ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUAN ĐIỂM SINH ThÁI BỀN VƯNG BỀN VƯNG

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên đất phần 2 TS đô thị lan, TS đô anh tài (Trang 47 - 51)

Hiện tại trên thế giới cũng như trong nước chưa có những nghiên cứu có tính chiến lược về quản lý sử dụng đất đai lâu bền, trong đó có vấn đề quan trọng là quản lý đất nước và dinh dưỡng. Phần lớn các chương trình nghiên cứu triển khai đề cập tới nâng cao năng suất trên các ô thửa canh tác, chưa giải quyết được các vấn đề trên toàn lưu vực hoặc trên một vùng rộng lớn theo quan điểm sinh thái bền vững, đặc biệt đối với những vùng đất dốc, đất có vấn đề và dễ bị thoái hoá.

5.5.1. Khái niệm về quản lý sử dụng đất bền vững

Nhóm các nhà nghiên cứu về khung đánh giá quản lý đất bền vững (Narobi, 1991) đưa ra một khái niệm như sau:

Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách hoạt động nhằm kết hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời giải quyết các vấn đề:

- Duy trì hoặc nâng cao năng suất nông nghiệp (Productivity) - Giảm rủi ro cho sản xuất (Security)

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (Protection)

- Có hiệu quả lâu dài (Viability)

Được xã hội chấp nhận (Acceptability)

5.5.2. Những nguyên tắc đánh giá bền vững

1) Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định 2) Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể

3) Đánh giá cần tiến hành như một hoạt động liên ngành 4) Đánh giá về cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường

5) Dựa trên quy trình và dữ liệu khoa học, những tiêu chuẩn và chỉ số phản ánh nguyên nhân và dấu hiệu.

5.5.3. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vừng hiệu quả sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nói chung cần phải xem xét một cách cân đối và đồng bộ các tiêu chí trên các khía cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường đất để sử dụng lâu bền. Theo quan điểm về sử dụng đất bền vững, nhất là đối với đất đồi núi dốc, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và đề nghị sử dụng các tiêu chí sau đây để đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu Hiu qu kinh tê

1 Năng suất cao 2. Chất lượng tốt

3. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cao

4. Giảm rủi ro - Về sản xuất - Về thị trường

- Trên mức sống bình quân của vùng - Năng suất tăng dần

- Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phương và xuất khẩu

- Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng đất của địa phương

- Giá trị lợi ích/chi phí (B/C > 1,5) - Ít mất trắng đo thiên tai, sâu bệnh - Có thị trường ổn định > 7 năm - Dễ bảo quản và vận chuyển Hiu qu xã hi

1.Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Về lương thực, thực phẩm - Về tiền mặt

- Nhu cầu khác: gỗ, củi 2. Phù hợp năng lực nông hộ - Về đất đai

- Về nhân lực - Về vốn - Về kỹ thuật

3. Tăng cường khả năng người dân:

- Tham gia Hưởng quyền quyết định, công bằng xã hội

4. Cải thiện cân bằng giới trong cộng đồng

5 . Phù hợp với luật pháp hiện hành

6. Được cộng đồng chấp thuận

- Nông hộ có đủ lương thực do sản xuất hoặc tạo ra nguồn tiền để mua

- Bảo đảm được thực phẩm cân đối dinh dưỡng - Sản phẩm bán được, có thu nhập thường xuyên - Đủ chất đất hoặc nhu cầu thông thường khác - Phù hợp với quy mô đất được giao

- Phù hợp với lao động trong hộ hoặc thuê tại địa phương -Không phải vay lãi cao

- Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năng nông dân, nông hộ tự làm được nếu được tập huấn Tham gia mọi khâu kế hoạch

- Nông dân tự quyết việc sử dụng đất và được hưởng lợi ích (không áp đặt)

- Không làm phụ nữ nặng nhọc hơn - Không làm trẻ em mất cơ hội học hành - Phù hợp với luật đất đai và các luật khác - Phù hợp với văn hoá dân tộc

- Phù hợp với tập quán địa phương

Hiu qu v môi trường

1.Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá đất đến mức chấp nhận được

2. Tăng độ che phủ đất 3. Bảo vệ nguồn nước

4. Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên

- xói mòn dưới mức cho phép

- Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện - Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể

- Độ che phủ đạt >35% quanh năm - Duy trì tăng nguồn sinh thuỷ - Không gây ô nhiễm nguồn nước - Duy trì số loài thực vật cao nhất - Khai thác tối đa các loài bản địa - Bảo tồn, làm phong phú quỹ đen

* Nhóm tiêu chí v hiu qu kinh tê

- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học được tính bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.

- Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế

- Về chất lượng: Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường (tiêu thụ tại địa phương, trong nước hay xuất khẩu). Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất, chọn giống thích hợp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá v.v...

+ Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm (chính và phụ) có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.

+ Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất.

Tuy nhiên chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.

+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa (nếu không bán được xa hay xuất khẩu thì vẫn có khả năng tiêu thụ trong

vùng). Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hao, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền ép giá.

* Nhóm tiêu chun v hiu qu xã hi - tính chp nhn xã hi

+ Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của nông hộ về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên sản xuất hàng hoá.

Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ phù hợp với vốn liếng ít ỏi của hộ nông dân

+ Hệ thống sử dụng đất phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực địa phương, được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất, rừng đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.

+ Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời hạn phù hợp từ nguồn vốn tín dụng hoặc ngân hàng.

+ Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định về kế hoạch và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.

+ Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm đến việc bình đẳng giới và quyền trẻ em. Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của chúng. Rút gắn thời gian lao động và tăng thời gian học tập cho trẻ em

+ Tỷ lệ sử dụng lao động trong nông lâm nghiệp + Chỉ số cân bằng về giới

+ Tỷ lệ đói nghèo

+ Đảm bảo an ninh lương thực + Hệ số công bằng sử dụng đất

+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng lớn hơn. Chẳng hạn không bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng đất, cây có sức chống xói mòn yếu không bố trí ở vùng đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ.

* Nhóm tiêu chun v môi trường sinh thái

Hệ thống sử dụng đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Giữ đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn: Thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.

+ Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện

+ Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước.

+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%), che phủ liên tục trong năm.

+ Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tết hơn cây ngắn ngày v v )

+ Bảo tồn quỹ đen: Tận dụng được nhiều loài cây bản địa vốn đã được chọn lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương, bổ sung một số loài mới đảm bảo cân

bằng sinh thái.

+ Hệ số đa dạng sinh học

+ Tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích đất trống được trồng

Các tiêu chí thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy khi đánh giá sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng các trọng số khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế tài nguyên đất phần 2 TS đô thị lan, TS đô anh tài (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)