CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
1.2. Nh ững vấn đề lý luận về ĐHGT chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm
Giá trị là một khái niệm phức tạp và có rất nhiều cách tiếp cận, là phạm trù chung của triết học, xã hội học, tâm lý học… dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về giá trị.
Trong các ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “giá trị” (value trong tiếng Anh), bắt nguồn từ valere của tiếng La-tinh có nghĩa là “khỏe mạnh, tốt, đáng giá”, ban đầu được dùng để chỉ một thứ gì đó đáng giá. Tuy nhiên, trong đời sống thông thường hiện nay, giá trị được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau. Trong Từ điển tiếng Việt [51] có nêu một số định nghĩa giá trị như sau:
23
- Cái gì làm cho một vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó.
- Tác dụng, hiệu lực.
- Lao động xã hội kết tinh trong sản phẩm hàng hóa.
- Số đo của một đại lượng.
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt [30] của tác giả Nguyễn Lân thì giá trị có ba nghĩa:
- Là phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa, biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng hóa (theo góc độ kinh tế)
- Phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người.
- Phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.
Như vậy, có thể thấy, tùy theo khía cạnh áp dụng, mục đích sử dụng mà từ “giá trị”
sẽ được hiểu khác nhau. Trong cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên [31], các tác giả đã tổng hợp hai xu hướng chính trong cách tiếp cận giá trị.
Xu hướng thứ nhất là quan điểm xã hội học giá trị với các đại diện M. Weber, V.Dilthey; O.Spengler. Theo quan điểm này, đời sống văn hóa xã hội của một cộng đồng người là cội nguồn của giá trị, còn chính bản thân giá trị lại được đồng nhất với các chuẩn mực, các nguyên tắc, cùng các quan điểm chuẩn mực đảm bảo sự hoạt động và sự biến đổi lịch sử của chúng. Cùng quan điểm này, có một số định nghĩa như sau:
- Theo Cyde Kluckhohn (1951): “Giá trị là quan niệm hiện hoặc ẩn liên quan đến nguyện vọng xác định của cá nhân hay tập thể, đem lại ảnh hưởng cho khả năng cũng như cách chọn lựa phương tiện và mục đích của hành vi” [16, tr.38]
- Theo Phạm Minh Hạc: “Giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động” [16, tr.23]
Xu hướng chính thứ hai là quan điểm tâm lý học giá trị. Theo quan điểm này, thế giới chủ quan của con người (mục đích cá nhân, cảm xúc, ý chí, nhu cầu, hay định hướng giá trị của mỗi cá nhân được hình thành trong xã hội) được xem xét như là nguồn gốc của giá trị, là hệ quy chiếu của những giá trị. Cho nên một sự vật, sự việc nào đó có giá trị nghĩa là khách thể đó phải có ý nghĩa, có giá trị đối với con người, làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Với cách tiếp cận này, có thể dễ dàng nhìn thấy mối liên hệ giữa thế giới khách thể với nhu cầu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người và tính đa dạng của thế giới giá trị.
Với cách tiếp cận này, có một số định nghĩa giá trị như:
- Theo Bách khoa toàn thư Xô Viết:“Giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa
24
của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [20].
- Theo Trần Trọng Thủy: “Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể, được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội thực tế phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trở nên động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định”
[46].
- Theo Từ điển tâm lý học (2008): “Giá trị là phạm trù triết học, xã hội học, tâm lý học thể hiện những gì có ích, có ý nghĩa của sự vật, hiện tượng, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn nhu cầu và phục vụ lợi ích của con người [8, tr.161].
Trong đề tài này, chúng tôi tiếp cận giá trị theo quan điểm thứ hai, tức là giá trị được hiểu là những gì có ích, có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể hay cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, trong định hướng giá trị thì các giá trị được xã hội định hướng cũng thường trùng với các giá trị chuẩn mực.
Từ các định nghĩa kể trên, có thể rút ra một số đặc điểm sau của giá trị:
- Giá trị có mặt khách quan và chủ quan: Mặt khách quan thể hiện ở chỗ giá trị được hình thành, phát triển trong thực tiễn xã hội và trở thành mục đích, tiêu chuẩn của nhóm, cộng đồng, xã hội và thay đổi khi điều kiện khách quan thay đổi, không phụ thuộc vào ý thức của con người với tư cách là chủ thể trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng. Đây chính là giá trị khách thể của sự vật, hiện tượng. Mặt chủ quan (giá trị chủ quan) là cùng một sự vật, hiện tượng nhưng đối với người này thì có giá trị, đối với người khác thì không có giá trị.
- Giá trị có tính tương đối và tính lịch sử (theo thời đại, chế độ xã hội, dân tộc, tôn giáo, giai cấp và cá nhân), giá trị trong thang giá trị cũng thay đổi.
- Giá trị chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người.
- Trong mỗi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể. Giá trị là nguồn gốc sâu xa thúc đẩy con người hoạt động, là cơ sở để
25 hình thành ĐHGT của họ [29, tr.41-44].
Ở góc độ tâm lý học, việc nghiên cứu giá trị chính là nhằm khám phá động cơ thúc đẩy đằng sau hành vi của con người, nghiên cứu định hướng giá trị để thấy rõ xu hướng của con người và dự báo hướng phát triển nhân cách của họ trong tương lai.
b. Phân loại giá trị: Có rất nhiều cách phân loại giá trị, có thể liệt kê một số cách phân loại như sau:
- Dựa vào sự thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người, giá trị được chia làm 2 loại chính là giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất thể hiện ở lợi ích vật chất mà một vật mang lại cho con người như tiền bạc, của cải. Còn giá trị tinh thần thể hiện ở lợi ích tinh thần mà một vật mang lại như hứng thú, niềm vui, sảng khoái, hy vọng… [42, tr.164]. Trong giá trị vật chất có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế, còn trong giá trị tinh thần thì có giá trị nhận thức, giá trị chính trị, giá trị pháp luật, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo…
- Dựa trên hệ thống hành vi, theo M. Popon và J.R. Williams, các giá trị chi phối hệ thống hành vi của con người: hành vi cơ thể, hành vi nhân cách, hành vi văn hóa và hành vi xã hội. Do đó, giá trị được chia thành các loại giá trị chủ yếu: các giá trị tính cách (sự thống nhất tính cách), các giá trị xã hội, các giá trị văn hóa và các giá trị tồn tại sinh học [42, tr.170].
- Theo phạm vi, người ta phân biệt giá trị xã hội và giá trị cá nhân, giá trị quốc tế và giá trị dân tộc [26]. Giá trị xã hội là những giá trị được một cộng đồng xã hội thừa nhận, trở thành chuẩn mực chung điều tiết các quan hệ xã hội. Giá trị cá nhân là giá trị riêng, mang tính chủ thể và chỉ có tác dụng điều tiết nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân đó.
Giá trị quốc tế là các giá trị chung của nhân loại trong một thời đại, được xem xét như là chuẩn mực chung trên toàn thế giới. Giá trị dân tộc là giá trị được coi trọng của một dân tộc nào đó, có ý nghĩa trong phạm vi của một quốc gia.
- Theo cấu trúc, M. Rokeach đã phân chia giá trị thành giá trị mục đích và giá trị phương tiện. Giá trị mục đích là những giá trị mang tính lý tưởng, là mục đích cao nhất của hành vi (tự do, bình đẳng, hòa bình...) Còn giá trị phương tiện là phương thức ứng xử lý tưởng, tối ưu đối với cá nhân và xã hội trong mọi tình huống có liên quan tới mọi đối tượng (trách nhiệm, trong sạch, thanh lịch, tự giác, dũng cảm…) [42, tr.172]
Ngoài ra còn một số cách xem xét cấu trúc giá trị khác, chẳng hạn như cấu trúc theo các mặt của con người thì chia thành giá trị kinh tế, giá trị xã hội, giá trị thể chất, giá trị tinh
26
thần, giá trị tri thức, giá trị đạo đức, giá trị chính trị; cấu trúc theo các mặt hoạt động, sinh sống thì có giá trị trong sản xuất, trong tiêu dùng, trong giao thông, trong sinh hoạt gia đình, trong việc sử dụng thời gian rỗi…[45].
- Theo cách tiếp cận hệ thống lịch sử, giá trị còn được chia thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Các giá trị truyền thống là các giá trị đã tồn tại và phát triển lâu đời. Các giá trị hiện đại là các giá trị mới xuất hiện trong xã hội, thường được tiếp nhận từ các nền văn hóa khác cùng thời do kết quả của quá trình giao lưu, hội nhập.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn cách phân loại giá trị theo sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) và theo các lĩnh vực, các mặt hoạt động của cuộc sống gia đình (giá trị trong các lĩnh vực sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, kinh tế gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình, các mối quan hệ trong gia đình) làm nền tảng cho nghiên cứu định hướng giá trị chất lượng cuộc sống của nữ giảng viên.
c. Vai trò của giá trị:
* Vai trò của giá trị nói chung:
- Giá trị định hướng tới mục tiêu, thúc đẩy và điều chỉnh hành động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đó.
- Giá trị là cơ sở của việc đánh giá thái độ, hành vi nào đúng và nên có, hành vi nào sai và không nên có, dẫn đến sự thống nhất, ổn định về tâm lý, đạo đức, tinh thần của cá nhân và xã hội. Nó là thang bậc, chuẩn hành vi để các thành viên của xã hội so sánh, đối chiếu, phân biệt được những hành động và suy nghĩ tốt đẹp, tích cực hoặc tiêu cực, sai lệch.
- Giá trị góp phần hình thành ý thức, thái độ và sức mạnh dư luận của đạo đức để đối phó với các hành vi đi ngược lại lợi ích xã hội
- Giá trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người.
* Đối với cá nhân mỗi người, giá trị có hai chức năng cơ bản:
- Là cơ sở cho sự hình thành và duy trì những ĐHGT trong ý thức con người, cho phép cá nhân giữ một lập trường xác định, bày tỏ quan điểm của mình, đánh giá và phê phán, là một bộ phận của ý thức, của nhân cách.
- Thúc đẩy hành vi, hoạt động của con người sự định hướng của con người trong thế giới xung quanh và nguyện vọng đạt được các mục đích riêng lẻ của họ đều được đối chiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc nhân cách.
d. Hệ giá trị, thang giá trị:
Hệ giá trị là tổ hợp các giá trị hay hệ thống giá trị, được xác định với phạm vi rộng
27
hẹp khác nhau tùy thuộc vào thời gian và chủ thể. Theo tác giả Hà Nhật Thăng, hệ giá trị “là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị” [45].
Các mô tả thông thường một hệ giá trị là:
- Các thành phần của hệ giá trị
- Các mối quan hệ giữa các thành phần - Chức năng chung của chúng
Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử. Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, các giá trị có tính dân tộc, các giá trị có tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị có tính lý tưởng và tính hiện thực...
Thang giá trị là một tổ hợp các giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định [16, tr.52]. Thang giá trị được hình thành và thay đổi theo thời gian và không gian của chủ thể (xã hội, nhóm, cá nhân). Trong quá trình hoạt động thực tiễn, các giá trị trong thang giá trị sẽ được chủ thể khẳng định, hoàn thiện, bổ sung hoặc tái lập các vị trí trên thang giá trị. Từ thang giá trị của cộng đồng, của xã hội, thang giá trị và thước đo giá trị của cá nhân sẽ được hình thành. Có thể kể đến một số thang giá trị như sau:
- Trong Nho giáo, “Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín” là đạo đức căn bản của người quân tử trong xã hội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta coi con người là giá trị cao nhất trong các giá trị vốn quý của xã hội, tất cả các giá trị khác đều sáng tạo ra vì con người. Thang giá trị được Người xác định là “Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm”, Người lấy hệ thống giá trị cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung với nước, hiếu với dân là thang giá trị cao nhất, là thước đo giá trị của con người Việt Nam. Trong đó, cái đức, cái thiện là cái cốt lõi, là gốc của mọi giá trị [45].
- Theo nhà giáo dục T.Makiguchi (Nhật Bản), hệ giá trị “Lợi, Thiện, Mĩ” là cơ bản nhất. Theo cách mô tả của T.Makiguchi thì hệ thống thang giá trị trên cấu trúc như một hình tháp trụ mà đáy là các giá trị thẩm mĩ, và đỉnh là các giá trị đạo đức [45].
28 1.2.1.2. Định hướng giá trị
Định hướng giá trị là một khái niệm trừu tượng, nên có khá nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị. Tuy nhiên, có thể phân loại các quan niệm này tập trung thành 3 hướng:
Hướng thứ nhất cho rằng ĐHGT là cách thức mà chủ thể dựa vào đó để đánh giá, phân loại các khách thể dựa trên giá trị của chúng.
Trong hướng tiếp cận này, theo Từ điển tâm lý học, ĐHGT là một khái niệm của tâm lý học xã hội, được sử dụng với hai nghĩa sau:
- Những cơ sở tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ mà chủ thể dựa vào để đánh giá hiện thực và định hướng vào hiện thực đó.
- Cách thức mà cá nhân dùng để phân loại các khách thể theo giá trị của chúng (ý nhân cách) [8, tr.161].
Điều này cũng trùng với ý trong Từ điển Tâm lý học tóm tắt do A. V Petrovxki và M.G. Iarosevki chủ biên (Petrovxki, A.V. & Iaroshevxki M. (1995). Với định nghĩa này, ĐHGT được thể hiện là một cách thức đánh giá giá trị của các khách thể hơn là sự định hướng về giá trị của cá nhân.
Hướng thứ hai cho rằng ĐHGT là thái độ lựa chọn, định hướng của con người vào các giá trị nào đó.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết, ĐHGT lại được hiểu là “thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần, một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người” [20].
Một số nhà xã hội học đã đồng nhất định nghĩa định hướng giá trị với tâm thế cá nhân, chẳng hạn như nhà xã hội học I.X. Kon (1967). Ông nêu lên quan điểm về định hướng giá trị là những định hướng vào giá trị xã hội nào đó, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. [28]
Hướng thứ ba cho rằng ĐHGT chính là hệ thống các giá trị đã được con người tiếp thu từ đời sống xã hội và lấy đó làm tiêu chuẩn của hành vi. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay, với nhiều định nghĩa tương đồng từ nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học.
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, ĐHGT được quan niệm như sau: “ĐHGT chính là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu