CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI CÁC RƯỜNG MẦM NONQUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3 Khái quát thục trạng giáo dục mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh năm học 2010-2011
2.3.4 Thực trạng về chất lượng chăm sóc giáo dục
* Trường, lớp và giáo viên
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được thể hiện trước tiên ở số lượng trường, lớp, giáo viên và số lượng trẻ đến trường mầm non. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 2.4 và 2.5.
Bảng 2.4.Số liệu trường, lớp, học sinh từ năm 2006-2010 (6/2010) Nội dung Đơn vị
tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Trường Trường 33 33 32 34 35
Lớp Lớp 305 311 324 347 364
Giáo viên Người 602 643 655 743 780
Trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo
Cháu 11.237 11.860 12.333 12.833 13.300 (Nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Tân Bình
lần thứ X nhiệm kỳ 2010-2015))
Bảng 2.5. Số học sinh mầm non ra lớp năm học 2010-2011 (t5/2011)
Tổng số trẻ toàn quận Tân Bình
Tổng số trẻ ra lớp
Tỉ lệ % trẻ ra lớp/tổng số trẻ toàn quận
Trẻ độ tuổi nhà trẻ 15.988 4.748 29,70
Trẻ 5 tuổi 5.531 5.012 90,61
Trẻ mẫu giáo 16.970 15.648 93,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình )
Như vậy, tính từ thời điểm tháng 6/2010 đến tháng 5/2011, nếu tính luôn số trường dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đính, số trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ra lớp tăng đến 7096 cháu, tăng 302 lớp, tăng 10 trường mầm non.
• Đội ngũ cấp dưỡng
Dựa theo báo cáo Tổng kết năm học 2010-2011,của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, chúng tôi có số liệu đội ngũ cấp dưỡng năm học
2010-2011 và trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Thống kê tình hình đội ngũ cấp dưỡng năm học 2010-2011
Tổng số Trong đó Trình độ
chuyên môn
Nam Nữ Cao
đẳng
Trung học
Sơ cấp Đang học nâng chuẩn
263 / 263 07 20 138 47
Tỉ lệ % / 100 2,66 7,60 52,47 17,87
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình)
* Những mặt đã làm được trong công tác chăm sóc trẻ
-Quản lý, thực hiện nhiều chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ phát triển bình thường, cải thiện hiệu quả tình trạng suy dinh dưỡng béo phì dư cân ở trẻ và
các yêu cầu về vệ sinh an toàn trong nhà trường để giúp từng cá nhân trẻ phát triển tầm vóc, trí tuệ tốt.
-Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế khẩu phần đủ năng lượng, đủ chất và cân đối các chất dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán và mức thu tiền ăn, đảm bảo thực hiện đủ và đúng nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi.
-Tuyên truyền phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao. Thực hiện chuyên đề: Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ đạt kết quả khá tốt.
-Kết quả phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì dư cân:
+Giảm suy dinh dưỡng chiều cao: 357/431 ; Tỉ lệ: 82,83%
+Giảm suy dinh dưỡng cân nặng: 93/174 ; Ti lệ: 53,45%
+Giảm béo phì dư cân: 304/2671 ; Tỉ lệ: 11,38%
-Đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngộ độc thực phẩm:
100% cơ sở mầm non có phương án và biện pháp xử lý cụ thể về đề phòng ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
-Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, công tác khám sức khỏe học sinh, tẩy giun định kỳ. Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, bảo đảm trang bị bàn ghế, đèn chiếu sáng trong lớp đạt yêu cầu theo quy định.
Công tác giáo dục trẻ
Theo báo cáo tình hình hoạt động chuyên môn năm học 2010-2011 của Tổ Mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình, tháng 8/2011, công tác giáo dục trẻ đã đạt được những thành tựu và còn một số hạn chế.
Thành tựu:
-Thực hiện tốt kế hoạch huy động trẻ đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.Vận động trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp, phối hợp tốt với Hội đồng Giáo dục
15 phường, Hội liên hiệp phụ nữ Quận trong việc điều tra nắm danh sách trẻ 5 tuổi, có kế hoạch tiếp nhận số trẻ 5 tuổi.
-Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho cán bộ - giáo viên nắm vững chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục bằng các biện pháp như: mời giảng viên báo cáo; tổ chức các chuyên đề thiết thực cho cán bộ, giáo viên tham quan dự giờ học tập chéo để cùng rút kinh nghiệm; đổi mới công tác thanh kiểm tra, đánh giá giáo viên.
-Tổ chức tốt các hoạt động lễ hội cho trẻ, xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ
-Ứng dụng chương trình Mindjet–MindManager vào việc lập kế hoạch giáo dục.
-Đa số trẻ em tích cực tham gia các hoạt động, thể hiện sự hồn nhiên vui tươi, thoải mái và mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; tích cực khám phá, tìm tòi, trải nghiệm theo nhu cầu khả năng trẻ, không gò ép, thụ động.
Hạn chế:
-Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục chưa đồng đều giữa các trường.
Một số giáo viên chưa linh hoạt khi tổ chức cho trẻ hoạt động, chưa tận dụng hết các cơ hội, tình huống xảy ra trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để tích hợp vào các hoạt động giáo dục. Nhiều kỹ năng, giá trị quan trọng của chương trình bị bỏ qua vì tập trung dạy theo chủ đề. Giáo viên chưa quan tâm nhiều, chưa khuyến khích trẻ hoạt động theo nhóm và chưa dạy trẻ cách học theo nhóm.
-Một số trường giáo viên chưa tổ chức nhiều trò chơi phát triển vận động cho trẻ, khi ra sân trẻ chơi trò chơi tĩnh nhiều; nhiều đồ chơi trong lớp mang ra sân chơi không phù hợp, không đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
Về nội dung này, chúng tôi đã phỏng vấn cô Đào Thụy Thanh Thảo – Hiệu trưởng trường Mầm non 10 quận Tân Bình, cô đã nhận xét như sau:
• Hiện nay, việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các đơn vị được thực hiện trên cơ sở: “ Phát huy tính chủ động của nhà trường ”.
Do vây, nó thể hiện được tính sáng tạo, tính tích cực của mỗi đơn vị, thể hiện qua năng lực của người quản lý.
• Bên cạnh đó cũng còn một số đơn vị thực hiện chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở mức độ dậm chân tại chỗ, chưa thể hiện sự thay đổi để có thể nhận ra được: như qua kết quả thanh tra giáo viên của Quận mỗi năm. Hay một số trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I, nhưng chưa nỗ lực để tiến tới đăng ký chuẩn quốc gia giai đoạn II.