Phân chia tần số trong công nghệ ADSL

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng máy tính phần 2 phạm thế quế (Trang 83 - 86)

CÁC CÔNG NGHỆ MẠNG KHÁC

6.4.3 Phân chia tần số trong công nghệ ADSL

Phổ tần cáp đồng từ 0 đến 1,1 MHz được chia thành các khoảng tần số để sử dụng cho các dịch vụ như sau:

- Từ 0kHz đến 4kHz; Sừ dụng cho thoại và các dịch vụ dữ liệu băng tần thấp.

- Từ 0kHz đến 80kHz: Sừ dụng cho các dịch vụ ISDN.

- Từ 80kHz đến 94kHz: Đảm bảo sự an toàn của thoại và đường lên cùa ADSL.

- Từ 94kHz đến 106kHz: Khoảng tần số dùng cho đường lên của ADSL.

- Từ 106kHz đến 120kHz: An toàn phổ tần đường lên và đường xuống của ADSL.

304 Giáo trình Mạng mày tinh

- Từ 120kHz đến 1,1 MHz: Khoảng tần sổ dùng cho đường xuổng của ADSL.

Việc phân tách phổ tần giữa thoại và ADSL cũng như giữa đường xuống (Download) và đường lên (Upload) của ADSL được thực hiện nhờ bộ lọc Splitter, bộ lọc này ngăn cản cả dòng DC không cho vào modem ADSL.

Hình 6.6: Phân chia tần số ADSL phân chia phổ tần theo hai cách:

- Phân chia phổ tần theo FDM (Prequency Division Multiplexing):

Hai phổ tần dùng cho đường lên và đưcmg xuống được tách riêng biệt.

APOST

>(0

Ị1

i

Đưòng lên

Đưỡng xuống

0 4 25 13 8 16 0 110 4 F (kHz)

Hình 6.7: Phổ tần FDM ADSL

Dải tần 0 đến 4kHz sử dụng cho tín hiệu thoại, 25 đến 38kHz sử dụng cho truyền dữ liệu hướng lên, từ 160kHz đến 1104kHz sừ dụng truyền dữ liệu hướng xuống.

- Phân chia theo dạng triệt tiếng vọng: phổ đường xuống bao trùm phổ đường lên. Để tách riêng phổ dùng phương pháp triệt tiếng vọng.

Chương 6: Các công nghệ mạng khàc 305

ị?ư>

ơ)

,0

Q .

ô■

<ro-

Đường lên Đưòng xuống

0 4 25 13 8 1.10 4 (kHz)

Hình 6.8: Phổ tần EC ADSL 6.4.4 Các phương pháp mã hóa đường truyền

Nguyên lý cơ bản của công nghệ DSL là tăng tốc độ dừ liệu bằng cách mở rộng băng tần truyền dẫn. Tuy nhiên, do hoạt động ở các tần số lớn trong môi trường ban đầu được thiếl kế dành cho thoại, nên hệ thống DSL đã gặp phải nhũng vấn đề suy hao tín hiệu trên đường truyền, xuyên âm và nhiễu tần sổ vô tuyến. Để giải quyết những vấn đề trên, hệ thống DSL sừ dụng và kết hợp các biện pháp kỹ thuật khác nhau nhằm giảm tối thiểu ảnh hường đến chất lượng hệ thống.

a. Các phương pháp mã hóa

Có hai kỹ thuật mã hoá đường truyền thường được sử dụng là các phương pháp điều chế CAP và DMT sử dụng cho vùng tần số cao nằm trên dải băng tần thoại. CAP và DMT rất khác nhau về phưcmg pháp thực hiện, vì vậy bộ thu phát DMT không thể tưcmg thích với bộ thu phát CAP.

Phương pháp mã hóa đường dây CAP và DMT (Discrete Multi Tone) sử dụng kỹ thuật điều chế biên độ cầu phương QAM (Quarature Amplitude Modulation) là kỹ thuật điều chế kết hợp cả điều chế pha và điều chế biên độ. Một ký hiệu được biểu diễn bằng một điểm của chòm sao. Có các kiểu mã hóa QAM: 4-QAM, 16-QAM, 64-QAM... số 4, 16,

64... là số trạng thái mã hóa. số trạng thái càng nhiều trên mỗi ký hiệu QAM thì tín hiệu càng yếu đi, dẫn đến tỷ sổ tín hiệu trên tạp âm phải cao để Modem thu có thể phân biệt được tín hiệu từ tạp âm. Khi chòm sao ỌAM lớn thì phải tăng công suất hay giảm nhiều.

ADSL sử dụng mã đường truyền DMT vì nó được định nghĩa trong ANSI T1.413 và G.992. Tuy nhiên, CAP vẫn được một số hãng phát

triển áp dụng cho ADSL. Việt Nam khuyển nghị sử dụng phương pháp điều chế DMT.

Phương pháp điều chế biên độ và pha triệt sóng mang CAP dựa trên kỹ thuật điều chế biên độ cầu phương QAM.

b. So sánh DMT và CAP

- ư u điểm của CAP là không có kênh con nên thực thi đơn giàn hơn DMT. CAP thích ứng được việc tốc độ khi thay đổi kích cỡ chòm sao mã hoá (4-CAP, 64-CAP, 512-CAP,...) hoặc khi tăng hoặc giảm phổ tần sử dụng. Nhược điểm của phưcmg pháp này là không có sóng mang nên năng lượng suy giảm nhanh trên đường truyền và tín hiệu thu chi biết biên độ mà không biết đến pha, do đó đầu thu phải có bộ thực hiện chức năng quay nhằm xác định chính xác điểm tín hiệu.

- Phương pháp đa âm tần rời rạc DMT hỗ trợ kiến trúc ghép kênh phân chia theo tần sổ lẫn triệt tiếng vọng. Sử dụng các phổ tần chồng lấn để có được tốc độ dữ liệu cao hơn nhưng phức tạp và chi phí cùng cao hơn vì cần có bộ sai động để triệt tiếng vọng. Kỹ thuật DMT đã lợi dụng kỹ thuật xử lý tín hiệu số, căn cứ vào đặc tính mạch điện tự thích ứng điều chỉnh những tham sổ này, làm cho lỗi bit và xuyên âm nhò nhất và dung lượng thông tin ở bất cứ mạch nào cũng lớn nhất. Nguyên lý cơ bàn của DMT là chia độ rộng băng tần có thể sử dụng (1.104kHz) thành các kênh con (Subcarrier) và căn cứ vào các đặc tính của kênh t, phân phổi dữ liệu đầu vào cho mỗi kênh con. Nấu một kênh con không thể chịu tải sổ liệu sẽ đóng lại. Mồi kênh con có thể truyền sổ liệu Ibil đến 15bii thông tin trong một đom vị mã.

Như vậy, so với CAP, DMT đã có ưu điểm hom về khả năng chống nhiễu tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình mạng máy tính phần 2 phạm thế quế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)