CÁC CÔNG NGHỆ MẠNG KHÁC
6. Trình bày các vấn đề cơ bản công nghệ DSL trên mạng cáp đồng
7.1 QUẢN LÝ MẠNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG
Mạng máy tính phát triển nhanh, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa dạng và phong phú cho người sử dụng. Việc quản lý mạng được nâng lên vị Irí quan trọng, nhàm đảm bảo sự hoạt động cùa mạng an toàn và thông suốt. Quàn lý mạng là thực hiện sự giám sát, điều khiển, bảo dưỡng và quản lý... đàm bào cho người sử dụng các dịch vụ mạng được an toàn, độ tin cậy cao, hệ Ihống lìoạl động ồn định, bảo đảm vận hành, khai thác bình thường có hiệu suất cao. Người quản trị mạng cần phải nắm đầy đủ các thông tin về cấu hình, kiến trúc, số liệu thống kê về các hoạt động của mạng. Nhất là những số liệu theo dõi các sự cố đã xảy ra.
Hệ thống quản lý mạng bao gồm một hệ quản lý (Manager), một hệ thống bị quản lý (Managed System), một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về quản lý và các giao thức quản lý mạng. Hệ quản lý mạng cung cấp giao diện giữa người quản trị mạng với các thiết bị mạng. Có thể thực hiện việc giám sát, đo lường về lưu lượng mạng trên một phần của mạng, hoặc ghi chép tốc độ truyền, thống kê tinh trạng hoạt động của mạng...
Các thao tác quản lý mạng như thiết lập các tham số cẩu hình các thiết bị, theo dõi. giám sát các hoạt động các thiết bị ờ xa...
Cơ SỞ dữ liệu quản lý chứa các thông tin quản lý mạng được gọi là cơ sở thông tin quàn lý MIB (Management Iníormation Base). cấu trúc logic của MIB được tổ chức theo cẩu trúc cây, bao gồm thông tin về các đối tượng quản lý trong mạng.
Các giao thức quản lý cung cấp các phương thức liên lạc quản lý giữa người quản lý, đối tượng quàn lý và các tiến trình quản lý. Các giao thức quản lý chính là các tiến ữình truyền thông xác định cấu trúc các thủ tục, các đơn vị dữ ỉiệu quàn lý như Command, Response và Notification.
Hệ thống quản lý mạng giúp cho các thiết bị và các ứng dụng mạng trong công tác quy hoạch, giám sát, điều khiển và quàn lý mạng. Đồng thời thực hiện việc theo dõi, ghi chép, tồng hợp, phân tích và đánh giả tình trạng các hiện tượng bất thưòmg của mạng, giúp cho người quản trị mạng có thể kịp thời xử lý.
Quản lý mạng có những chức năng chủ yếu sau.
7.1.2 Quản lý cẩu hình
Quản lý cấu hình (Confíguration Management) là phản ánh trên mạng cần có hoặc thực tế có bao nhiêu thiết bị, chức năng và quan hệ kết nối cùa từng thiết bị, các tham số công tác... Quản lý cấu hình của mạng cũng phản ánh quy mô, trạng thái vận hành của mạng. Quản lý cấu hình thu thập thông tin về hệ ứiống, cảnh báo các thay đổi của hệ thống và thay đổi về cấu hình hệ ứìống.
7.1.3 Quản lý sự cố
Quản lý sự cố (Fault Management) là phát hiện sự cố, cô lập và xừ lý, khắc phục sự cố. Thực hiện việc đo kiểm sự cổ thiết bị trong chức năng quản lý và đo kiểm. Khôi phục thiết bị có sự cố hoặc chức năng quản lý mạng liên quan đến các biện pháp loại bò sự cổ. Mục đích nhằm đảm bảo cho các hoạt động của mạng tin cậy và an toàn.
7.1.4 Quản lý hiệu năng
Quàn iý hiệu năng (Performance Management) bao gồm việc thu thập thông tin liên quan đến hiệu năng của mạng, trang thiết bị được quản lý. Thu thập thông tin thống kê và trên các sổ liệu quá khứ để đánh giá hiệu năng của hệ thống dưới những điều kiện thực tế và các giả định khác nhau. Phân tích và thống kê sổ liệu để xây dựng các điểm quan sát trắc địa, xây dựng mô hình phân tích hiệu năng, dự báo xu hướng lâu dài
360 Giảo trình Mạng mảy tinh
cùa hiệu năng hệ thống. Căn cứ vào kết quà phân tích và dự bảo để điều chinh cấu trúc (topology) và các tham số của mạng. Quản lý hiệu năng nhằm đảm bảo khả năng cung cấp thôna tin tin cậy khi sử dụng các tài nguvên mạng ít nhất và có thời ẹian trễ nhò nhất làm cho khả năng sử đụng tài nguyên mạng đạt tối ưu. Các tham sổ và quản lý hiệu năng đề cập đến thưòmg bao gồm phụ tải, độ lưu thoát của mạng, thời gian đáp ứng của mạng. Quá trình quàn lý hiệu năng thông thường bao gồm giám sát, điều khiển hiệu nâng và phân tích hiệu năng.
Mục tiêu của quản lý hiệu năng là luôn luôn đáp ứng các nhu cầu của người sừ dụng đầu cuối của mạng. Quản lý hiệu năng và quản lý sự cố có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì cần phải loại bò hoặc ít nhất phải giảm thiểu các sự cổ trên mạng đề có được hiệu năng tối ưu.
7.1.5 Quản lý an toàn mạng
Vấn đề mà quản lý an toàn mạng (Security Management) đề cập đến bao gồm các công tác an toàn để đảm bảo độ tin cậy của mạng vận hành và hồ trợ thuê bao mạng cũng như đổi tượng quản lý mạng. Quản lý aii toàn mạng chính là bảo vệ hệ thống, ngăn chặn các hoạt động trải phép phá hoại, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ ửiống. Bảo mật thông tin trong các kho dừ liệu cũng như thông tin đang lưu chuyển ưên mạng.
7.1.6 Quản lý cước (Accounting Management)
Đối với các mạng công cộng, thuê bao trả cước cho dịch vụ sử dụng mạng, hệ thống quản lý mạng phài ghi chép, tính toán cước đổi với việc sử dụng các tài nguyên mạng cùa Ihuê bao, sau đó thông qua một phương thức để thanh toán cước với khách hàng. Tính cước sử dụng tài nguyên mạng, hạch toán sừ dụng, hạn chế sử dụng, thông tin và bảo dường cơ sở dừ liệu tính cước cũng là một trong những nội dung của công tác quản lý cước. Quá trình quàn lý cước chủ yếu là hoàn thành việc thu thập. lưu trừ, xử lý và thực hiện việc kết xuất các ữáo cáo chứa các thông tin liên quan đến cước, bao gồm thuê bao sử dụng tài nguyên mạng... Chức năng quản lý tính cước cung cấp những căn cứ cho việc thu cước thuê bao.
Quản lý cước thực hiện việc kiểm soát và đánh giá việc sừ dụng tài nguyên trong mạng cùa thuê bao. Ví dụ như việc sử dụng băng thông, chi phí truy xuất dừ liệu, lưu trừ dừ liệu cho dịch vụ thư điện tử... Chức năng
Chương 7: Quản lỷ mạng 361
quản lý cước cũng có tác dụng hồ trợ quyết định bổ sung hoặc sắp xếp lại tài nguyên.
7.1.7 Quản lý mạng trong môi trường phân tán
Trong môi trường tính toán phân tán cung cấp các công nghệ được thiết kế để dễ dàng phát triển, dề dàng sử dụng các hệ quản lý phần mềm trong các môi trường không thuần nhất. Môi trường quản lý phân tán có chức năng quản lý mạng và các hệ thống có nhiều nguồn gốc sản xuẩt khác nhau. Các mạng không thuần nhất là các mạng bao gồm máy tính, máy trạm... có ứ\ể chạy trên các hệ điều hành khác nhau, thực hiện các ứng dụng khác nhau.
Kiến trúc tổng quát của môi trường phân tản hướng đến các yèu cầu của các hệ thống phân tán thông qua các giao ứiức và dịch vụ sau:
- Giao diện người sừ dụng quản lý và giao ứiức quản lý: cung cấp các khối chức năng cho phép tìTiy nhập vào các hệ tíiống không thuần nhất khác.
- Các dịch vụ phân tán: bao gồm quản lý cấp phép (License), quản lý phần mềm, quản lý tin và quản lý các sự kiện.
- Các dịch vụ quản lý: cho phép điều chinh, sửa đổi, bổ sung mô hình quản lý theo yêu cầu khách hàng.
- Các dịch vụ đối tượng cung cấp các chức năng dành cho các đối tượng quản lý.
- Các công cụ phát ưiển sử dụng để đơn giản hoả việc phát triển các ứng dụng.