Cầu lao động của cá nhân hăng

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 2 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 80 - 86)

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Cầu lao động của cá nhân hăng

Cầu lao động của cá nhân hãng là số công nhân mà hãng có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức đơn giá tiền lưđng khác nhau trong một khoảng thời gian xác định, các yếu tô"khác không đổi.

Nếu đơn giá tiền lướng cao thì hãng có khả năng và sẵn sàng thuê ít công nhân, nếu đơn giá tiền lương

thấp thì hãng có khả năng và sẵn sàng thuê nhiều công nhân hơn. Trên hình 7.1 ỏ đơn giá tiền lương hãng có khả năng và sẵn sàng thuê sô" lượng Li, ỏ mức đơn giá tiền lương IV2 hãng có khả năng và sẵn sàng thuê sô" lượng L2. Nbư vậy, cầu lao động phụ thuộc vào mức tiền lương và tuân theo luật cầu trong thị trường hàng hoá dịch vụ. Đưòng cầu lao động vì vậy cũng có xu hưóng dốc xuông.

Mức lương

Lượng lao động Hình 7.1 Đường cầu lao động

Tuy nhiên, cầu lao động khác cầu của người tiêu dùng về hàng hoá hoặc dịch vụ ỏ chỗ cầu lao động là cầu thứ phát, tức là nó phụ thuộc vào, và được rút ra từ mức sản lượng của hãng và chi phí của các đầu vào. Ví dụ chỉ khi có cầu về quần áo và công ty may muôn cung

quần áo thì họ mới có cầu về công nhân may. Rõ ràng cầu về công nhân may phụ thuộc vào sô" lượng quần áo mà công ty may dự tính sẽ bán được và đơn giá tiền

!.ưđng trả cho công nhân may.

Để đưa ra quyết định thuê bao nhiêu lao động người chủ phải xem xét mỗi lao động mang lại bao nhiêu lợi nhuận và chi phí bỏ ra để thuê họ là bao nhiêu. Chi phí thuê lao động chính là ưiức tiển lương, phần lợi nhuận lao động mang lại cho ngưòi chủ sẽ được xác định dựa vào giá trị bằng tiền của phần đóng góp cho tổng sản phẩm. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:

Một công ty khai thác than đang xem xét sẽ thuê bao nhiêu lao động để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Giả sử tất cả những ngưòi thợ đều giông nhau cả về kỹ năng và khả năng làm việc. Sô" lượng than

!íhai thác hàng ngày được tính bằng kg. Giá của 1 kg than là 2 $. Công ty này có thể thuê 1 lao động, nhưng cũng có thể thuê 2 lao động, 3 lao động, v.v... bằng cách xét sô" lượng kg than khai thác được sẽ thay đổi như thế nào khi thuê thêm các l ao động.

Trước hết hãy nhìn vào cột 2 ở bảng 7.1 của bảng 7.1. Nếu không thuê lao động nào, không có kg than nào đưỢc khai thác. Thuê lao động thứ nhất, số’ lượng than được khai thác là 16 kg. Lao động tăng lên là 2 thì

sô lượng than là 34. Vậy cột hai là tông sô lượng kg than được khai thác khi thuê thêm lao động.

B ảng 7.1 Ẩnh hưởng của việc thuê thêm lao động đến sản lượng và doanh thu

Sổ lao động (người/ngày)

(1)

Số kg than (kg/ ngày)

(2)

Sản phẩm hiện vật cận

bỉên (MPP)

(3)

Giá của than

($/ kg)

(4)

Tổng doanh

thu

($)

(5)

Sản phẩm doanh thu cận

biên

(MRP)

(6) 0

1 2

3 4 5

6

7 8

9

10 11

12

0 16

34 54

72

88 102

114 124 132 138 142 144

0

16 18

20

18 16 14

12 10 8 6 4

2

2 2 2 2 2

2 2 2 2 2 2

2

32

68

108 144 176 204 228 248 264 276 284 288

32 36 40 36 32 28 24 20 16

12 8

4

Kết quả ở cột 3 chính là sản phẩm hiện vật cận biên - đó là sự thay đổi trong tổng sản lượng đầu ra khi

thuê thêm một lao động. Công thức để tính MPP của lao động là:

Thay đổi của sản lư ợng

MPP^ =

Thay đối của lượng lao động

Theo ví dụ trên, khi sử dụng thêm lao động thứ nhất sô" lượng kg than được khai thác là 16. Vậy MPP của ngưòi thợ khai thác than thứ nhất là 16 kg. Tương tự, MPP của ngưòi thợ thứ 2 là 18 kg. Đốĩ với người thợ thứ nhất sẽ không đưỢc trả công lón hơn 16 kg, ngưòi thứ hai không được trả lớn hơn Ĩ8 kg vì nếu tiền lương lón hơn, ngưòi chủ sẽ bị thiệt.

Theo số liệu ỏ bảng 7.1 thì MPP có xu hướng ngày càng giảm dần tức là số lượng sản phẩm tăng thêm càng ngày càng giảm xuốhg khi số lượng lao động đưỢc thuê tăng thêm với sô" lượng đầu vào khác cố định.

MPP được lấy làm cơ sở cho việc trả lương và được xem là giới hạn trên cho việc trả iương bằng hiện vật.

Nhưng người thợ cần tiền chứ không phải than.

Giả sử công ty bán than trên thị trưòng cạnh tranh hoàn hảo. Nếu giá than là 2$/ kg, thì ngưòi thợ thứ hai làm tăng thêm 18 kg cho sản lượng, nhưng 36$ thêm vào tổng doanh thu. MPPl thể được chuyển đổi thành sản phẩm doanh thu cận biên của lao động MRPl.

MRPl = MPP¿. p

MRP^ còn đưỢc hiểu là phần tăng thêm của tổng doanh thu khi thuê thêm một lao động và được cho bằng công thức:

Thay đổi của tổng doanh thu

MRP¡^=--- Thay đôi của lượng lao động

MRPi chính là giới hạn trên cho sự trả lương bằng tiền. Nhưng M RPi lại bắt đầu giảm từ ngưòi thợ thứ 3.

Xu hưóng M RP giảm dần kìm hãm sự háo hức thuê thêm lao động. Vậy ngưòi chủ sỗ thuê bao nhiêu lao động? Giả sử vói sô" liệu ở bảng 7.1, hãng sẽ thuê bao nhiêu lao động với mức lương thị trưòng là 2 0 $. Nếu thuê người thợ thứ nhất thì anh ta tạo ra 32$ và chỉ phải trả 2 0 $, cho nên phần lợi nhuận có thêm từ ngưòi thợ này là 1 2 $. Ngưòi thứ hai tạo ra 16$. Nhưng còn những ngưòi khác thì sao. Đôi với mỗi người thợ, chủ hãng đã so sánh M RPi do anh ta tạo ra với tiền lương w. Nếu MRP> w thì vẫn thuê người thợ đó. Nếu M RPi < w thì không thuê. Ngưòi chủ sẽ tiếp tục thuê cho đến khi M RPi = w. Theo ví dụ trên, ngưòi chủ sẽ thuê đến lao động thứ 8 thì dừng. Lúc này ngưòi chủ sẽ đạt lợi nhuận cực đại trong việc thuê lao động.

Nhưng khi mức tiền lương giảm xuốhg 16$ thì người chủ sẽ thuê 9 lao động. Còn mức tiền lương táng lên đến 24$ thì chỉ có 7 lao động được thuê. Vậy với mỗi mức tiền lương, người chủ sẽ xác định được lượng lao động được thuê dựa vào sản phẩm doanh thu cận biên.

Hay đưòng MRPl chính là đưòng cầu về lao động.

lao động

Hình 7.2. Đường cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 2 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)