế hiện hành, vì vậy phần nào làm giảm đi hiệu quả của những cố gắng từ phía chính phủ. Sau đây sẽ trình bày một số thách thức lớn đối với công tác quản lý tài nguyên nước của Việt Nam được rút ra từ những phân tích dự báo và phản hồi từ các chuyên gia tư vấn.

4.5.2 Tăng cường quản lý bền vững tài nguyên nước ở Việt Nam

Để tăng cường khung thể chế và chính sách cho các hoạt động quản lý tài nguyên nước

Chính phủ đã đề ra những mục tiêu to lớn cho giai đoạn từ nay đến năm 2010 nhằm tăng nguồn cung cấp nước dùng cho thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và sinh hoạt và kiểm soát ô nhiễm. Muốn đạt được những mục tiêu này phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc triển khai áp dụng phương thức quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên nước, mà trong đó một mặt có chú trọng đến tính công bằng, hiệu quả và bền vững về mặt môi trường mặt khác cần tăng cường thể chế và sự tham gia của người dân.

(a) Hoạch định một khung chính sách phù hợp: Thách thức đối với Việt Nam hiện nay là xây dựng một chiến lược thực tế để phát triển và quản lý tài nguyên nước ở cấp quốc gia và tạo ra được một cơ chế rõ ràng nhằm điều phối sự phát triển ngành và các quyết định về quản lý giữa các bộ ngành và các cấp quản lý.

(b) Áp dụng cách tiếp cận lưu vực: Chính phủ đã thành lập các Ban quản lý và quy hoạch lưu vực sông cho 3 trên tổng số 8 vùng lưu vực sông chính, nhưng chưa có Ban nào trong số này thực sự triển khai hoạt động. Cần phải ưu tiên giải quyết ngay những vấn đề còn tồn tại và hướng dẫn cụ thể và cung cấp các nguồn nhân lực đầy đủ để thực sự triển khai hoạt động của 3 Ban này và qua đó các Ban này có thể bắt đầu thực thi các chức năng của mình tạo các mô hình hoạt động mẫu, từ đó có thể nhân rộng trong cả nước.

(c) Tăng cường hợp tác với các nước có chung sống: Do hai phần ba nguồn nước bắt nguồn từ các nước láng giềng, nên các hoạt động phát triển tài nguyên nước và sự suy thoái các vùng đầu nguồn ở các quốc gia thượng lưu cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên nước của Việt Nam. Cần phải củng cố hợp tác trong

khu vực với các nước Campuchia, Lào Thái lan và Trung Quốc nhằm quản lý và sử dụng tối ưu (bao gồm kiểm soát lũ) nguồn tài nguyên chung này. Việt Nam cần phải ưu tiên cho việc chủ động cam kết trong các hoạt động của Uỷ ban sông Mê Koong. Xây dựng các luật, nghị định thư và các thủ tục quy định về phân phối và sử dụng nguồn tài nguyên chung và tăng cường hơn nữa năng lực thể chế và pháp lý.

(d) Nâng cao hiệu lực của các cơ quan: Việc thành lập Bộ TNMT đã tạo cơ hội phân định rõ các chức năng dịch vụ về nước. Rõ ràng là cần phải xác định rõ hơn nữa các chức năng hoạt động của các Bộ TNMT, NN&PTNT và Thuỷ sản và vai trò tương ứng của các cơ quan này trong quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra , đào tạo cán bộ kỹ thuật làm việc cho Bộ TNMT sao cho họ có đủ khả năng đảm nhiệm các trách nhiệm được phân công cũng là nhu cầu cấp bách. Cần phải cải tiến các cơ chế điều phối hoạt động giữa các bộ/ngành liên quan đến quản lý tài nguyên nước thông qua Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước.

Cùng với việc tăng cường năng lực cho các cơ quan trung ương, cũng cần phải triển khai tăng cường năng lực cho các cơ quan cấp tỉnh, huyện. Những cải cách hành chính, tiến hành ở cấp trung ương cần phải được áp dụng cho cả cấp tỉnh, là cấp sẽ được ưu tiên triển khai áp dụng các phương pháp QLTHTNN. Việc thống nhất mức độ trao quuyền cho các cơ quan có thẩm quyền ở cấp tỉnh và huyện trong các hoạt động quản lý là một nhu cầu hết sức cấp bách và tiếp sau đó là tiến hành phân bổ lại về nhân sự và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ở các cơ quan này.

4.5.3 Chiến lược bền vững tài nguyên

Một chiến lược quan trọng với tên gọi Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững, các phương hướng phát triển của Việt Nam cần phải kết hợp với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Việt nam đã đề ra một số nhóm giải pháp như sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước bằng cách tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng trồng cây có hiệu quả kinh tế cao nhưng tiêu thụ ít nước; tập trung nâng cấp sửa chữa các hệ thống cấp nước nhằm giảm tổn thất.

Chính phủ yêu cầu bảo vệ và phát triển nguồn nước thông qua việc giữ vững và phát triển diện tích rừng đầu nguồn với mục tiêu tăng độ che phủ của rừng lên 47% vào năm 2010 và 55% vào năm 2020.

Việt nam cũng sẽ huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý nước;

tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ mọi nguồn vốn và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước, trong đó đặc biệt là hoàn thiện thể

chế, xây dựng chiến lược, quy hoạch về bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên nước.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra quyết định đúng đắn về mức tiếp cận nước sạch.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là hết sức to lớn. Việt Nam đặt ra mục tiêu cung cấp nước sạch cho 85% dân số vào năm 2010 và 100% vào năm 2020. Theo UNDP cần phải có ba yếu tố để giải quyết thách thức này là:

Thứ nhất, để đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn dân và vệ sinh môi trường cũng như thực hiện phương thức tiếp cận tổng hợp để giảm nhẹ thuỷ tai trong thời gian tới, cần tạo ra nhiều hơn nữa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Bộ Kế hoạch - Đầu tư ước tính: căn cứ vào mức tiêu thụ nước hiện nay và dự báo về dân số, ngành nước cần được đầu tư mức vốn khoảng 147 triệu USD mỗi năm để đạt được chỉ tiêu đề ra cho năm 2020.

Thứ hai, cần xác định ưu tiên về xây dựng năng lực ở những nơi có nhu cầu lớn nhất: trực tiếp giúp các cộng đồng địa phương, đặc biệt là phụ nữ, đề ra và thực hiện giải pháp riêng của họ.

Thứ ba, công tác quản lý nguồn tài nguyên nước khan hiếm liên quan tới nhiều ngành khác và đòi hỏi phải huy động nhiều đối tượng tham gia, để thực hiện phương thức quản lý tài nguyên nước tổng hợp. Cụ thể là các ngành y tế, nông nghiệp và công nghiệp khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, các cán bộ kế hoạch ở cấp Trung ương, phụ nữ và trẻ em.

Đối với chiến lược quốc gia về giảm nhẹ thiên tai (2001-2010) của Việt Nam, lần đầu tiên đặt vấn đề về thiên tai, đặc biệt là thuỷ tai, trong một bối cảnh phát triển rộng hơn, chiến lược cũng lưu ý tới mối liên quan giữa thiên tai và công cuộc xoá đói giảm nghèo, quản lý môi trường và phát triển công bằng, bền vững.

Câu hỏi và Bài tập chương 4

1. Hãy trình bày những vấn đề thử thách lớn đối với nước sạch hiện nay ở các nước đang phát triển?

2. Những chiến lược chủ yếu nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước được đưa ra hiện nay như thế nào?

3. Đề xuất một khung chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước mới?

4. Một khung chính sách tài nguyên nước có hiệu quả dựa vào các yếu tố cơ bản nào?

5. Hãy nêu các chính chách trong hệ thống tài nguyên nước tự nhiên?

6. Hãy nêu các chính chách trong hệ thống hoạt đông của con người?

7. Hãy nêu các chính chách trong hệ thống quản lý tài nguyên nước?

8. Hãy nêu các chính chách trong thể chế và tổ chức?

9. Trình bày sự gối nhau về chính sách tài nguyên nước?

10. Nêu các vấn đề tài nguyên nước ở Việt Nam?

11. Các chính sách nhằm tăng cường quản lý bền vững tài nguyên nước ở nước ta?

12. Chiến lược và các yếu tố giải quyết thách thức về vấn đề tài nguyên nước ở nước ta?

Tài liệu tham khảo chương 4

Falkenmark, M. (1999), Forward to the future: a conceptual framework for water dependence, Ambio, 28(4), pp. 356-361 in The Management of Water Resources 3, Chapter 1.

Hufschmidt, M.M. (1993), Water policies for sustainable development, in Biswas, A.K. et al., Water for sustainable development in the twenty first century, pp. 60- 69, in The Management of Water Resources 3, Chapter 3.

Ward, F.A. and Michelsen, A. (2002), The economic value of water in

agriculture: concepts and policy applications, Water Policy , Vol. 4,5, pp. 423- 446.

Gunatilake, H.M. and Gopalalakrishan (2002), Proposed Water Policy for Sri Lanka: The Policy versus the Policy Process, International Journal of Water Resources Development, Vol. 18,4, pp. 545-562.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lí tài nguyên nước đh xây dựng (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)