Khái niệm
Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance - QA) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) trong quan trắc môi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
1. QA/QC trong xác định mục tiêu
Đảm bảo chất lượng chỉ có thể thực hiện tốt khi các yêu cầu về
sản phẩm được xác định rõ ràng, cụ thể. Nhu cầu thông tin chung chung là không có ý nghĩa. Nhưng có những yếu tố làm phức tạp việc xác định các nhu cầu thông tin, đặc biệt là trong hợp tác quốc tế về quan trắc và đánh giá môi trường.
Ví dụ: thiếu các thuật ngữ, định nghĩa cần thiết; sự gò bó do chuyên ngành của các chuyên gia; những thoả thuận phải đạt được...
Kiểm soát chất lượng trong xác định mục tiêu quan trắc được thực hiện bằng các văn bản hiện thực hóa mục tiêu quan trắc và báo cáo khả thi.
2. QA/QC trong thiết kế chương trình quan trắc
1. Bảo đảm chất lượng
Xác định các thông số cần quan trắc, bao gồm: tên thông số, đơn vị đo, độ chính xác cần đạt được.
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu đề ra.
Trang thiết bị quan trắc môi trường: sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp
Hoá chất, mẫu chuẩn: phải có đầy đủ các hoá chất và mẫu chuẩn theo quy định của từng phương pháp phân tích.
Nhân sự: người thực hiện quan trắc và phân tích phải có trình độ chuyên môn phù hợp.
Xử lý số liệu và báo cáo kết quả:
2. Kiểm soát chất lượng
lập kế hoạch lấy mẫu đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của chương trình quan trắc và
phân tích môi trường.
3. QA/QC ngoài hiện trường
Bảo đảm chất lượng
Các nhân viên lấy mẫu đều đã được đào tạo và tập huấn.
Chuẩn bị công tác thực địa chu đáo: dụng cụ, thiết bị, hoá chất thuốc thử bảo quản mẫu phải đầy đủ và phù hợp.
Đảm bảo rằng các phương pháp lấy mẫu đều được phổ biến tới tất cả các nhân viên ở trong nhóm quan trắc.
Đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu và máy móc đo đạc hiện trường phải được bảo trì và hiệu chuẩn định kỳ, sổ sách bảo trì cần phải được lưu giữ.
Quy định thống nhất về nhận dạng mẫu được lấy bao gồm dán nhãn lên tất cả các mẫu được lấy, trên đó ghi chép chính xác ngày tháng, địa điểm, thời gian lấy mẫu và tên người lấy mẫu, số mã
hiệu của mẫu bằng mực không thấm nước.
Quy định về tiến hành bảo quản mẫu cho từng thông số chất lượng nước, trầm tích, phù du, vi sinh vật ... theo các chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Bảo đảm độ chính xác của các phép đo, phân tích ngoài hiện trường khi các điều kiện môi trường không được đảm bảo.
Quá trình chuẩn bị thuốc thử và bảo quản;
Phương pháp chuẩn bị mẫu QC
3. QA/QC ngoài hiện trường
Quản lý chất lượng
Mẫu trắng dụng cụ chứa mẫu: Mẫu trắng loại này nhằm kiểm soát sự nhiễm bẩn do quá trình rửa, bảo quản dụng cụ.
Mẫu trắng dụng cụ lấy mẫu: Mẫu loại này nhằm kiểm soát mức độ ô nhiễm trong quá trình bảo quản, sử dụng dụng cụ lấy mẫu.
Mẫu trắng thiết bị lọc mẫu
Mẫu trắng hiện trường:
Mẫu đúp (mẫu chia đôi): Mẫu này sử dụng để đánh giá các sai số ngẫu nhiên và hệ thống do có
sự thay đổi trong thời gian lấy và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
Mẫu lặp theo thời gian: Mẫu loại này để đánh giá sự biến động theo thời gian của các thông số
môi trường trong khu vực.
Mẫu lặp theo không gian: Mẫu loại này dùng để đánh giá sự biến động theo không gian của các thông số môi trường.
Mẫu chuẩn đối chứng hiện trường: là lượng nước tinh khiết có chứa chất phân tích (chất chuẩn) biết trước nồng độ được mang từ phòng thí nghiệm ra hiện trường
Mẫu lặp hiện trường: Mẫu QC loại này được sử dụng để kiểm soát độ chụm của việc lấy mẫu ngoài hiện trường.
Mẫu thêm
4. QA/QC trong vận chuyển
a. Bảo đảm chất lượng
Vận chuyển mẫu: việc vận chuyển mẫu phải bảo đảm ổn định về mặt số lượng và chất lượng. Thời gian vận chuyển và nhiệt độ của mẫu thực hiện theo TCVN đối với từng thông số quan trắc và cách bảo quản mẫu.
Giao và nhận mẫu: phải có biên bản bàn giao b. Kiểm soát chất lượng
Mẫu trắng vận chuyển: Mẫu trắng vận chuyển dùng để xác định sự nhiễm bẩn có thể xẩy ra khi xử lý, vận chuyển và bảo quản mẫu.
Mẫu chuẩn đối chứng vận chuyển Mẫu chuẩn đối chứng vận chuyển dùng để xác định cả sự nhiễm bẩn và sự mất mát chất phân tích có thể xảy ra khi xử lý mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu đồng thời cũng để xác định sai số phân tích.
6. QA/QC trong phòng thí nghiệm
a. Bảo đảm chất lượng
Phương pháp phân tích
Trang thiết bị
Điều kiện và môi trường phòng thí nghiệm: phải đáp ứng được các yêu cầu của chỉ tiêu phân tích đã được nêu trong phương pháp phân tích.
Quản lý mẫu phân tích
Bảo đảm chất lượng số liệu
Kiểm tra chất lượng số liệu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê;
Tham gia so sánh liên phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành thạo quy trình phân tích hàng năm theo yêu cầu của Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
Sử dụng đều đặn các mẫu chuẩn đã được chứng nhận;
Thực hiện lại các phép phân tích bằng các phương pháp giống hoặc khác nhau;
Phân tích lại các mẫu được lưu giữ;
Xem xét sự tương quan giữa kết quả phân tích với các đặc trưng cảm quan của mẫu.
6. QA/QC trong phòng thí nghiệm
b. Kiểm soát chất lượng
Mẫu trắng thiết bị (Blanks): sử dụng nước cất để làm mẫu
trắng nhằm đánh giá độ nhiễu của thiết bị và xác định giới hạn phát hiện của thiết bị.
Mẫu trắng phương pháp (Method Blanks): Mẫu trắng phương pháp đánh giá gới hạn phát hiện của phương pháp, đánh giá
mức độ tinh khiết của hoá chất sử dụng.
Mẫu lặp (Replcates/Duplicates):
Chuẩn thẩm tra (Control Standards)
Chuẩn so sánh (Refrence Standards)
Mẫu chuẩn đối chứng (CRMs):
Mẫu đồng hành (Surrogate Compounds): Mẫu đồng hành thường sử dụng khi phân tích các hợp chất hữu cơ như PAHs, thuốc trừ sâu.
7. QA/QC trong xử lý số liệu
Lưu trữ tất cả các tài liệu, hồ sơ gốc về hoạt động quan trắc đã lập
Các số liệu đo, thử tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm phải được kiểm tra, tính toán và xử lý. Trường hợp phát hiện ra sai sót trong các hoạt động QTMT thì phải báo cáo để có quyết định huỷ bỏ những số liệu đó.
Tuyệt đối trung thực với kết quả
Các kết quả phân tích trước khi ghi chép vào sổ phải được kiểm tra đối chiếu với các sổ sách gốc như: nhật ký thực địa, sổ ghi kết quả phân tích. Việc kiểm tra được thực hiện bởi ít nhất 1 người có trách nhiệm trong phòng thí nghiệm.
QA/QC trong lập báo cáo HTMT
Các trạm quan trắc, tổ chức, cá nhân thực hiện QTMT quốc gia phải lập Báo cáo kết quả QTMT sau mỗi đợt quan trắc và báo cáo tổng hợp kết quả QTMT hàng năm dựa trên kết quả quan trắc và phân tích của các đợt quan trắc trong năm.
Các Báo cáo kết quả QTMT từng đợt và hàng năm được phải bảo đảm tính trung thực, kịp thời, chính xác và khách quan.
Các Báo này phải được kiểm tra và được lãnh đạo của các đơn vị thực hiện QTMT ký, đóng dấu xác nhận trước khi giao nộp cho Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường.