XÁC NH ẬN HIỆU LỰC CỦA PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình phát hiện clostridium perfringens trong thực phẩm bằng kĩ thuật pcr (polymerase chain reaction) và thử nghiệm ứng dụng (Trang 25 - 30)

- Xác nhận hiệu lực (validation )

Xác nhận hiệu lực của một phương pháp thay thế là quá trình thực nghiệm, tiến hành so sánh, thống kê, tính toán các thông số dựa trên dữ liệu kết quả thu được từ phương pháp thay thế và kết quả thu được từ phương pháp tham chiếu cho cùng một mục đích sử dụng. Từ đó chứng minh kết quả phân tích nhận được từ một phương pháp thay thế tương đương hay vượt trội so với kết quả nhận được từ phương pháp tham chiếu.

- Phương pháp thay thế (alternative method)

Phương pháp thay thế là phương pháp mới hay phương pháp cải tiến từ phương pháp tham chiếu. Đây cổ thể là phương pháp phát hiện, phân tích hay đo lường các đối tượng phân tích.

- Phương pháp tham chiếu (reference method)

Phương pháp tham chiếu là phương pháp phân tích hay đo lường được các tổ chức có thẩm quyền của quốc gia hay quốc tế công nhận. Do đó, phương pháp tham chiếu có giá trị về mặt pháp lí và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều phòng thí nghiệm khác nhau trên phạm vi quốc tế.

26

Để một phương pháp thay thế trở thành một phương pháp tiêu chuẩn, kết quả cửa quá trình xác nhận hiệu lực được trình lên các tổ chức cố chức năng ban hành phương pháp để được xem xét, đánh giá. Nếu được chấp nhận, phương pháp thay thế sẽ trở thành phương pháp chính thức, có giá trị pháp lí và được ban hành rộng rãi.

Hiện nay, nhiều tổ chức có chức năng ban hành phương pháp trên phạm vi quốc tế như CEN, AFNOR, ISO, AOAC, NordVal. Ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Gông nghệ là cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt phương pháp có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Tiêu chuẩn Việt Nam). Các Vụ Khoa học công nghệ cửa các Bộ chuyên ngành cố chức năng ban hành các tiêu chuẩn có giá trị trong nội bộ của ngành (Tiêu chuẩn ngành)+

1.7.2.Các bước xác nhận hiệu lực [13], [14]

Quá tình xác nhận hiệu lực của một phương pháp thay thế gồm 2 bước là xác nhận hiệu lực sơ cấp (primary validation) và xác nhận hiệu lực thứ cấp (secondary validation)

- Xác nhận kiệu lực sơ cấp

Bước xác nhận hiệu lực sơ cấp do phòng thí nghiệm đề xuất phương pháp mới tiến hành, nhằm đưa ra các thông số kĩ thuật để chứng minh rằng phương pháp mới cố đầy đủ độ tín cậy và tính năng tương đương hay là có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp tham chiếu. Thiết lập cắc giới hạn và các đặc điểm của từng hoạt động trong quá trình thực hiện.

- Xác nhận hiệu lực thứ cấp

Bước này được thực hiện ở một số phòng thí nghiệm khác nhau dưới sự chù trì của cơ quan có chức năng. Bước xác nhận hiệu lực thứ cấp chứng minh rằng phương pháp thay thế phù hợp với các yêu cầu kĩ thuật của nhiều phồng thí nghiệm. Kết quả xác nhận hiệu lực thứ cấp sẽ được trình lên hội đồng quốc gia hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền ban hành phương pháp nhằm được xem xét, đánh giá và ban hành để trở thành một phương pháp chính thức.

27

1.7.3.Các thông số kĩ thuật trong qui trình xác nhận hiệu lực phương pháp định tính vi sinh vật

Các thông số kĩ thuật đánh giá tính khả thi của phương pháp thay thế, đồng thời nối lên độ tin cậy của kết quả khỉ phân tích bằng phương pháp này.

- Độ chuyên biệt tương đối (relative selectivity): là khả năng phát hiện các dòng khác nhau cửa vi sinh vật mục tiêu và không phát hiện các dòng vi sinh vật không phải mục tiêu.

- Độ chính xác tương đối (relative accuracy): là thông số đánh giá khả năng cho kết quả chính xác của phương pháp thay thế so với phương pháp tham chiếu, là mức độ phù hợp giữa kết quả nhận được từ phương pháp thay thế và phương pháp tham chiếu.

Để tìm được giá trị gần đúng nhất, các kiểm ứa phân tích được tiến hành bởi nhiều phòng thí nghiệm khác nhau và kết quả cuối cùng là trung vị f (median) của dãy kết quả thu được.

- Độ lệch dương (positive deviation, PD): phương pháp thay thế có độ lệch dương khỉ phương pháp này cho kết quả dương tính mà phương pháp tham chiếu cho kết quả âm tính. Độ lệch dương được xem là dương tính giả (false positive, FP) khi mẫu phân tích được chứng minh thực sự là âm tính.

Độ lệch dương được gọi là thực sự dương (true positive, TP) khi mẫu phân tích được chứng minh là thực sự dương tính. Tỉ lệ dương tính giả bằng tỉ số của kết quả dương tính giả thu được từ phương pháp thay thế và số kết quả được chứng minh là âm tính.

- Độ lệch âm (negative deviation, NĐ): phương pháp thay thế có độ lệch âm nếu phương pháp này cho kết quả âm tính mà phương pháp tham chiếu cho kết quả dương tính. Độ lệch âmđược xem là âm tính giả (false negative, FN) khi mẫu phân tích được chứng minh là thực sự dương tính. Độ lệch âm được gọi là thực sự âm (true negative, TN) khi mẫu phân tích được chứng minh là thực sự âm tính. Tỉ lệ âm tính giả bằng tỉ số của số kết quả âm tính giả thu được từ phương pháp thay thế và số kết quả được chứng minh là dương tính.

28

- Giới hạn phát hiện tương đối (relative limitation): là mật độ tế bào vi sinh vật thấp nhất mà một phương pháp phân tích có thể phát hiện được. Tại giới hạn phát hiện, số lần phân tích cho kết quả dương tính phải lớn hớn 50% đối với cả phương pháp tham chiếu và phương pháp thay thế. Xác nhận hiệu lực phương pháp phải chứng minh được rằng phương pháp thay thế có giới hạn phát hiện thấp hơn hay bằng giới hạn phát hiện của phương pháp tham chiếu.

- Độ nhạy tương đối (relative sensitivity): là thông số thể hiện khả năng phát hiện vi sinh vật mục tiêu có trong mẫu của phương pháp thay thế, Độ nhạy tương đối được tính bằng tỉ số của số kết quả dương tính thu được từ phương pháp thay thế và số kết quả dương tính thu được từ phương pháp tham chiếu.

- Độ đặc hiệu tương đối (relative specificity): là thông số thể hiện khả năng cho kết quả âm tính của phương pháp thay thế đối với các mẫu được xác định là âm tính bằng phương pháp tham chiếu. Độ đặc hiệu tương đốiđược tính bằng tì số cửa số kết quả âm tính thu được từ phương pháp thay thế và số kết quả âm tính thu được từ phương pháp tham chiếu.

- Độ lặp lại(repeatability): độ lặp lại của một phương pháp là mức độ thống nhất cửa các kết quả từ những lần khảo sát độc lập trên một mẫu xác định, trong cùng một điều kiện thực hiện như: qui trình, thiết bị, thời điểm, người thực hiện,...

- Độ ổn định (robustness): là mức độ ổn định của kết quả phân tích khi các điều kiện thực hiện có sự thay đổi nhỏ như sai số do đụng cụ hay sai số trong quá tành thực hiện. Khảo sát độ ổn định nhằm xác định các khoảng giới hạn cho phép của các thành phần tham gia vào qui trình phân tích của phương pháp mà vẫn đảm bảo được tính ổn định của kết quả.

- Độ khác biệt XP2P (significant difference): là thông số cho biết tính tương đương của phương pháp thay thế và phương pháp truyền thống về mặt thống kê. Nếu xP2P<3,84 thì không có sự khác biệt giữa phương pháp truyền thống và phương pháp thay thế.

Nếu XP2P>=3,84 thì phương pháp thay thế cho kết quả khác với phương pháp truyền thống.

29 1.7.4.Ý nghĩa của việc xác nhận hiệu lực

Quá trình xác nhận hiệu lực một phương pháp mới hay phương pháp thay thế sẽ giúp các phòng thí nghiệm cũng như các tổ chức có thẩm quyền cố những đánh giá khách quan về hiệu quả, tính khả thỉ, độ tín cậy cửa phương pháp thay thế. Bên cạnh đó, việc xác nhận hiệu lực cũng là bước hoàn thiện phương pháp, giúp phương pháp có giá tộ về mặt pháp lí, được sử dụng rộng rãi trên phạm vi quốc gia hay quốc tế.

Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Quá trình xác nhận hiệu lực của phương pháp phân tích vi sinh còn mang lại sự thống nhất -trên bình diện quốc tế, giúp việc mua bán, trao* đổi các mặt hàng thực phẩm dễ dàng và đáng tin cậy hơn.

30

Một phần của tài liệu xây dựng quy trình phát hiện clostridium perfringens trong thực phẩm bằng kĩ thuật pcr (polymerase chain reaction) và thử nghiệm ứng dụng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)