CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
1.3. Một số lý luận về chương trình giáo dục mầm non
1.3.6 Các nội dung quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay
Trong công tác quản lý việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay, để xác định những nội dung người Hiệu trưởng quản lý, cần căn cứ các văn bản sau:
Thứ nhất là “Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”
[32,tr.14] trong phần nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu có nêu rỏ trọng tâm: đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non. Cụ thể là:
-Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
-Cải tiến cách theo dõi, đánh giá chất lượng phát triển của trẻ.
-Tăng cường cung cấp thiết bị, đồ chơi phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non.
-Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
Thứ hai là Quyết định số 5205/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 09 năm 2006 về việc ban hành Chương trình thí điểm giáo dục mầm non đã trình bày ở trên [2,tr.1]
Thứ ba là Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục mầm non mới [7,tr.1].
Thứ tư là tài liệu “Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay” của Vụ Giáo dục mầm non” [45,tr.5,6,7] là:
1. Đổi mới về mục tiêu giáo dục 2. Đổi mới về nội dung giáo dục
3. Đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục 4. Đổi mới về cách đánh giá
5. Đổi mới về các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục Từ những căn cứ trên, có thể nói muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non người Hiệu trưởng cần quản lý tốt các nội dung sau:
1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục
2.Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục.
3.Quản lý việc đổi mới phương pháp giáo dục
4.Quản lý về điều kiện thực hiện chương trình giáo dục 5.Quản lý về công tác kiểm tra đánh giá giáo viên 1.3.6.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu là những chỉ tiêu ngắn hạn có tính chất cụ thể, linh hoạt, có thể xác định được bằng số lượng, có thể đo đếm được và thường phát triển từng bước để đạt được mục đích cơ bản, lâu dài. Mục tiêu quản lý là trạng thái mong muốn có thể có và cần đạt tới của hệ thống bị quản lý do tác động của chủ thể quản lý. Nó cũng có thể là trạng thái đã đạt tới rồi cần duy trì ổn định [45,tr.21].
Mục tiêu có vai trò rất quan trọng trong quản lý. Nó quyết định nội dung hoạt động, sự lựa chọn phương pháp trong quá trình thực hiện các tác động quản lý. Khi xác định đúng đắn mục tiêu thì đó cũng là căn cứ vô cùng quan
trọng để xây dựng hệ thống quản lý. Hoạt động của mỗi phân hệ của hệ thống giáo dục bao giờ cũng nhằm vào những mục tiêu nhất định. Căn cứ vào các mục tiêu này, người ta xây dựng các phân hệ điều khiển thích ứng, đảm bảo sự phát triển, sự vận động của hệ thống đến mục tiêu. Đề ra mục tiêu là giai đoạn đầu tiên, quan trọng nhất của quá trình quản lý, nó quy định toàn bộ diễn tiến của quá trình đó. Mục tiêu được coi là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động quản lý. Người quản lý phải nắm vững mục tiêu để từ đó có các tác động phù hợp nhằm đạt tới mục tiêu.
Mục tiêu giáo dục được đưa vào chương trình Giáo dục mầm non bao gồm: mục tiêu giáo dục cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và mục tiêu giáo dục cho trẻ cuối độ tuổi mẫu giáo. Mục tiêu giáo dục ở cả 2 lứa tuổi đều được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển như sau [7,tr.1]:
Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ:
-Phát triển thể chất -Phát triển nhận thức -Phát triển ngôn ngữ
-Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo:
-Phát triển thể chất -Phát triển nhận thức -Phát triển ngôn ngữ
-Phát triển tình cảm – và kỹ năng xã hội -Phát triển thẩm mỹ
Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nhằm hình hành, phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Hình thành những giá trị, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, với yêu cầu của gia đình, cộng
đồng, xã hội, phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho trẻ việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Các nội dung người Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là: giúp giáo viên nắm vững mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và từ đó chủ động đề ra biện pháp thực hiện, phương pháp giảng dạy dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên tình hình thực tiễn ở địa phương để đạt được mục tiêu đó.
Các nội dung mục tiêu giáo dục được giáo viên mầm non thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Nhận thức đúng đắn mục tiêu đào tạo chung, xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu cấp thiết đối với người cán bộ quản lý trường mầm non. Từ nhận thức đi đến hành động, người cán bộ quản lý trường mầm non cần giúp cho đội ngũ giáo viên nắm vững và thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục, vì giáo viên là lực lượng giáo dục trực tiếp đến trẻ. Người tác động trực tiếp đến trẻ mà không nắm được mục tiêu của chương trình giáo dục, không có biện pháp thực hiện tốt mục tiêu của chương trình giáo dục thì sẽ thực hiện nội dung chương trình giáo dục như thế nào.
Quản lý việc thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là người Hiệu trưởng phải có những tác động, những biện pháp phù hợp nhằm giúp đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non tại nhóm lớp. Mọi chi phí, mọi cố gắng sẽ trở nên vô ích khi cả hệ thống đi chệch hướng, không vận động được đến mục tiêu đã định.
1.3.6.2 Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục.
Chương trình giáo dục là một khái niệm đa nghĩa, trong trường hợp này nó là định hướng chung, cương lĩnh để xây dựng kế hoạch; trong trường hợp khác nó được coi là đề án. Thực ra khái niệm này thường hay xen kẽ, đan chéo nhau. Ở đây, chương trình có mục tiêu là một dạng đồ án, có tính chất
của một chương trình hành động nhằm đạt tới một mục tiêu cụ thể khi sử dụng những nguồn lực nhất định [45,tr.40].
Nội dung của chương trình giáo dục mầm non mang tính tích hợp, phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; đảm bảo tính khoa học, vừa sức, liên thông giữa các độ tuổi, gắn liền với cuộc sống hiện thực và kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; thật thà, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học…Nội dung được cụ thể hóa ở từng độ tuổi theo các lĩnh vực phát triển [35,tr.1].
Việc thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình là yêu cầu bắt buộc của mỗi giáo viên vì thế Hiệu trưởng phải thường xuyên chỉ đạo tốt công tác này. Đảm bảo nội dung chương trình là đảm bảo nội dung kiến thức của lớp học, cấp học, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp người quản lý đánh giá chính xác kết quả và chất lượng dạy học của trường [36,tr.85].
Các nội dung người Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non là: bồi dưỡng và triển khai nghiêm túc cho giáo viên về cách soạn kế hoạch giáo dục ngày, tháng, năm; giáo án, giúp giáo viên nắm vững chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi giáo viên nắm vững nội dung chương trình giáo dục thì việc triển khai thực hiện mới đúng trọng tâm và đạt kết quả. Tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên cập nhật kiến thức mới về nội dung chương trình, có điều kiện học tập kinh nghiệm bạn đồng nghiệp, đảm bảo tốt điều kiện để giáo viên thực hiện chương trình giáo dục. Lắng nghe cũng như có sự quan tâm sâu sát quá trình giáo viên thực hiện chương trình để có sự chỉ đạo, uốn nắn, góp ý giúp cho giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục.
Quan sát quá trình giáo viên thực hiện chương trình để đảm bảo sự đầy đủ,
không bỏ sót, tránh tình trạng giáo viên cho trẻ ngồi chơi, không tổ chức gảng dạy, giáo dục trẻ theo quy định. Kết quả hoạt động học tập theo chương trình giáo dục ở lứa tuổi mầm non không thể hiện bằng điểm số, kết quả thể hiện ở trẻ còn tùy thuộc vào sự phát triển tâm sinh lý của từng trẻ, không áp đặt, không áp lực, trẻ chưa biết phản ánh về việc học tập ở trường , lớp nên dễ dẫn đến tình trạng giáo viên không tổ chức đúng và đầy đủ nội dung chương trình giáo dục.
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non là người Hiệu trưởng phải có những tác động, những biện pháp phù hợp nhằm giúp đội ngũ giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục mầm non tại nhóm lớp.
1.3.6.3 Quản lý việc đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục Hình thức tổ chức là gì? Là loại hình hoạt động giáo viên sử dụng để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, đạt được mục tiêu giáo dục. Chương trình giáo dục mầm non 1990 hướng dẫn giáo viên sử dụng hình thức để tổ chức cho trẻ học tập dựa trên những nội dung sau:
-Chương trình nhìn nhận trẻ theo các đặc điểm tâm sinh lý khác biệt giữa các lứa tuổi hoặc là chuẩn hành vi của người lớn, chưa tính hết các nhu cầu hứng thú của trẻ, chưa thật sự gắn với cuộc sống hàng ngày của trẻ và nhất là còn sự chia cắt, tách rời nội dung giáo dục thành từng mảng ít quan hệ với nhau.
-Chương trình được xây dựng trên một hệ thống các bài học có cấu trúc chặt chẽ phân bổ theo các môn học riêng biệt, cụ thể các bộ môn như sau:
Làm quen với Toán, Làm quen Văn học, Làm quen chữ Viết, Tạo hình (vẽ, nặn, cắt dán), Âm nhạc, Thể dục. Dạy học theo bộ môn như trường Tiểu học bộc lộ sự cứng ngắc, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, cần có sụ lồng ghép tích hợp các bộ môn học mà chơi, chơi mà học.
-Môi trường học bao gồm các sách bài tập, giấy bài tập, các phiếu học hoặc những vật liệu học tập được chuẩn bị sẵn theo chương trình và xây dựng trước. -Trong quá trình học, giáo viên yêu cầu trẻ trả lời theo đúng mẫu giống nhau. Nhấn mạnh việc luyện tập kỹ năng và trí nhớ. Việc này hình thành một kỹ năng ở người giáo viên là luôn bắt trẻ “rèn luyện”. Ví dụ như cô giáo rèn trẻ vẽ hình một cái hoa một cái tách trà … y như mẫu, múa một bài hát y như cô giáo đã múa mẫu. Cả lớp múa đều, giống nhau thì người lớn (cô giáo, người dự giờ …) cùng khen nức nở.
-Nề nếp học tập trong giai đoạn này rất cứng ngắc và hầu như là theo khuôn mẫu cứng ngắc. Tất cả trẻ đều được dạy để thể hiện cùng một nhiệm vụ và đạt được những kỹ năng hẹp đã được xác định và dễ đo đạc. Trẻ càng ngoan, càng chú ý, càng trật tự thì càng tốt vì nhờ có điều đó cô giáo mới có điều kiện hướng dẫn đồng loạt cho cả lớp.Với cách tiếp cận truyền thống trong việc xây dựng chương trình, việc nhấn mạnh đến kết quả lĩnh hội kiến thức và chú trọng vai trò hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm giúp trẻ học những gì người lớn cho là cần thiết để đạt được các tiêu chuẩn đánh giá chung đã được định trước đã cản trở sự phát triển mạnh mẽ của trẻ ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sáng tạo. Một lĩnh vực mà nhờ có nó xã hội mới ngày một phát triển.
Với sự cứng ngắc và gò bó trong quan điểm giáo dục đã dẫn đến việc giáo viên sử dụng hình thức để giáo dục trẻ cũng rất là gò bó và cứng ngắc, có nhiều giáo viên rèn luyện nề nếp học tập của trẻ y như là trường phổ thông, cũng xếp hàng trật tự, ngồi ngay ngắn nghe cô giảng bài, bắt buộc trẻ làm theo mẫu cô đã đưa ra, học tập theo bộ môn, rèn kỹ năng, nhớ bài giảng của cô, tiếp thu kiến thức là trọng tâm… đã làm cho trẻ già trước tuổi của mình.
Từ những hạn chế trên, đòi hỏi chương trình cần có những cải tiến đổi mới [40,tr.5].
“Đưa ra một chương trình giáo dục mầm non có chất lượng cao, xét về chữ nghĩa là chọn một con đường đúng, là nhân tố chính của việc dạy học có hiệu quả. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, John Dewey đã đưa ra ý tưởng giáo dục có tính cách mạng – chương trình giảng dạy coi trẻ nhỏ là trung tâm. Ở chương trình giáo dục này thay vì ép trẻ làm theo những kế hoạch dạy học do người lớn định trước, các nhà giáo dục thiết kế chương trình riêng theo yêu cầu của mỗi trẻ. Đây là chương trình giúp trẻ nhỏ khám phá thế giới của mình bằng những suy nghĩ nhạy bén, thử nghiệm với mọi người, mọi đồ vật ở mọi nơi, được giáo viên khuyến khích, động viên, giúp các em phát triển ý tưởng khám phá ra những điều có ý nghĩa với chúng trong xã hội” [12,tr.5]. Cùng với sự hòa nhập và phát triển về kinh tế, ngành giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã có những nghiên cứu để thay đổi quan điểm giáo dục, đáng kể trong đó là việc đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục. Chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ có một ngày học tập ở trường mầm non thật là thoải mái, hồn nhiên, được sáng tạo, được vui chơi, được học tập tích hợp các bộ môn một cách đa dạng phong phú… như đúng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ, đúng với phương châm giáo dục trẻ mầm non là: chơi mà học, học mà chơi.
Phương pháp là gì? Theo www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn thì phương pháp là hệ thống các nguyên tắc vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan, nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Lý luận quyết định nội dung của phương pháp, song bản thân lý luận chưa phải là phương pháp; lý luận được vận dụng thành những nguyên tắc thì mới trở thành phương pháp; Từ điển bách khoa toàn thư cũng trích dẫn phát biểu của Hêghen rằng: “lý luận được tóm tắt trong phương pháp”. Về thực chất, phương pháp là lý luận đã được thực tiễn xác nhận và hướng trở lại ngay thực tiễn nghiên cứu. Hai đặc trưng cơ bản của
phương pháp : 1) Có nội dung khách quan sâu sắc, do bản chất và đặc điểm của khách thể nghiên cứu quyết định đã được đúc kết thành lý luận phản ánh nó; 2) Về hình thức, phương pháp có tính chủ quan, bởi vì phương pháp chỉ tồn tại trong đầu óc con người, nghĩa là trong hoạt động có ý thức, chứ không tồn tại ở bên ngoài và độc lập với con người. Phương pháp đúng đắn xuất phát từ lý luận khoa học đúng đắn và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Có phương pháp đúng, nhưng chưa chắc đưa đến kết quả tốt, bởi vì kết quả phụ thuộc vào kinh nghiệm sử dụng và nghệ thuật vận dụng phương pháp của con người. Hệ thống phương pháp của khoa học hiện đại rất phức tạp và đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại phương pháp khác nhau.
Theo www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn thì: danh từ phương pháp là: phương: hướng; pháp: phép. Lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả tốt nhất. Từ điển bách khoa toàn thư cũng trích câu nói của Bùi Kỉ rằng: “Học không có phương pháp thì dầu giùi mài hết năm, hết đời cũng chỉ mất công không”.
Theo từ điển Tiếng Việt, danh từ “giáo dục” có nghĩa là dạy bảo giáo dục thiếu nhi là một khoa học, hiểu theo nghĩa động từ thì giáo dục là nói đến quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống. Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh -
"Education" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả