T hực trạng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 96)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI CÁC RƯỜNG MẦM NONQUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4 Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh

2.4.4 T hực trạng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục

Công tác quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những tác động, những biện pháp phù hợp nhằm giúp nhà trường, đội ngũ giáo viên có đầy đủ các điều kiện để thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Công tác đó gồm có các nội dung sau:

quản lý cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định để đủ điều kiện thực hiện nội dung chương trình giáo dục. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục được chúng tôi trình bày ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Tỉ lệ % ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về việc Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất thực hiện chương trình giáo dục

PHÁT BIỂU: Dưới sự quản lý của Ban giám hiệu,

TỈ LỆ % Ý KIẾN Hoàn toàn

đồng ý

Đồng ý

Lưỡng lự

Không đồng

ý

Hoàn toàn không đồng ý

1.Cơ sở vật chất nhà trường rất tốt: có đầy đủ phòng chức năng, sân chơi, lớp học rất rộng, kệ tủ, đồ dùng đồ chơi đầy đủ.

28.9

26.0

35.6

39.8

11.1

8.8

24.4

24.9 0

0.6

2. Giáo viên có chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng trước khi tổ chức cho trẻ hoạt động.

17.8 23.7

75.6 58.8

4.4 4.4

2.2 12.6

0 0.6

3.Các khu vực, các góc hoạt động được giáo viên bố trí phù hợp và linh hoạt, từ đó trẻ dễ lựa chọn đồ vật, đồ chơi để tham gia hoạt động.

26.7

32.2

68.9

64.6 2.2

2.6

2.2

0.3

0

0.3 4. Giáo viên có chuẩn bị khu vực cho trẻ hoạt động

trò chơi đóng vai, tạo hình, ghép hình, lắp ráp, xây dựng, trò chơi dân gian, hoạt động âm nhạc, khám phá thiên nhiên, hoạt động ở thư viện.

22.2

19.3

68.9

70.5 0

5.3

6.7

2.0

2.2

2.9 5. Giáo viên có chuẩn bị khu vực yên tĩnh cách xa

khu ồn ào cho trẻ nghỉ.

22.2 23.7

62.2 56.4

13.3 11.7

2.2 6.7

0 1.5 6. Giáo viên đã tạo môi trường làm quen chữ viết

trong lớp học phù hợp.

20.0 21.1

73.3 62.6

2.2 7.0

4.4 6.1

0 3.2 7. Giáo viên có cho trẻ được ra ngoài trời tiếp xúc

với thiên nhiên.

54.6 53.2

38.1 43.3

2.1 2.6

2.2 0.9

0 0 8.Ban giám hiệu có tạo điều kiện cho giáo viên học

tập nâng cao trình độ chuyên môn

55.6 37.4

37.8 55.6

4.4 2.9

2.2 1.8

0 2.3 9.Gv có cho trẻ quan sát vườn hoa, vườn cây, các

khu nuôi các con vật.

35.6 35.7

53.3 56.1

6.7 6.7

4.4 1.5

0 0 10.Giáo viên thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được

giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.

26.7

29.2

51.1

68.9 4.4

1.2

13.4

3.2

4.4

3.5 Ghi chú: Phần trên là tỉ lệ % cán bộ quản lí chọn; phần đậm, dưới là tỉ lệ % giáo viên chọn.

Kết quả tỉ lệ % từ bảng trên cho chúng ta nhận xét: cột đồng ý và cột hoàn toàn đồng ý có tỉ lệ % cao hơn các cột còn lại. Điều đó cho thấy số người cho rằng Hiệu trưởng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả cao hơn số người đánh giá thấp. Tuy nhiên, các nội dung trong bảng 2.13 chỉ đưa ra các điều kiện về phần tổ chức,các điều kiện thực

hiện chương trình giáo dục, chủ yếu tổ chức cho bộ phận giáo viên chuẩn bị các giờ học, giờ chơi hàng ngày. Chương trình Giáo dục mầm non mới chú trọng về tính sáng tạo của cô và trẻ, khai thác triệt để sự trí tưởng tượng của trẻ mầm non. Do đó, đồ dùng đồ chơi để trẻ học tập, vui chơi được giáo viên chuẩn bị cho giờ học, giờ chơi là những nguyên vật liệu thải bỏ như: lịch báo cũ, vỏ hộp thuốc, hộp sữa…Những nguyên vật liệu này sẽ được cô và trẻ làm thành những đồ dùng để học và chơi. Với biểu hiện: “Giáo viên có chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng trước khi tổ chức cho trẻ hoạt động”, có 42/45 cán bộ quản lý đồng ý, tỉ lệ 93.40%; có 282/342 giáo viên đồng ý, tỉ lệ 82,50%. Tỉ lệ này cho thấy Hiệu trưởng quản lý tốt nội dung giáo viên chuẩn bị các điều kiện để tổ chức giáo dục trẻ hàng ngày.

Để đánh giá thực trạng Hiệu trưởng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục cần phải tìm hiểu về cơ sở vật chất trường, lớp; thực trạng đội ngũ giáo viên, … Với sự đầu tư to lớn của Ban Lãnh đạo các cấp quận Tân Bình về xây dựng sữa chữa trường lớp; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị tăng dần qua từng năm; trang bị hệ thống máy tính, mạng; đầu tư công tác thư viện…, phần nào đáp ứng được nhu cầu thực hiện chương trình giáo dục của các trường mầm non hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường mầm non cơ sở vật chất bị xuống cấp rất khó khăn, phòng ốc hẹp, có trường gồm nhiều điểm nhỏ lẻ là những ngôi nhà được cải tạo làm lớp học, trang thiết bị đã cũ, điển hình như các trường sau: trường Mầm non Vườn Hồng – Phường 9; trường Mầm non Sao Sáng - Phường 3…Sĩ số trẻ /lớp cao, chưa giảm được nhưng phòng làm lớp học thường thì đa số có diện tích nhỏ. Thực tế, một số trường mầm non ở quận Tân Bình được cải tạo từ nhà ở, việc cải tạo, nâng cấp, sữa chữa đáp ứng cho việc thực hiện chương trình giáo dục đạt hiệu quả cao theo yêu cầu của xã hội là việc lực bất tòng

tâm, người Hiệu trưởng có muốn cũng không thể thực hiện trong một sớm một chiều được.

Ngoài điều kiện về cơ sở vật chất, không thể không tính đến điều kiện về đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình. Giáo viên là người trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục trên trẻ, do đó giáo viên có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục mầm non. Trình độ giáo viên có ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình. Trình độ đó được thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non quận Tân Bình Trình độ chuyên môn

của giáo viên Số lượng Phần trăm (%)

Trung cấp mầm non 87 25.4

Cao đẳng mầm non 111 32.5

Đại học mầm non 144 42.1

Tổng số 342 100.0

Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non là sự quan tâm hàng đầu của cán bộ quản lý các trường mầm non. Hiện nay, giáo viên mầm non tham gia học tập về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỉ lệ rất cao, không còn tình trạng giáo viên chưa có trình độ được đứng lớp như trước đây. Theo ghi nhận từ phiếu thăm dò ý kiến thì có 100% giáo viên chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trên chuẩn đạt 74,6%. Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần thiết, nắm vững chương trình giáo dục mầm non mới để thực hiện.

Nói đến đội ngũ giáo viên ngành giáo dục, tất nhiên không thể không nói đến chế độ, chính sách sách dành cho họ. Kinh phí ngân sách dành cho

giáo dục năm nào cũng tăng nhưng vẫn khó có thể đáp ứng, giải tỏa được hết các khó khăn của giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Nguồn thu nhập của đội ngũ giáo viên mầm non ngoài lương chính thức từ ngân sách Nhà nước chưa đủ để chi phí sinh hoạt, còn lệ thuộc vào nguồn kinh phí từ phụ huynh học sinh. Nếu sĩ số học sinh đông thì lương giáo viên được cải thiện thêm từ nguồn thu học phí, còn học sinh ít thì sự cải thiện không đáng kể.

Chính vì lý do đó mà Hiệu trưởng các trường mầm non thường phải chấp nhận sĩ số học sinh/lớp đông, vừa đáp ứng nhu cầu của phụ huynh vừa tăng thu nhập cho đội ngũ. Tất nhiên sĩ số đông sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, một chương trình giáo dục tiên tiến với hình thức giáo dục cá nhân là trọng tâm. Chúng ta thử hình dung một lớp học với hơn 50 đứa trẻ sẽ chật chội và khó quản lý như thế nào mới hiểu hết nỗi vất vả của giáo viên mầm non. Sĩ số học sinh/nhóm lớp là vấn đề nóng bỏng nổi cộm khó giải quyết triệt để trong ngành giáo dục mầm non hiện nay. Đó là vấn đề, là thực trạng đáng báo động của ngành giáo dục mầm non công lập. Ở trường dân lập, tư thục sĩ số trẻ /lớp thấp do nguồn thu cao, do đòi hỏi chất lượng chăm sóc từ phía phụ huynh học sinh. Theo phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về sĩ số trẻ ở mỗi lớp, chúng tôi đã tổng hợp được số liệu và trình bày ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Sĩ số trẻ ở mỗi lớp và số lớp tương ứng

Sĩ số trẻ /lớp Số lượng Phần trăm (%)

Trên 50 trẻ /lớp 12 26.7

Dưới 50 trẻ /lớp 12 26.7

Dưới 40 trẻ /lớp 18 40.0

Dưới 30 trẻ /lớp 3 6.7

Tổng cộng 45 100.0

Xem bảng 2.15, chúng ta thấy tỉ lệ % số lớp có sĩ số từ 40 trẻ/ lớp trở lên

chiếm tới 93.4%. Tỉ lệ sĩ số trẻ/lớp như chuẩn mơ ước: 10-15 trẻ/giáo viên chiếm chưa tới 6.7%. Sĩ số trẻ/lớp ở các trường dân lập và tư thục thấp do mức thu học phí cao nên họ có thể giảm sĩ số học sinh/lớp đến mức đạt theo chuẩn cần đạt, tức là chỉ có từ 8-10 trẻ/giáo viên.

Ngoài khó khăn về chế độ lương bổng, quản lý trẻ đông, giáo viên mầm non còn có nhiều khó khăn khác. Thời gian làm việc của giáo viên mầm non khó khăn hơn so với các cấp học khác. Họ phải làm việc hơn 8 giờ/ngày, phải đi sớm về trễ, đặc biệt là phải sâu sát giáo dục trẻ từ sáng sớm đến chiều, không có thời gian để soạn kế hoạch, giáo án, làm sổ sách, thường các nhiệm vụ này phải làm ngoài giờ. Có nhiều phụ huynh không thỏa thuận với nhà trường về việc đón con trễ, nhưng cứ gởi con từ 6 giơ 30 phút sáng, đến chiều tối hơn 18 giờ 00 mới đón con về và cứ vô tư nghĩ rằng đó là trách nhiệm giáo viên phải đợi họ. Một số giáo viên còn kiêm nhiệm các chức vụ trong trường như: Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Thủ quỹ, Ban thanh tra nhân dân, Tổ trưởng chuyên môn…Giáo viên phải làm một công việc vô cùng nặng nhọc là đảm bảo vệ sinh nhóm lớp, phải luôn luôn đối phó với dịch bệnh trong môi trường dễ truyền nhiễm. Với những đặc điểm như trên thì không thể không kể khi nói đến điều kiện làm việc của giáo viên hiện nay.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý chế độ làm việc của giáo viên ở trường

Biểu hiện thực trạng quản lý chế độ làm việc của giáo viên ở trường Điểm trung bình đánh giá của Giáo viên Cán bộ

quản lý

18.Với chế độ làm việc chăm sóc trẻ cả ngày như hiện nay giáo viên vẫn có thời gian để soạn kế hoạch, nghiên cứu tài liệu, tư duy sáng tạo để thực hiện tốt chương trình Giáo dục mầm non.

2.8947 2.9556

19. Ban giám hiệu đã bố trí thêm bảo mẫu phụ các giờ ăn, lao công phụ việc vệ sinh lớp học nên giáo viên thực hiện chương trình giáo dục đạt kết quả tốt.

3.1140 3.2889 13.Thời gian làm việc của giáo viên ở trường là hợp lý, công việc được

Ban giám hiệu phân công phù hợp sở trường nguyện vọng, mức lương khá.

3.7749 3.8667

Chỉ có 37.4% giáo viên đồng ý & hoàn đồng ý và 41.3% cán bộ quản lý đồng ý & hoàn đồng ý với 3 biểu hiện ở bảng trên. Như vậy , có khoảng 60% người được hỏi đánh giá thấp về điều kiện làm việc của giáo viên. Kết quả điểm số ở bảng 2.16 là rất thấp so với điểm số ở các bảng điều tra khác.

Những nội dung cần chú ý và có biện pháp cải thiện trong công tác quản lí của hiệu trưởng về các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non như: chế độ lương, chế độ về giờ giấc, công việc, quản lý sĩ số trẻ/lớp, công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình. Nội dung nào cũng đang diễn biến ở mức độ khó khăn và chưa thể khắc phục ngay được.

Chỉ số Cronbach s Alpha của thang đo do giáo viên trả lời đạt 0.779;

thang đo do cán bộ quản lý trả lời đạt tới 0.880. Chỉ số này thể hiện sự đáng tin cậy của bảng hỏi.

Tóm lại, qua xem xét tài liệu và các bảng trên, chúng ta có suy nghĩ rằng cán bộ quản lý và giáo viên có sự thống nhất, có sự tương đồng trong quá trình trả lời phiếu thăm dò ý kiến, khi nhận xét Hiệu trưởng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục. Điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục gồm có điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về đội ngũ giáo viên.

Điểm trung bình giáo viên đánh giá là 3.9122/5 điểm; cán bộ quản lý đánh giá là 3.8690/5 điểm, Kết quả trung bình chưa đạt tới 4/5 điểm, cũng có nghĩa là Hiệu trưởng quản lý điều kiện thực hiện chương trình giáo dục đạt ở mức cận khá.

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện chương trình.

Như đã trình bày ở phần các chức năng cơ bản của quá trình quản lý, kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lý nhằm giám sát, đánh giá và xử lý kết quả đạt được của tổ chức so với mục tiêu quản lý.

Kiểm tra là điều tra, xem xét, phân tích, đánh giá sự diễn biến và kết quả, phát hiện sai lầm để uốn nắn, điều chỉnh, khích lệ, giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động quản lý giáo dục, vì nó giữ vai trò liên hệ ngược, giúp người quản lý điều khiển tối ưu hiệu quả quản lý. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non được trình bày ở bảng 2.17.

Bảng 2.17.Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện chương trình.

Biểu hiện thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Điểm trung bình đánh giá của Giáo

viên

Cán bộ quản lý 1. Giáo viên thường xuyên nhất trí với phần đánh giá của cấp trên sau

khi được thanh, kiểm tra, dự giờ. 4.2135 4.2222

2. Giáo viên được thông báo trước lịch thanh, kiểm tra, dự giờ. 4.1608 4.0667 3. Giáo viên được kiểm tra việc lập kế hoạch, giáo án, hồ sơ trẻ. 4.2778 4.3556 4. Ban giám hiệu hàng ngày đều kiểm tra việc giáo viên tổ chức cho

trẻ hoạt động ở lớp. 3.9591 4.1333

5. Ban giám hiệu có quan tâm sâu sát kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị các khu vực cho trẻ hoạt động (môi trường) trong nhóm, lớp hàng ngày.

4.0848 4.1111 6. Giáo viên thường tự kiểm tra khả năng chuyên môn của bản thân

để rèn luyện, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục. 4.0643 3.6222 7.Thực tế, giáo viên có thực hiện thay đổi nội dung giáo dục trong

ngày nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú đột xuất của trẻ 3.5936 3.0889 8. Ban giám hiệu góp ý cho giáo viên sau khi dự giờ có tính đến điều 3.8860 4.1111

kiện làm việc trong lớp còn khó khăn.

9. Ban giám hiệu có sắp xếp lịch cho giáo viên được dự giờ học tập

đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. 3.7573 3.9778

Cả hai đối tượng cán bộ quản lý và giáo viên cùng cho từ 5 đến 6 mục trong bảng trên đạt điểm 4 trở lên. Số liệu này cho thấy cả hai đối tượng đều cho là công tác kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện chương trình giáo dục ở mức độ tương đối khá. Kết quả khảo sát cho thấy một số nội dung có điểm số thấp, ví dụ như biểu hiện: “Thực tế, giáo viên có thực hiện thay đổi nội dung giáo dục trong ngày nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú đột xuất của trẻ”; điểm trung bình của cán bộ quản lý là: 3.0889/5 điểm, của giáo viên là: 3.5936/5 điểm. Khó khăn của công tác kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới mấu chốt là vấn đề này. Chương trình Giáo dục mầm non mới cho phép giáo viên sự linh hoạt uyển chuyển trong quá trình thực hiện, mặc dù việc xây dựng kế hoạch, giáo án đã được chuẩn bị trước, nhưng trong ngày nếu trẻ không có hứng thú với giờ học đó, hoạt động đó thì người giáo viên có quyền thay đổi một hoạt động khác, một giờ học khác phù hợp với hứng thú của trẻ. Vấn đề này mới, hiệu quả cao, không thể phủ nhận, nhưng nếu giáo viên không lo chuẩn bị trước cho giờ học, dự định bỏ tiết không dạy, khi thấy có cán bộ kiểm tra đột xuất, họ có thể dựa vào tính linh hoạt này của chương trình để chống chế rằng: “Tôi không tổ chức giờ học này vì tôi thấy trẻ không thích, trẻ có vẻ mệt mỏi…”. Do đó, cũng thật là dễ hiểu khi cả hai đối tượng đều có sự lưỡng lự khi trả lời câu hỏi trên, làm cho biểu hiện này có điểm trung bình thấp nhất trong bảng. Các câu hỏi (biểu hiện) trên cũng nhằm tìm hiểu xem cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức về công tác kiểm tra như thế nào, có gây tâm lý bất ổn, lo lắng cho giáo viên hay

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các trường mầm non quận tân bình thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)