Nh ận thức của nữ giảng viên một số trường Đại học tại TP.HCM về chất lượng

Một phần của tài liệu định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 61 - 94)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG CUỘC

2.2. Th ực trạng định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên

2.2.1. Nh ận thức của nữ giảng viên một số trường Đại học tại TP.HCM về chất lượng

2.2.1.1. Quan niệm của nữ giảng viên về chất lượng cuộc sống gia đình

Trước hết, để tìm hiểu quan niệm của nữ giảng viên về CLCSGĐ, chúng tôi chọn lọc 4 quan niệm về CLCSGĐ theo cơ sở tiếp cận của đề tài và thông tin từ khảo sát mở để nghiên cứu. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3: Quan niệm của nữ giảng viên về chất lượng cuộc sống gia đình

STT Quan niệm về CLCSGĐ Tỉ lệ % Xếp hạng

1 Là đảm bảo về đời sống vật chất của gia đình 5,1 4 2 Là sự thỏa mãn, hài lòng của các thành viên

trong đời sống gia đình 21,2 2

3 Là sự thực hiện tốt, đầy đủ, hài hòa các chức

năng cơ bản của gia đình 16,2 3

4 Là sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về vật chất

lẫn tinh thần của gia đình 57,5 1

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy các nữ giảng viên có những quan điểm khác nhau về CLCSGĐ, nhưng hầu hết đều nhận định rằng CLCSGĐ không chỉ là sự đảm bảo về đời sống vật chất mà còn phải đảm bảo các khía cạnh khác của đời sống gia đình. Trong số đó, có đến 57.5% nữ giảng viên đồng ý với quan điểm “CLCSGĐ là sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình”.Đây là quan điểm tương đối bao quát và dễ tiếp nhận đối với hầu hết mọi người, thể hiện mong muốn hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Có khoảng 1/5 nữ giảng viên (21,2%) cho rằng “CLCSGĐ chính là sự thỏa mãn, hài lòng của các thành viên trong đời sống gia đình”. Cách hiểu này thể hiện CLCSGĐ cũng là sự hướng đến một kết quả mang tính tổng quát, thể hiện ra bằng sự thỏa mãn, hài lòng của các thành viên trong gia đình. Khi phỏng vấn sâu một số nữ giảng viên về quan niệm CLCSGĐ, chị N.T.H (31 tuổi, đã lập gia đình, GV Đại học KHXH&NV TP.HCM) chia sẻ: “Cuộc sống gia đình có chất lượng là cuộc sống gia đình mang lại sự thỏa mãn và hài lòng cao nhất. Biểu hiện của cuộc sống gia đình có chất lượng là các thành

60

viên đều muốn về với gia đình sau mỗi ngày ra ngoài làm việc, học tập; những niềm vui, nỗi buồn của các thành viên đều được tự nguyện chia sẻ và mọi người giúp đỡ nhau, quan tâm nhau; có những tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày; mọi người có được cảm giác gia đình là tổ ấm thiêng liêng…”. Rõ ràng, khi được hỏi CLCSGĐ được biểu hiện cụ thể như thế nào trong đời sống gia đình, đa phần các nữ GV đều chỉ ra các tiêu chuẩn như: gia đình có đời sống kinh tế ổn định, đủ cho các sinh hoạt gia đình, không khí vui vẻ, hòa thuận, con cái khỏe mạnh, phát triển tốt… Điều này cũng chính là sự thể hiện quan điểm

“CLCSGĐ là sự thực hiện đầy đủ, hài hòa các chức năng của gia đình”. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức rõ ràng về các chức năng cụ thể của gia đình, nên chỉ có 16,7% nữ giảng viên lựa chọn phương án này trong toàn mẫu nghiên cứu.

Có thể nói, đa phần các nữ giảng viên đều nhận thức tầm quan trọng của việc đảm bảo cả hai yếu tố vật chất và tinh thần trong gia đình để mang đến chất lượng cho cuộc sống gia đình nói chung. Đây là biểu hiện nhận thức khá tích cực và sẽ chi phối đến các suy nghĩ, thái độ và hành vi của nữ giảng viên trong đời sống thực tế, đặc biệt là trong cuộc sống gia đình.

2.2.1.2. Nhận thức của nữ GV về các giá trị chất lượng cuộc sống gia đình khái quát

Để tìm hiểu cụ thể hơn định hướng giá trị của nữ GV về CLCSGĐ, đề tài đã đưa ra câu hỏi để nữ GV đánh giá tầm quan trọng (theo 5 mức độ) của các giá trị thuộc về các khía cạnh khái quát của cuộc sống gia đình. Kết quả đánh giá được tính theo điểm trung bình và thể hiện ở bảng 2.4 sau đây.

Bảng 2.4: Đánh giá của nữ GV về các giá trị CLCSGĐ khái quát

STT Nội dung các giá trị ĐTB ĐLC Xếp

hạng 1 Kinh tế gia đình đáp ứng nhu cầu vật chất chính

đáng của cả gia đình. 4,24 0,60 4

2 Gia đình hoà thuận, đáp ứng nhu cầu tâm sinh

lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình. 4,61 0,55 1 3 Con cái được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, các

thành viên có điều kiện phát triển bản thân. 4,58 0,58 2 4 Gia đình có lối sống văn minh, bình đẳng. 4,39 0,60 3 5 Gia đình gắn bó với họ hàng, gia tộc, cộng đồng. 4,02 0,67 5

61

Trong số 5 giá trị đưa đưa ra khảo sát, có 2 giá trị được đánh giá ở mức độ “rất quan trọng”“Gia đình hòa thuận, đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình” (ĐTB: 4,61) và“Con cái được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, các thành viên có điều kiện phát triển bản thân”(ĐTB: 4,58), các giá trị còn lại đều được đánh giá ở mức độ “quan trọng”. Điều này cho thấy đối với việc đảm bảo CLCSGĐ, các nữ GV coi trọng các giá trị thuộc về đời sống tinh thần (tương ứng với các chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và chức năng giáo dục, xã hội hóa của gia đình) hơn là giá trị đảm bảo đời sống vật chất của gia đình.

Kết quả kiểm định T-test cũng cho thấy không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá của nữ GV ở các nhóm khách thể chưa có gia đình và đã lập gia đình, giữa các nhóm tuổi khác nhau và các nhóm học vị khác nhau đối với các giá trị số 1, 2, 3 và 5. Tuy nhiên, có một xu hướng là các nữ GV đã có gia đình đánh giá các giá trị với điểm số cao hơn so với nhóm nữ GV chưa có gia đình. Như vậy, có thể nói các nữ GV khá thống nhất trong việc đánh giá các giá trị khái quát về CLCSGĐ và đây là những giá trị mang tính chất định hướng cơ bản, rất ít có sự thay đổi qua nhiều thế hệ.

Giá trị “Gia đình có lối sống văn minh, bình đẳng” được xếp ở vị trí quan trọng thứ 3 với ĐTB 4,39. Đây là giá trị thể hiện sự tổ chức đời sống gia đình trên quan điểm hiện đại, thể hiện qua lối sống văn minh, bình đẳng, được đa số các nữ GV đánh giá ở mức độ “quan trọng”. Khi tiến hành kiểm định T-test giữa các nhóm nữ GV đã có gia đình và chưa có gia đình, chúng tôi nhận thấy nhóm nữ GV đã có gia đình đánh giá tầm quan trọng của giá trị này cao hơn nhóm còn lại (4,49 so với 4,26), sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa p=0,009.

Riêng giá trị “Gia đình gắn bó với họ hàng, gia tộc, cộng đồng” được xếp ở vị trí cuối cùng, cho thấy xu thế gia đình hiện nay của các nữ GV ở TP.HCM tập trung vào việc phát triển gia đình hạt nhân hơn là quan tâm đến dòng họ, gia tộc, cộng đồng. Một số nữ GV đến từ các địa phương khác nhưng đã có gia đình và đang sống tại TP.HCM nên việc liên hệ với họ hàng, gia tộc cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, có thể do cư dân TP.HCM là từ nhiều nơi đến sinh sống nên ít quen biết nhau, lại quá bận rộn với việc học hành, làm việc nên lối sống của các gia đình tại thành phố thường theo kiểu “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”, không có nhiều liên hệ giữa gia đình và cộng đồng xung quanh. Đây là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo vì thực trạng này có ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống thờ ơ, vô cảm của nhiều thanh thiếu niên thành thị hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng mừng là mặc dù đứng ở

62

vị trí cuối cùng trong bảng khảo sát này nhưng các nữ GV vẫn đánh giá giá trị này ở mức độ

“quan trọng”, tức là vẫn quan tâm đến họ hàng, gia tộc, cộng đồng trong việc đảm bảo CLCSGĐ.

Tóm lại, các nữ GV đều đánh giá các giá trị khái quát của CLCSGĐ ở mức độ “quan trọng” “rất quan trọng”, các giá trị tinh thần được đánh giá cao hơn các giá trị vật chất.

Trong đó, hai giá trị quan trọng nhất của CLCSGĐ là “Gia đình hòa thuận, đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên trong gia đình” “Con cái được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, các thành viên có điều kiện phát triển bản thân”.

2.2.1.3. Nhận thức của nữ GV về các giá trị CLCSGĐ cụ thể

a. Nhận thức của nữ GV về các giá trị CLCSGĐ cụ thể trong việc thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của gia đình

Chức năng sinh sản, duy trì nòi giống là một trong những chức năng rất quan trọng của gia đình, gắn liền với thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Do đó, khi nói đến ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV không thể không nói đến ĐHGT đối với việc thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống trong gia đình. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi dựa trên ý kiến của nữ GV (thể hiện mức độ đồng ý) đối với các giá trị cụ thể được thể hiện trong 5 nhận định.

Kết quả được xử lý theo điểm trung bình và trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Nhận thức của nữ GV về việc thực hiện chức năng sinh sản của gia đình

Stt Các nhận định ĐTB ĐLC Xếp

hạng 1 Có con là điều rất quan trọng với gia đình. 4,29 0,76 1 2 Gia đình chỉ nên có từ 1-2 con. 4,05 0,88 2 3 Tốt nhất là nên có con ngay sau khi kết hôn. 3,21 0,89 4 4 Nhất thiết phải có con trai trong gia đình. 2,19 0,94 5 5 Chỉ nên có con khi đã ổn định về tài chính,

chuyện học hành và công việc. 3,42 0,94 3

Về chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của gia đình, đề tài này quan tâm đến các khía cạnh như: vai trò của việc sinh con đối với gia đình, số lượng con cái, giới tính của con, thời điểm có con tốt nhất. Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, ở hầu hết các nhận định, độ lệch chuẩn khá cao (dao động từ 0,76 đến 0,94) thể hiện sự thống nhất không cao trong các ý kiến của các nữ GV xoay quanh các vấn đề kể trên. Tuy nhiên, khi kiểm định ANOVA,

63

kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong ý kiến đánh giá của các nhóm học vị khác nhau. Nói cách khác, sự khác biệt về học vị không làm ảnh hưởng đến nhận thức của nữ GV về việc thức hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của gia đình.

Nhận định được các nữ GV đánh giá ở mức độ “đồng ý” với ĐTB cao nhất và độ lệch chuẩn nhỏ nhất là “Có con là điều rất quan trọng với gia đình” (ĐTB: 4,29). Đây là quan niệm truyền thống của các gia đình Việt Nam, việc có con được xem là việc hệ trọng không chỉ là với đôi vợ chồng mà còn quan trọng đối với gia tộc, dòng họ. Có được những đứa con khỏe mạnh không chỉ là niềm hạnh phúc của người cha, người mẹ mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, gắn kết các thế hệ, các thành viên trong gia đình. Khi kiểm định T-test về ĐTB của giá trị này, có thể nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nữ GV chưa lập gia đình và nhóm nữ GV đã lập gia đình. Theo đó, nhóm GV đã có gia đình đánh giá cao hơn so với nhóm còn lại (ĐTB: 4,47 so với 4,08). Như vậy, rõ ràng là thực tế cuộc sống hôn nhân đã khiến nhiều nữ GV nhìn nhận khác đi về tầm quan trọng của việc sinh con đối với gia đình. Ngoài ra, hiện tượng vô sinh, hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều ở các cặp vợ chồng trẻ cũng có phần ảnh hưởng đến ĐHGT của các nữ GV về chuyện sinh con. Chị N.T.A.T (28 tuổi, GV trường ĐH KHXH&NV) chia sẻ: “Một trong những niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ là được thực hiện thiên chức người mẹ.

Trong điều kiện xã hội hiện nay, hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ngày càng nhiều nên việc có con lại càng trở nên quan trọng với các gia đình”.

Để xem xét ĐHGT của nữ GV đối với số lượng con trong gia đình, chúng tôi đưa ra nhận định “Gia đình chỉ nên có từ 1-2 con”. Nhận định này cũng đạt được ĐTB ở mức độ

“Đồng ý” (TB: 4,05). Kết quả này cũng tương đồng với ĐHGT về số con trong gia đình đã được khảo sát trong đề tài nghiên cứu “Định hướng giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 [15]. Trong thực tế, số liệu về mức sinh và quy mô gia đình Việt Nam liên tục giảm qua các năm, thể hiện xu hướng hiện nay của các gia đình là sinh ít con để đảm bảo việc nuôi dạy con cái được tốt. Nguyên nhân của thực trạng ĐHGT này có thể là do chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã có sự tác động đến hầu hết người dân, trong đó có các nữ GV. Hoặc chính bản thân nữ GV cũng nhận thức việc nuôi con thời hiện đại có nhiều khác biệt so với cách nuôi dạy truyền thống và việc sinh ít con sẽ giảm bớt các gánh nặng gia đình, đặc biệt là cho phụ nữ. Kết quả kiểm định T-test và ANOVA còn cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả của các nhóm khách thể. Nhóm nữ GV đã lập gia

64

đình có mức độ đồng ý cao hơn so với nhóm chưa lập gia đình (ĐTB: 4,17 so với ĐTB:

3,90, mức ý nghĩa p=0,014), nhóm nữ GV trong độ tuổi 30-39 tuổi có mức độ đồng ý cao hơn so với hai nhóm còn lại (ĐTB: 4,27 so với ĐTB: 3,88 và 4,08). Điều này có thể lý giải là những nữ GV đã lập gia đình, đặc biệt là những nữ GV đang trong giai đoạn nuôi con trước 18 tuổi là những người có trải nghiệm hôn nhân thực tế, có những dự định rõ ràng về số con mong muốn, cũng như hiểu được sự vất vả của việc nuôi dạy con nên nhận định có phần thực tế, chắc chắn hơn so với các nữ GV chưa lập gia đình.

Bàn về thời điểm tốt nhất để có con, đề tài đưa ra hai nhận định: “Tốt nhất là nên có con ngay sau khi kết hôn” “Chỉ nên có con khi đã ổn định về việc làm, chuyện học hành và công việc”. Cả hai nhận định này đều có điểm trung bình ở mức độ “Đồng ý một phần”. Điều này có nghĩa là các nữ GV cho rằng thời điểm có con tốt nhất không nhất thiết phải ngay sau khi kết hôn nhưng cũng không nên để đến lúc ổn định tất cả công việc, việc làm, học hành. Các nữ GV là những người chịu áp lực lớn từ việc phải học tập để nâng cao trình độ, phải đạt đến học vị thạc sĩ, tiến sĩ để đáp ứng yêu cầu về bằng cấp và công việc giảng dạy. Do vậy, thời điểm có con sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố; có những cặp vợ chồng phải trì hoãn việc sinh con để hoàn thành việc học tập, và ngược lại, có những nữ GV dù chưa ổn định về thu nhập và việc học hành nhưng vẫn quyết định sinh con vì đã tương đối lớn tuổi. Tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của độ tuổi đối với vấn đề này, kiểm định ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của các nữ GV ở các nhóm tuổi khác nhau. Các nữ GV ở độ tuổi dưới 30 tuổi đồng ý với nhận định “Chỉ nên có con khi đã ổn định về việc làm, chuyện học hành và công việc” (ĐTB: 3,58), trong khi đó các nữ GV từ 30-39 tuổi và từ 40 tuổi trở lên thì chỉ đồng ý một phần với nhận định này (ĐTB: 3,29 và 3,13). Kiểm định T-test giữa nhóm các nữ GV chưa lập gia đình và đã lập gia đình cũng cho ra kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm này. Nhóm nữ GV chưa có gia đình thì đồng ý với nhận định trên (ĐTB: 3,64) trong khi các nữ GV chưa lập gia đình thì chỉ đồng ý một phần (ĐTB: 3,42). Rõ ràng, với những nữ GV dưới 30 tuổi và chưa lập gia đình, vấn đề sinh con vẫn chưa thực sự là vấn đề cấp thiết và họ thường tập trung nhiều hơn vào việc học hành, ổn định sự nghiệp hơn so với các nữ GV trên 30 tuổi và đã lập gia đình.

Kết quả này cho thấy một sự liên hệ đáng chú ý với xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn của nhiều nữ GV tại TP.HCM hiện nay.

Điểm trung bình thấp nhất thuộc về nhận định “Nhất thiết phải có con trai trong gia đình”. Đa phần các nữ GV không đồng ý với nhận định này, có nghĩa là có con trai hay con

Một phần của tài liệu định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 61 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)