Đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

1.3. Một số lý luận về chương trình giáo dục mầm non

1.3.5 Đổi mới chương trình giáo dục mầm non

Theo từ điển Việt Việt: www.informatik.uni-leipzig.de/ thì chương trình có nghĩa là bản dự kiến công tác sẽ phải làm trong một thời gian, theo một trình tự nhất định; là bản kê nội dung giảng dạy của từng cấp học, từng lớp…Chương trình giáo dục là bản kê nội dung giáo dục của từng cấp học, lớp học. Xd chương trình giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non. Tuy nhiên, công việc này trong một thời gian dài, nhất là các giai đoạn giáo dục trước đây chưa được quan tâm, xem xét đúng mức, thậm chí đôi khi còn bị xem nhẹ. Giáo dục trẻ là nhằm mục đích thực hiện các yêu cầu của sự phát triển.

quá trình giáo dục thực hiện các nhiệm vụ hình thành và phát triển ở trẻ những tri thức, sự hiểu biết và những khả năng, kỹ năng hành động, sự hiểu biết về những chuẩn mực, quy tắc, hành vi, ứng xử, những giá trị của nhân cách…Việc lựa chọn những nội dung giáo dục cần thiết phải đảm bảo đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Trong sự tương tác với trẻ, người

giáo viên mầm non cần lựa chọn và sử dụng những phương pháp, những cách thức khác nhau để tổ chức các hoạt động cho trẻ, dựa trên sự hiểu biết về những nguyên tắc cơ bản của quá trình giáo dục, về những đặc điểm phát triển tâm – sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau và đặc điểm riêng biệt của mội cá nhân trẻ. Trong chương trình giáo dục, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hình thức, phương pháp – biện pháp giáo dục trẻ cần được xác định một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện giáo dục. Điều này giúp cho quá trình giáo dục được chuẩn bị và thực hiện một cách có tổ chức nhất và đem lại hiệu quả cao, đồng thời cũng làm tăng vai trò hướng dẫn của người giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ. Chương trình giáo dục sẽ trở thành kim chỉ nam, định hướng cho hoạt động giáo dục nếu nó được xây dựng một cách cụ thể và thiết thực với thực tiễn [50,tr.1].

Quá trình thực hiện chương trình Giáo dục mầm non từ năm 1990 đến nay diễn ra trong các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định 55 “Quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ-trường mẫu giáo”

và năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chương trình đã góp phần thu hút trẻ đến trường, nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu của xã hội những năm cuối thế kỷ XX. Chương trình có những ưu điểm như sau:

-Chương trình đã xác định rõ mục tiêu giáo dục và đảm bảo nội dung giáo dục toàn diện các mặt: đức, trí, thể , mỹ , lao.

-Nội dung chương trình đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nội dung chăm sóc và giáo dục.

-Chương trình đã thể hiện được giáo dục trong trường mầm non là có muc đích, có kế hoạch và được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

-Chương trình coi trọng hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ là hoạt động giao lưu cảm xúc và hoạt động với đồ vật, của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi nhưng cũng coi trọng hoạt động chơi –tập, hoạt động học tập và các hoạt động lễ hội, hoạt động lao động.

-Chương trình đã chú ý đến việc chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để dẽ dàng thích nghi với việc học tập ở các giai đoạn tiếp sau.

Bước vào thế kỷ XXI, trước những yêu cầu mới của đất nước và của giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ. Có một số yếu tố nằm ngoài văn bản chương trình và còn thiếu, cụ thể là:

-Chương trình tuy đặt mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ song nội dung và hoạt động của chương trình chỉ chú trọng đến sự phát triển trí tuệ, cung cấp kiến thức cho trẻ, xem nhẹ các lĩnh vực phát triển khác, chưa nhận thức đầy đủ rằng tất cả mọi lĩnh vực trong sự phát triển của trẻ (thể chất, xã hội ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ) đều liên quan đến nhau.

-Phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện giáo dục chưa được biên soạn riêng mà được viết lồng vào phần “Hướng dẫn thực hiện chương trình” trong các bài soạn mẫu, mang tính áp đặt, chưa mang tính khái quát, làm hạn chế sự vận dụng sáng tạo ở giáo viên.

-Phần hướng dẫn thực hiện đưa vào trong văn bản chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo là chưa hợp lý, dễ làm giáo viên hiểu lầm đấy cũng là nội dung, vì vậy giáo viên sử dụng những bài soạn mẫu như là nội dung bắt buộc.

Giai đoạn 2:Với những hạn chế của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ năm 1994 và cùng với những quan điểm, luận điểm khoa học tiến bộ hơn về sự học của trẻ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản quyết định số

5205/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 09 năm 2006 về việc ban hành chương trình thí điểm giáo dục mầm non, được thực hiện thí điểm kể từ năm học 2006- 2007 (với danh sách 20 tỉnh, thành phố ban hành kèm theo quyết định, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh). Cấu trúc chương trình thí điểm giáo dục mầm non gồm có:

 Phần 1: gồm có

1. Mục tiêu giáo dục mầm non

2. Các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non 3. Các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non

 Phần 2: Chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ

 Phần 3: Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo

Giai đoạn 3: Ngày 25 tháng 7 năm 2009 Chương trình Giáo dục mầm non chính thức được ban hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cấu trúc chương trình gồm có:

 Phần 1: Những vấn đề chung gồm có A.Mục tiêu giáo dục mầm non

B.Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ

 Phần 2: Chương trình giáo dục nhà trẻ

 Phần 3: Chương trình giáo dục mẫu giáo

 Phần 4: Hướng dẫn thực hiện chương trình

Đây là chương trình khung, là cơ sở để các cấp quản lý giáo dục mầm non, các giáo viên mầm non tổ chức và thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo tùy theo đặc điểm, điều kiện địa phương, trường của mình.

Từ năm học 2009-2010 Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới trong toàn thành phố. Chương trình mới bắt đầu mở ra một cách dạy, cách học mới,

hướng đến nhu cầu hứng thú học tập của học sinh. chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)