KỸ THUẬT LẤY MẪU ĐẤT
4. Báo cáo hiện trạng môi trường
Mục tiêu của báo cáo hiện trạng môi trường
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc ra quyết định bảo vệ môi trường (là công cụ quản lý môi trường)
Nâng cao nhận thức và hiểu biết về trạng thái môi trường và xu hướng diễn biến môi trường (là công cụ truyền thông môi trường)
Cung cấp phương tiện để đánh giá sự tiến bộ của phát triển bền vững (là công cụ đánh giá hình thức quản lý)
Yêu cầu của báo cáo
Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường bao giờ cũng phải dựa trên các cơ sở thông tin chính xác và khoa học, giá trị của báo cáo được đánh giá thông qua sự chuyển đổi các dữ liệu và thông tin ban đầu thành dạng thông tin có ý nghĩa cho truyền thông môi trường hoặc quản lý môi
trường.
Thông tin trong báo cáo phải trung thực, khách quan được lấy từ các nguồn đáng tin cậy trong đó điều tra, quan trắc môi trường và công nghệ viễn thám là những nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy nhất.
Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường phải là sản phẩm của sự hợp tác chặt chẽ giữa các cộng đồng, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền các cấp.
Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường quốc gia phải bao gồm cả thông tin về các vấn đề môi trường toàn cầu, đối với các địa phương thì phải có tổng quan về chất lượng môi trường quốc gia nhằm xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc giải quyết các vấn đề địa phương, quốc gia trong bối cảnh chung của toàn quốc, toàn cầu.
Việc đánh giá phải dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững
Sự thành công của báo cáo phải nhắm vào công tác nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững
Các đánh giá về chất lượng môi trường mang tính tích lũy: cung cấp thông tin về tác động tổng thể của các hoạt động đến môi trường và tài nguyên ở mức địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, toàn cầu.
Một trong những nguyên tắc hướng dẫn quan trọng là báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu có nghĩa là mô tả mối quan hệ phức tạp về môi trường và kinh tế - xã hội bằng ngôn ngữ bình dân
Các bước xây dựng báo cáo
Bước 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường
Bước 2. Xác định vấn đề môi trường, xây dựng chỉ thị môi trường
Bước 3. Liên kết các nhóm chỉ thị xác định và đánh giá vấn đề môi trường
Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường đầy đủ (toàn diện) của quốc gia, địa phương, ngành, lĩnh vực thường được tiến hành 1 – 5 năm 1 lần
Báo cáo chuyên đề theo từng thành phần môi trường: chất lượng nước, môi trường biển, môi trường không khí…
Báo cáo theo vấn đề môi trường, ví dụ: báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 64 CP, báo cáo tình hình thực hiện trồng mới và phục hồi 5 triệu ha rừng
Khung báo cáo hiện trạng môi trường
Mở đầu
Tính cấp thiết của công tác đánh giá chất lượng môi trường
Mục tiêu của đánh giá
Yêu cầu của đánh giá
Phần I. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Nội dung bao gồm những nét chính về tình hình phát triển kinh tế xã hội của đối tượng cần đánh giá
Quá trình đánh giá dựa trên các chỉ thị áp lực) Phần II. Hiện trạng môi trường
Hiện trạng môi trường có thể phân chia theo vùng hoặc theo thành phần môi trường
Quá trình đánh giá dựa trên các chỉ thị hiện trạng Phần III. Sự cố môi trường và các thách thức
Xác định xu hướng biến đổi hiện trạng môi trường trong tương lai
Đánh giá dựa trên việc định lượng hóa các chỉ thị hiện trạng Phần IV. Tình hình quản lý môi trường
Quản lý nhà nước
Ứng dụng khoa học, công nghệ
Giáo dục và truyền thông môi trường
Đánh giá dựa trên các chỉ thị đáp ứng Kết luận
Nhận xét về hiện trạng môi trường và xu hướng biến động
Đưa ra các giải pháp cụ thể
Chúng ta có tập hợp 10 mẫu được lấy ngẫu nhiên tại một khu vực. Giá trị đo của Pb được trình bày trong bảng dưới đây.
a. Sử dụng các phương trình đã cung cấp ở trên tính toán mức sai số.
b. Nếu mức độ chính xác thu được ở bảng trên không thể chấp nhận và chỉ cho phép sai số tối đa là 2 ppm, bao nhiêu mẫu cần được lấy?
Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Hàm lượng Pb (ppm) 91 95 104 82 95 103 97 89 85 89
Dự báo số lượng mẫu
234
Dự báo số lượng mẫu
Số liệu thứ cấp cho thấy nồng độ Hg ở một khu vực dao động trong khoảng 2 – 20 àg/kg và độ lệch chuẩn s = 3,25 àg/kg.
a. Dự báo số lượng mẫu lấy trong chương trình khảo sát mới sao cho sai số tối đa cho phộp thấp hơn ± 1 àg/kg ở mức ý nghĩa
0,05 (độ tin cậy 95%)
b. Dự báo số lượng mẫu lấy trong chương trình khảo sát mới sao cho sai số tối đa cho phộp thấp hơn ± 2 àg/kg ở mức ý nghĩa
0,05 (độ tin cậy 95%)
c. Nhận xét kết quả thu được.
235
Phương án lấy mẫu
Chọn phương pháp lấy mẫu để xác định nồng độ trung bình của SO2 phát sinh từ việc đốt than của một nhà máy sản xuất gạch men, nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp trong các trường hợp sau:
a. Lựa chọn ngẫu nhiên 2 mẫu mỗi ngày trong liên tục 7 ngày.
b. Lấy 2 mẫu mỗi ngày trong liên tục 7 ngày theo hệ thống: 12 giờ một lần (9h sáng và tối)
c. Lấy 2 mẫu mối ngày trong liên tục 7 ngày theo phân lớp: 1 mẫu ngẫu nhiên ban ngày, một mẫu ngẫu nhiên ban đêm
d. Tương tự như c, nhưng 4 mẫu ngẫu nhiên cho ban ngày và 4 mẫu ngẫu nhiên ban đêm.
236
Lấy mẫu ngẫu nhiên
Một nhà máy có chất thải lỏng được chứa trong bể không có nắp. Trong trường hợp khi bể chứa này dung tích chứa đã hết người ta cần đến một bể chứa phụ.
Bể lớn có đường kính 50 ft và chiều cao 20 ft, thể tích chứa khoảng 295000 gal.
Bể được thiết kế có thể đứng trên nóc. Chất nhiễm bẩn được sản sinh theo thời gian, tuy nhiên nó được xác định là do các vật liệu bám trên thành bể.
Bể nhỏ có đường kính 10 ft, cao 10 ft thể tích chứa khoảng 6000 gal. Không thể đứng trên nóc bể. Dự báo thời gian để đầy bể nhỏ là 300 phút với tốc độ dòng là 20 gal/phút.
Nếu kinh phí chỉ cho phép lấy tổng số là 15 mẫu tại mỗi bể. Hãy thiết xác định kỹ thuật lấy mẫu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.
237
Giá trị thống kê cơ bản
Nghiên cứu kiểm tra hàm lượng Pb trên đất mặt chịu ảnh hưởng bởi chất thải khí từ công nghiệp luyện kim. Các thông tin thứ cấp cho thấy nồng độ Pb phụ thuộc hướng gió và loại đất (cao hơn ở cuối hướng gió và ở đất sét), do đó phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân lớp đã được chọn. Với tổng số 30 mẫu được lấy, số mẫu được lấy theo các phương khác nhau, theo tỉ lệ giựa trên phần trăm về diện tích đất và hướng gió; trọng số và kết quả như sau:
238
Phương Số mẫu
(nk)
Trung bình Độ lệch chuẩn (sk)
Trọng số theo phương (wk)
Theo hướng gió – đất sét (S1) 15 70.0 7.0 0.5
Theo hướng gió – đất cát (S2) 6 65.5 3.4 0.2
Phương thẳng đứng - đất sét (S3) 5 56.8 2.9 0.17
Phương thẳng đứng - đất cát (S4) 4 50.0 2.6 0.13
n= 30 Mean (x) =? s= ? ∑wk=1.0
Số liệu thô (đơn vị mg/kg):
S1=80; 75; 89; 65; 73; 77; 74; 83; 82; 85; 87; 77;90; 72 S2=66; 68; 65; 60; 70; 64
S3=60; 55; 59; 57; 53;
S4=53; 51; 49; 47
Tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn?
Xác định tương quan
Cho kết quả đánh giá mối quan hệ giữa nồng độ một chất có màu (x) với độ hấp thụ ánh sáng (abs) của mẫu nước mặt tự nhiên như sau:
a. Xác định hàm số tương quan giữa hai thông số trên?
b. Nhận xét kết quả thu được
x (mg/l) 0 5 10 15 20 25 30
y (Abs) 0,030 0,132 0,236 0,335 0,419 0,542 0,623
239