CẠNH TRANH ĐỘC QUYỂN

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 2 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 66 - 70)

Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đốĩ với giá cả của họ.

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh độc quyền là sự phân biệt sản phẩm. Khác với cạnh tranh hoàn hảo khi mà tất cả các hãng đều bán (sản xuất) một sản phấm đồng nhất thì trong cạnh tranh độc quyền các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của từng hãng thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, đóng gói và các dịch vụ khác.

Một đặc điểm khác nữa của thị trường cạnh tranh độc quyền là số lượng người sản xuất phải tương đốỉ lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ có được ảnh hưởng tương đốì đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng mình.

Một điểm quan trọng nữa là việc xâm nhập thị trường phải tương đối dễ dàng để không có các sự thông đồng như cô" định giá hoặc phân chia thị trường cho nhau.

2. Giá và sản lương trong cạnh tranh độc quyền

Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường cầu đối với tàng

hãng là đường nghiêng xuốhg dưối về bên phải. Nghĩa là nếu hãng nâng giá lên đôi chút hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút hãng sẽ thu được thêm một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đỐl thủ. Điều này hoàn toàn khác với cạnh tranh hoàn hảo khi đưòng cầu đôi với một hãng là đưòng nằm ngang.

Vậy giá và sản lượng được xác định, như thế nào?

Câu trả ỉòi theo qui tắc tổì đa hoá lợi nhuận. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất ỏ mức sản ỉượng tại đó chi phí cận biên bằng vối doanh thu cận biên.

Hình 6.11 : Trạng thái cân bằng ngắn hạn của hãng cạnh tranh độc quyền

Trên hình vẽ 6.11 ta thấy mức thấy lượng mang lại lợi lứiuận tối đa là Qo được xác định bằng đường giao điểm của đưòng chi phí cận biên và doanh thu cận biên. Mức giá được xác định là OPo và lợi nhuận đơn vỊ làP,C„.

Hình 6.12 Tcạng thái cân bắng dài hạn của hãng cạnh tranh độc quyền

Tuy nhiên trong thòi gian dài nhiều hãng mới xâm nhập vào thị trưòng làm cho giá bán thấp xuốhg và lợi nhuận sẽ tiến đến không. Điều này được minh họa bằng hình vẽ 6.12, Khi lứiiều hãng mới xuất hiện, thị phần của hãng bị co hẹp lại. Điều này được minh họa bằng sự dịch chuyển của đường cầu D về phía bên trái

đến D’. Hãng sẽ sản xuất tại mức Q’ và đặt giá bằng P’=ATC. Lợi nhuận kinh tê của hãng sẽ biến mất.

Hình vẽ này cũng minh họa tình trạng công suất dư thừa của hãng cạnh traiứi độc quyền. Đó là vì hãng sản xuất tại mức Q’ thấp hơn mức Q* ứng vối mức sản lượng có ATC thấp nhất.

3. So sánh cạnh tranh độc quyền với cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền

- Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuâ't ít hơn và đặt giá cao hơn trong cạnh tranh hoàn hảo. Bởi vì đường cầu đỐì vói hãng cạnh tranh độc quyền là nghiêng xuống dưới do đó doanh thu cận biên phải nhỏ hơn giá bán. Do tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, chi phí cận biên sẽ nhỏ hơn giá bán nên sản lượng này sẽ nhỏ hơn trong cạnh tranh hoàn hảo khi chi phí cận biên bằng giá bán.

- So với nhà độc quyền hãng cạnh tranh độc quyền sẽ thu khoản lợi nhuận nhỏ hơn, sản lượng sản phẩm cao hơn và mức giá thấp hơn.

- Các hãng cạnh tranh độc quyền đưa ra thị trường nhiều loại kiểu cách, nhãn hiệu và sô" lượng hơn so với các hãng cạnh tranh hoàn hảo. Hơn nữa họ lại sử dụng nhiều hơn cho quảng cáo và chi phí bán hàng khác.

- Hãng cạnh tranh độc quyền có thể hoạt động không hiệu quả lắm vì nó hoạt động vói năng lực sản xuất thừa.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 2 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)