Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô xe máy của tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH Ô TÔ XE MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.3. Kinh tế xã hội

Hiện trạng và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư hiện nay, vì vậy từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997) đến nay, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm, dành nguồn vốn đáng kể cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất, như: hạ tầng kết nối bên ngoài các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn, các trục đường giao thông chính, đường vành đai. Chính vì thế mà hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh có bước phát triển rất đáng kể.

Hệ thống giao thông phát triển đồng bộ: đường bộ, đường sắt, đường sông; mạng lưới giao thông phân bổ rộng, các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn được nâng cấp mở rộng mặt cắt, được thảm nhựa hoặc bê tông (quốc lộ 2A), đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai được khởi công xây dựng.

Tuyến đường tỉnh lộ và đường đô thị Phúc Yên, Vĩnh Yên được nâng cấp thảm nhựa hoặc bê tông hoá.

Hệ thống giao thông liên tỉnh, đường quốc gia, đường kết nối các trục giao thông mới được quan tâm đầu tư, góp phần tăng năng lực vận tải, lưu thông hàng hoá (quốc lộ 2, kết nối với quốc lộ 5; quốc lộ 18 kết nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai). Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua tỉnh có chiều dài 35km và 5 nhà ga, tuyến đường sắt này kết nối với các tuyến đường sắt quốc gia và giao lưu với nước bạn Trung Quốc, thông với cảng Hải Phòng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, tăng cường thương mại quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (qua Vĩnh Phúc 30km) và sông Lô (34km) và một số sông nhà khác, góp phần làm phong phú thêm hệ thống giao thông của tỉnh và cung cấp một số lượng lớn cát, sỏi, phục vụ cho xây dựng, công nghiệp.

Về mạng lưới điện: Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện về lưới điện quốc gia, với hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư khá đồng bộ. Trong những năm qua tỉnh cùng với tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tìm kiếm nhiều nguồn vốn để phát triển hệ thống mạng trên địa bàn, nhiều đường dây mới được xây dựng (đường 220 kv với các đường 110 KV được vận hành tốt), xây thêm 4 trạm biến áp 110 KV, một số trạm phục vụ trực tiếp cho một số khu công nghiệp lớn là trạm 110 KV khu công nghiệp Bá Thiện.

Về hệ thống cấp nước cũng được đầu tư, nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn trong đó có cả vốn vay ODA, công suất tăng nhanh, nhiều hệ thống mạng đã đảm bảo đủ nước cho phát triển các khu công nghiệp như: Khai Quang, Bá Thiện, Bình Xuyên. Hiện nay hệ thống cấp, thoát nước đang tiếp tục được đầu tư bằng vốn vay ODA của Nhật Bản. Các khu công nghiệp đang hoạt động đã đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải cho khu công nghiệp Khai Quang, Bình Xuyên, Kim Hoa, Bá Thiện... Các công trình xử lý rác thải y tế, xử lý rác công nghiệp cũng được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Mạng lưới hạ tầng viễn thông đã được đầu tư đến 100% số xã phường, thị trấn trong tỉnh. Hệ thống thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế, truyền dẫn thông tin kỹ thuật số, điện thoại di động được phủ khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn Các dịch vụ tài chính ngân hàng bảo hiểm phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nguồn vốn tăng khá nhiều giai đoạn 1999 - 2007 (tăng 35%). Riêng nguồn vốn huy động tăng 23,5%. Bên cạnh các ngân hàng truyền thống như Ngân hàng Công thương (Viet tin Bank) Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, thì một loại các chi nhánh ngân hàng mới được mở như ngân hàng TechcomBank, VIB Bank, Exim Bank, Ngân hàng Đông á, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển... Hệ thống này phát triển nhanh, rộng khắp, đồng thời hệ thống các chi nhánh các công ty bảo hiểm đã có mặt trên khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh như: Bảo Việt. Chi nhánh Hải quan Vĩnh Phúc được thành lập khá sớm ngay từ khi tách tỉnh, trụ sở được bố trí sát các doanh nghiệp có doanh số hoạt động xuất khẩu lớn, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

- Về nguồn nhân lực: Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp một cách nhanh chóng cũng kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động và nguồn lao động. Nguồn lao động của tỉnh năm 2010 là 737.000, năm 2007 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36,4%

lực lượng lao động dự kiến, năm 2010 đạt 51,2%. Mỗi năm tỉnh có trên một vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên chất lượng đào tạo cần được quan tâm hơn nữa.

Hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn được quan tâm đầu tư:

Đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, đến nay trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo gồm: 3 trường đại học, trường cao đẳng, 13 cơ sở có đào tạo nghề hệ trung cấp chuyên nghiệp, 55 cơ sở đào tạo nghề thuộc các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh và các huyện. Hệ thống đào tạo nghề những năm qua phát triển nhanh, đáp ứng một phần nào sự phát triển, nhất là sự phát triển công nghiệp - dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Mạng lưới khám chữa bệnh: Trong tỉnh có 11 Bệnh viện với 2000 giường bệnh, 3 bệnh viện của các Bộ, ngành trung ương và 429 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Hệ thống trang thiết bị hiện đại được bổ sung, trình độ cán bộ, y bác sỹ được nâng cao, có khả năng tiếp cận được với những trang thiết bị hiện đại, dịch vụ cao cấp. Gần đây tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 1 dự án xây dựng bệnh viện cho một nhà đầu tư nước ngoài (Singapore) có vốn đầu tư khoảng 125 triệu USD, dự kiến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động, đây là cơ sở tốt thoả mãn những nhu cầu cao của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Về quy hoạch các khu công nghiệp: Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp định hướng đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 20 khu công nghiệp, có tổng diện tích 6.038 ha, được phân bổ khá hợp lý khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, nhưng tập trung ở một số huyện, thị có tỷ lệ đất gò đồi nhiều như: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình xuyên, Sông Lô, các huyện đồng bằng, thị xã, thành phố thường chỉ có 1 khu công nghiệp. Đến nay đã có 7 khu công nghiệp được thành lập là: Kim Hoa, Phúc Hà (Thị xã Phúc Yên), Bình Xuyên, Sơn Lôi, Bá Thiện I, Bá Thiện II (huyện Bình Xuyên), Khai Quang (Thành Phố Vĩnh Yên). Đã có 4 Khu công nghiệp đã thu hút được 120 doanh nghiệp thực hiện đầu tư, trong đó có 82 doanh nghiệp FDI với số vốn đầu tư 2,0 tỷ USD chiếm 87% tổng vốn đầu tư và 34 doanh nghiệp trong nước với số vốn đầu tư trên một nghìn tỷ đồng (chiếm 12,4% (số vốn đầu tư trên địa bàn).

Năm 2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 28/01/2011, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trong đó có quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, dự kiến đến năm 2020 quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề là 920 ha, phân bổ đều ở các huyện thị cụ thể như sau:

+ Thành Phố Vĩnh Yên: 3 cụm công nghiệp, quy mô 90 ha;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn + Thị xã Phúc Yên: 2 cụm công nghiệp quy mô 100ha;

+ Huyện Bình Xuyên: 5 cụm công nghiệp quy mô 61 ha;

+ Huyện Tam Dương: 5 cụm công nghiệp quy mô 125 ha;

+ Huyện Lập Thạch: 3 cụm công nghiệp quy mô 21 ha;

+ Huyện Sông Lô : 1 cụm công nghiệp quy mô 02 ha;

+ Huyện Vĩnh Tường: 11 công nghiệp quy mô 312 ha;

+ Huyện Yên Lạc: 11 cụm công nghiệp quy mô 162 ha;

+ Huyện Tam Đảo: 1 công nghiệp quy mô 7 ha.

Việc thông qua quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp , tạo cơ sở quan trọng cho hoạt động thu các dự án đầu tư nước ngoài, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh thời kỳ 2011- 2020, đồng thời tạo mặt bằng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo mối liên kết, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển các doanh nghiệp phụ trợ trong nước.

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và đối với các tỉnh, thành phố nói riêng. Các yếu tố của điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên đất đai, khoáng sản, khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi cùng với các yêu tố của đặc điểm kinh tế - xã hội chủ yếu như: cơ sở hạ tầng (đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường sắt), hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, nguồn nhân lực, hệ thống giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, là những yếu tố tác động lớn đến môi trường đầu tư, môi trường phát triển của các địa phương và lãnh thổ và ngay cả đối với quốc gia. Các yếu tố nêu trên là nguồn lực của sự phát triển, các yếu tố này chỉ phát huy và đem lại hiệu quả cao khi con người biết phát huy, khai thác những lợi thế của từng yếu tố đó để phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô xe máy của tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)