M ột số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành định hướng giá trị chất lượng cuộc

Một phần của tài liệu định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 98 - 141)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CHẤT LƯỢNG CUỘC

2.2. Th ực trạng định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên

2.2.4. M ột số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành định hướng giá trị chất lượng cuộc

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV, chúng tôi đưa ra một số yếu tố và xem xét sự đánh giá của các nữ GV về mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đó. Kết quả xếp theo thứ tự ĐTB từ cao đến thấp, trình bày ở bảng 2.18.

Bảng 2.18: Một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT CLCSGĐ của nữ giảng viên

Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC

1 Sự tự ý thức của bản thân 4,25 0,72

2 Cách giáo dục của cha mẹ, truyền thống gia đình 4,23 0,66 3 Sự trao đổi quan điểm với người bạn đời 4,00 0,73 4 Đòi hỏi của nghề nghiệp, việc làm 3,68 0,80 5 Việc học hỏi, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp 3,57 0,74 6 Việc tham khảo sách, báo, internet, tivi… 3,52 0,78 7 Truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc 3,32 0,76 8

Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân

gia đình 3,05 0,80

Theo kết quả ở bảng 2.18, có thể nhận thấy có 6 yếu tố được đánh giá ở mức độ “ảnh hưởng nhiều”, 2 yếu tố được đánh giá là “ảnh hưởng trung bình”. Độ lệch chuẩn của các ý kiến dao động từ 0,66 đến 0,8 cho thấy có sự chênh lệch giữa các ý kiến đánh giá nhưng cũng không đến mức độ quá chênh lệch.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành ĐHGT CLCSGĐ chính là yếu tố thuộc về bản thân của các nữ GV với ĐTB 4,25. ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV bị ảnh hưởng nhiều bởi chính tính cách và quá trình tự ý thức của họ. Bản thân các nữ GV là những người trí thức, có thế giới quan khoa học và thường xuyên trau dồi kiến thức nên trong quá trình tiếp xúc với thực tế xã hội, mỗi nữ GV có sự hình thành bộ lọc nhân cách để lựa chọn những giá trị phù hợp với bản thân mình.

97

Yếu tố có mức độ ảnh hưởng xếp thứ 2 đối với các nữ GV là yếu tố “Cách giáo dục của cha mẹ, truyền thống gia đình” (ĐTB: 4,23). Độ lệch chuẩn của yếu tố này là 0,66, thấp nhất trong tất cả 8 yếu tố, cho thấy các ý kiến khá thống nhất khi đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố này. Những trải nghiệm thực tế từ môi trường gia đình, từ tấm gương của cha mẹ, ông bà chính là những nền móng cho sự hình thành ĐHGT CLCSGĐ khi trưởng thành của con người. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục gia đình trong việc định hướng các giá trị cho con cái, trong đó có ĐHGT về CLCSGĐ.

Do vậy, các bậc cha mẹ phải là những người có những ĐHGT về CLCSGĐ đúng đắn, hợp lý thì mới có thể gieo vào tâm trí con cái những nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về cuộc sống gia đình sau này.

Bên cạnh sự tự ý thức và ảnh hưởng từ sự giáo dục gia đình, ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội khác. Một trong những kết quả rất thú vị là sự ảnh hưởng từ người bạn đời đến ĐHGT CLCSGĐ của các nữ GV được xếp ở vị trí thứ 3.

Điều này đã cho thấy, đối với các nữ GV, CLCSGĐ phải được xây dựng trên cơ sở là sự thống nhất về ĐHGT giữa vợ và chồng. Quá trình ĐHGT đó cũng là một quá trình động với sự biến đổi, thích nghi, điều chỉnh dần dần trong cuộc sống gia đình. Như vậy, có thể thấy rõ, ĐHGT của người đàn ông trong gia đình cũng là điều hết sức quan trọng đối với ĐHGT của phụ nữ nói riêng và ĐHGT CLCSGĐ nói chung. Tuy nhiên, trong thực tế, để có được sự thống nhất giữa vợ và chồng trong ĐHGT CLCSGĐ không phải là điều dễ dàng, nếu không muốn nói là một thử thách đối với các nữ GV.

Ngoài ra, ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV còn bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi của nghề nghiệp, việc làm, từ sự trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp. Với những đòi hỏi của nghề nghiệp, nhiều nữ GV phải dành nhiều thời gian để phát triển chuyên môn, học tập nâng cao trình độ, điều này ít nhiều làm ảnh hưởng tới những định hướng tương lai của nữ GV khi nghĩ đến chuyện lựa chọn bạn đời, thời điểm lập gia đình hoặc thời điểm có con. Môi trường sư phạm cũng đòi hỏi tính mô phạm của người GV, không chỉ là trên bục giảng mà còn trong lối sống, nếp sống hàng ngày, bởi thế cũng làm ảnh hưởng đến các mục tiêu, chuẩn mực của nữ GV trong việc xây dựng CLCSGĐ.

Hai yếu tố được đánh giá ở mức độ “ảnh hưởng trung bình” là “Truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc”“Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình”. Theo nhiều nữ GV, với sự thay đổi rất nhiều của xã hội hiện nay, các truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc đôi khi không còn phù hợp trong cuộc sống thực tại, đặc biệt là

98

cuộc sống năng động như ở TP.HCM. Hơn nữa, nhiều nữ GV đi học ở nước ngoài, tiếp thu nhiều tư tưởng mới nên cũng có những nhận thức khác so với các chuẩn mực truyền thống, chẳng hạn như quan điểm về hôn nhân, quan điểm về sự bình đẳng giới, quan điểm trong việc nuôi dạy con cái…

Các chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình cũng có sự ảnh hưởng đến ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV nhưng mức độ ảnh hưởng không cao. Đây là một thông tin đáng lưu ý vì nó phản ánh một khoảng cách nhất định giữa các chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình hiện có với đời sống thực tế của người dân, hoặc các chính sách này chưa thật sự tiếp cận và đáp ứng được các nhu cầu bức thiết của nữ GV.

So sánh giữa các nhóm khách thể, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong ý kiến đánh giá của các nữ GV có học vị khác nhau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đối với ĐHGT CLCSGĐ của các nhóm nữ GV ở các độ tuổi khác nhau thì lại có nhiều điểm khác biệt đáng lưu ý, cụ thể ở bảng 2.19 sau đây.

Bảng 2.19: Kết quả kiểm định ANOVA về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đối với ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV ở các nhóm tuổi khác nhau

Stt Các yếu tố ảnh hưởng Dưới

30 tuổi

Từ 30-39 tuổi

40 tuổi trở lên

Mức ý nghĩa 1 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn

nhân, gia đình 3,14 2,86 3,21 0,046

2 Truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc 3,50 3,05 3,38 0,00 3 Việc tham khảo sách, báo, internet, tivi 3,55 3,60 3,13 0,029 4 Sự trao đổi quan điểm với người bạn đời

(người yêu) 4,08 4,03 3,58 0,010

Các thông tin trên thể hiện mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đối với ĐHGT CLCSGĐ của từng nhóm tuổi nữ GV. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân, gia đình có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến các nữ GV ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên so với các nhóm còn lại. Mặt khác, các nữ GV dưới 40 tuổi lại bị ảnh hưởng từ việc tham khảo sách, báo, internet, ti vi nhiều hơn so với các nữ GV trên 40 tuổi. Đối với nữ GV dưới 30 tuổi, sự ĐHGT của họ bị ảnh hưởng bởi sự trao đổi quan điểm với bạn đời hoặc với người yêu và truyền thống văn hóa địa phương nhiều hơn so với các nữ GV từ 30 tuổi trở lên. Các thông tin này cũng rất hữu ích khi các đơn vị, cá nhân lựa chọn những kênh, phương thức tác động đến ĐHGT CLCSGĐ của các nữ GV trong từng nhóm tuổi khác nhau.

99

Nói tóm lại, có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV. Trong đó, những yếu tố đóng vai trò quan trọng là cách giáo dục của cha mẹ, truyền thống gia đình và sự trao đổi quan điểm của người bạn đời. Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò quyết định nhất đến ĐHGT của nữ GV về CLCSGĐ vẫn là yếu tố tự nhận thức của cá nhân.

Các yếu tố khác thuộc về văn hóa, xã hội chỉ có sự tác động ở mức độ trung bình.

100

Ti ểu kết chương 2

Qua nghiên cứu về thực trạng định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình, có thể rút ra một số điểm cơ bản như sau:

- Về mặt nhận thức: đa phần các nữ giảng viên đều nhận thức tầm quan trọng của việc đảm bảo cả hai yếu tố vật chất và tinh thần trong gia đình để mang đến CLCSGĐ, các giá trị tinh thần được đánh giá cao hơn các giá trị vật chất. Trong đó, hai giá trị quan trọng nhất là “Gia đình hòa thuận, đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên” và

“Con cái được nuôi dưỡng và giáo dục tốt, các thành viên có điều kiện phát triển bản thân”.

Hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức của các nữ GV có học vị khác nhau, tuy nhiên lại có nhiều khác biệt giữa các nhóm nữ GV ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân khác nhau.

- Về mặt thái độ và hành vi: Thái độ của các nữ GV thể hiện sự khẳng định lại các giá trị CLCSGĐ trong nhận thức của họ. Tuy vậy, cũng có một vài giá trị dù đã được nhận thức là rất quan trọng nhưng các nữ GV chưa thái độ vẫn chưa thực sự rõ ràng. Còn thể hiện qua xu hướng hành vi, ĐHGT về phát triển nghề nghiệp và ĐHGT về cuộc sống gia đình được các nữ GV quan tâm nhất. Trong ĐHGT về CLCSGĐ, các nữ GV coi trọng việc dành thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái và phát triển các mối quan hệ gia đình hơn so với các vấn đề kinh tế gia đình. Học vị khác nhau hầu như không ảnh hưởng đến xu hướng hành vi nhưng tình trạng hôn nhân lại có ảnh hưởng rất rõ rệt đến xu hướng hành vi của các nữ GV.

- Về các khó khăn của nữ GV trong việc thực hiện ĐHGT CLCSGĐ: Hai khó khăn phổ biến nhất đối với các nữ GV trong việc thực hiện ĐHGT CLCSGĐ là thu nhập thấp và thiếu thời gian cho gia đình. Ngoài ra, các nữ GV ở những nhóm khách thể khác nhau cũng gặp phải những khó khăn đặc thù riêng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT CLCSGĐ: Yếu tố đóng vai trò quyết định nhất đến ĐHGT của nữ GV về CLCSGĐ là yếu tố tự nhận thức của cá nhân. Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến ĐHGT CLCSGĐ của nữ GV là cách giáo dục của cha mẹ, truyền thống gia đình và sự trao đổi quan điểm của người bạn đời. Các yếu tố khác thuộc về văn hóa, xã hội chỉ có sự tác động ở mức độ trung bình.

101

K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra như sau:

1.1. Về mặt lý luận

Phân tích, làm rõ các khái niệm: giá trị, định hướng giá trị, chất lượng, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống gia đình, nữ giảng viên, định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên… làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

1.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên một số trường Đại học tại TP.HCM cho phép rút ra một số kết luận sau đây:

- Về mặt nhận thức: đa phần các nữ giảng viên đều nhận thức tầm quan trọng của việc đảm bảo cả hai yếu tố vật chất và tinh thần trong gia đình để mang đến CLCSGĐ, các giá trị tinh thần được đánh giá cao hơn các giá trị vật chất. Hầu như không có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức của các nữ GV có học vị khác nhau, tuy nhiên lại có nhiều khác biệt trong sự lựa chọn, đánh giá các giá trị cụ thể về CLCSGĐ của các nhóm nữ GV ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân khác nhau.

Đối với chức năng sinh sản, duy trì nòi giống của gia đình, ĐHGT của đa số các nữ GV có nhiều sự tương đồng với ĐHGT chung của người dân Việt Nam hiện nay, cụ thể là coi trọng việc có con trong gia đình, số con từ 1-2 con, giới tính của con là trai hay gái đều được.

ĐHGT của các nữ GV đối với chức năng kinh tế gia đình, nhóm giá trị về thu nhập được đánh giá là quan trọng nhất, kế đến là nhóm giá trị về tài sản, cuối cùng là nhóm giá trị về chi phí.

ĐHGT của các nữ GV đối với chức năng giáo dục, xã hội hóa của gia đình là chú trọng đến giáo dục đạo đức và giáo dục thể chất cho con cái.

Về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của gia đình, ĐHGT CLCSGĐ của các nữ GV có chiều hướng nghiêng về các giá trị cụ thể hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của toàn gia đình hơn là các giá trị hướng đến sự thỏa mãn của từng cá nhân. Riêng với mối quan hệ vợ chồng, hai giá trị được đánh giá là rất quan trọng là sự tôn trọng và tin tưởng giữa vợ chồng.

102

- Về mặt thái độ và hành vi: Thái độ của các nữ GV với các giá trị CLCSGĐ khá trùng khớp với các giá trị đã được lựa chọn và đánh giá cao ở phần nhận thức. Qua xu hướng hành vi, có thể thấy các nữ GV quan tâm nhất đến ĐHGT về phát triển nghề nghiệp và ĐHGT về cuộc sống gia đình. Trong ĐHGT về CLCSGĐ, các nữ GV coi trọng việc dành thời gian để chăm sóc, nuôi dạy con cái và phát triển các mối quan hệ gia đình hơn so với các vấn đề kinh tế gia đình. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rất rõ rệt đến xu hướng hành vi của các nữ GV.

- Về các khó khăn của nữ GV trong việc thực hiện ĐHGT CLCSGĐ: Hai khó khăn phổ biến nhất là thu nhập thấp và thiếu thời gian cho gia đình.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGT CLCSGĐ: Yếu tố đóng vai trò quyết định nhất là yếu tố tự nhận thức của cá nhân. Những yếu tố ảnh hưởng lớn là cách giáo dục của cha mẹ, truyền thống gia đình và sự trao đổi quan điểm của người bạn đời... Các yếu tố khác thuộc về văn hóa, xã hội chỉ có sự tác động ở mức độ trung bình.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các trường Đại học tại TP.HCM

- Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn tới đời sống vật chất lẫn tinh thần của các nữ giảng viên bằng các biện pháp cụ thể: cải thiện chế độ lương bổng, tăng phụ cấp, kinh phí nghiên cứu khoa học, tạo môi trường làm việc thân thiện, có các chính sách chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần của nữ GV…

- Có những chính sách ưu tiên cụ thể đối với các nữ giảng viên trong nghề nghiệp, đặc biệt là về chế độ đãi ngộ, bố trí công việc hợp lý, chú ý đến các phúc lợi xã hội cho nữ GV đang mang thai, có con nhỏ, ưu tiên xét duyệt học bổng, cho nữ GV có thời gian dài hơn để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ so với nam GV...

- Công đoàn có thể tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ, tổ chức các chuyên đề để các nữ GV được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và học hỏi thêm các kiến thức về hôn nhân và gia đình.

2.2. Đối với các nữ giảng viên:

- Tiếp tục phát huy và thực hiện những giá trị tốt đẹp trong định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình.

- Các nữ GV nên có sự sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch rõ ràng để chủ động cân bằng giữa công việc, gia đình và chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, khi gặp khó khăn, các nữ GV nên có những đề xuất cụ thể đến các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong Nhà

103

trường để nhận được những sự hỗ trợ hoặc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nữ GV yên tâm công tác.

- Các nữ GV trẻ cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về đời sống hôn nhân, gia đình, tăng cường giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, mở rộng quan hệ xã hội để có sự xác định rõ ràng và điều chỉnh định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của bản thân cho phù hợp, giảm bớt sự cầu toàn, lý tưởng.

- Các nữ GV đã lập gia đình nên chia sẻ để thống nhất với chồng và các thành viên khác trong gia đình về các định hướng giá trị cuộc sống gia đình nói chung và đề ra những biện pháp để cùng nhau thực hiện những định hướng đó như là trách nhiệm chung của cả gia đình.

2.3. Đối với gia đình của các nữ GV:

- Người bạn đời của các nữ GV nên có sự tôn trọng, tin tưởng các nữ GV, cảm thông với những yêu cầu trong nghề nghiệp của vợ, đặc biệt là về vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn để hỗ trợ, động viên về tinh thần và san sẻ trách nhiệm xây dựng cuộc sống gia đình với các nữ GV.

- Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ trách nhiệm xây dựng chất lượng cuộc sống gia đình với các nữ GV, có ý thức xây dựng bầu không khí gia đình luôn hòa thuận, đầm ấm.

Một phần của tài liệu định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ giảng viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 98 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)