CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ
2.2. Các bi ện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà hai văn bản “Chiếu dời đô” và “H ịch tướng sĩ”
2.2.1. Các bi ện pháp hướng dẫn HS tự học ở nhà trước khi học hai văn bản
Làm thế nào để thâu ngắn lại con đường kinh nghiệm của nhân loại? Chỉ có đọc sách (ĐS), ngoài ra ít có PP nào hơn nữa, nhưng chỉ đọc những sách hay mà thôi và phải biết cách đọc.
GV có thể hướng dẫn HS cách ĐS theo mô hình SQ3R như sau:
“SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh: “survey, question, read, recite, review”
(quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). SQ3R không phải là một PP đọc sách nhanh hơn, mà là một chiến thuật (cách thức hoàn thành nhiệm vụ trong từng phần) học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi”. (Học hiệu quảcủa Robinson, Francis Pleasant, đăng trên Báo Giáo dục)
Bước 1- Quan sát tổng thể (Survey): là nhìn tổng thể về vấn đề mà các em sắp đọc trước khi đi vào chi tiết. Cụ thể là đọc tựa đề, đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, xem các tiêu đề nhỏ giúp các em hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương (lối tư duy hình cây).
49
Bước 2- Đặt câu hỏi (Question): những vấn đề quan trọng mà các em cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học (cái gì? tại sao? bằng cách nào? người nào? khi nào? và ở đâu?) Và đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, vở ghi hay bất cứ nơi nào mà các em cảm thấy thuận tiện.
Bước 3- Đọc (Read): đọc không phải là lật lướt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi HS tự đặt ra hay thầy cô, tác giả nêu ra. Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ, cho nên, khi đọc, các em hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được.
Bước 4- Trả bài (Recite): đôi khi HS cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính.
Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn mà các em vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết để tự trả bài.
Bước 5- Ôn tập (Review): ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã được gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ sót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng.
GV có thể chọn một trong hai quan niệm về ĐS dưới đây để hướng dẫn HS.
Quan niệm của Nguyễn Duy Cần về cách ĐS:
Đầu tiên, GV chỉ cho các em làm quen với họ tên tác giả, tên sách, sau đó đọc mục lục, đọc lời nói đầu, đọc lướt qua cuốn sách, rồi đọc kĩ. Ông viết: “ĐS là tìm nắm lấy cái đại ý của toàn tập, muốn vậy phải đọc nó suốt một hơi, đừng bận những tiểu tiết về văn từ cũng như về ý tưởng. Về sau sẽ đọc trở lại vài lần một khi đã nắm được đại ý. Bấy giờ ta sẽ đọc kĩ lại từng chương, từng đoạn, từng câu. Nhưng bao giờ cũng phải biết để ý đến chỗ thuần nhất của nó.” [9, tr.68]
Sau đó, ghi lại những cảm nhận của bản thân, tóm tắt nội dung (khâu hết sức cần thiết, có thể tóm tắt dưới nhiều dạng: làm dàn bài, làm sơ đồ, bảng tổng kết).
Quan niệm của Nguyễn Hiến Lê về cách ĐS [31, tr.77- 90]:
50
Trước khi đọc một cuốn sách nào, HS nên xác định cụ thể mục tiêu đọc là gì, sau đó hãy mở coi mục lục, suy nghĩ về nhan đề mỗi chương đã. Rồi trước khi đọc lại lần thứ hai, ta cũng nên theo bảng mục lục và đọc kĩ những phần trọng tâm.
Đọc nhiều hay ít? Đọc nhiều sách hay ít tùy mục đích và trình độ của mỗi người. Đọc nhanh hay chậm? Đọc mau hay chậm là tùy tính tình từng người, tùy vào lĩnh vực mình hiểu biết hay không và cũng tùy sách nữa.
ĐS nên có cây bút và tờ giấy trong tay. Vì chúng ta sẽ ghi lại ra giấy những nhận xét, đánh giá, cảm nhận của chúng ta ở đoạn nào đó, về vấn đề đang quan tâm, nó thuộc trang nào… rất tiện cho việc xem lại. Hay gặp những chương, mục, phần, đoạn quan trọng sau này muốn đọc lại, bạn nên đánh dấu ở bảng mục lục.
HS nên đọc đi đọc lại, đọc một lần thì chưa phải là học, vì đọc như thế chỉ mới có những cảm tưởng mờ mờ, không nhớ rõ được gì.
b/ Hướng dẫn HS cách tự làm việc với văn bản Đọc- hiểu SGK Ngữ Văn 8
Hướng dẫn cho HS tự đọc hiểu ở nhà là công việc tạo tiền đề cho việc cảm thụ ở trên lớp, góp phần hình thành những cảm xúc, ấn tượng của HS trong giờ Đọc- hiểu trên lớp; tự đọc ở nhà là bước “tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu sắc hơn”.
Ngay từ đầu học kì của môn Văn, HS nên lật phần “mục lục” cuối SGK, sau đó ghi lại một cách hệ thống thứ tự các bài theo 3 phân môn: Đọc- hiểu, Tiếng Việt và Tập làm văn để có một cái nhìn khái quát. Ở mỗi bài học đều có 4 phần (văn bản, chú thích, câu hỏi hướng dẫn học bài và luyện tập), HS nên đọc tuần tự các phần một lượt để có cái nhìn khái quát về bài học và nắm bắt các yếu tố ngoài văn bản để hiểu văn bản hơn. Sau đó, quay lại đọc hiểu văn bản.
GV cần chỉ cho HS, khi đọc hiểu văn bản, nên vận dụng các hình thức và các cấp độ đọc hiểu tùy theo bài:
Có nhiều hình thức đọc hiểu, tuỳ thuộc vào dấu hiệu phân chia để gọi tên: đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt, đọc chậm, đọc kĩ, đọc sâu, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc sáng tạo, đọc đối thoại, đọc tái hiện, đọc trải nghiệm, đọc phân tích, đọc bình giá, đọc tóm tắt, đọc khắc sâu, đọc khép kín, đọc theo lối mở…
Bản thân việc đọc hiểu có nhiều cấp độ, tùy theo quan điểm của mỗi người (GV nên chọn theo một quan điểm, sau đó hướng dẫn HS để các em không bị rối):
Hoạt động đọc hiểu có 3 cấp độ: đọc kĩ, đọc sâu, đọc sáng tạo. (GS. Nguyễn Thanh Hùng). Cũng có người chia hoạt động đọc hiểu làm 3 cấp độ, nhưng là: đọc và hiểu những
51
điều viết trên những dòng chữ; đọc và suy ngẫm những điều ở giữa các dòng chữ; đọc và hiểu những điều đang diễn ra ở ngoài những dòng chữ.
Có người chia đọc hiểu làm 4 cấp độ đọc: mức 1- đọc thông, đọc đúng; mức 2- là đọc kĩ, đọc sâu; mức 3- đọc hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc; mức 4- đọc sáng tạo (mức cao nhất), đọc để thưởng thức. Trong các mức đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài (GS.
Trần Đình Sử).
c/ Hướng dẫn HS cách tự làm việc với 2 văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ ở nhà trước khi học bài:
Đối với học sinh THCS, việc đọc văn bản là để: hiểu nội dung, tìm chi tiết nghệ thuật đặc sắc, phân tích và cảm thụ những đoạn văn hay và sau đó là để trả lời các câu hỏi cuối SGK. “Việc chuẩn bị bài học của HS bằng cách trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài ở cuối mỗi bài học trong SGK và những câu hỏi phụ GV yêu cầu, trước khi đến lớp, chính là một hoạt động TH thường xuyên, có tác dụng tốt đối với nhận thức của người học, vì nó đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân cao trong hoàn cảnh không có sự giúp đỡ trực tiếp của GV.” [43, tr.33]
Cách hướng dẫn HS đọc SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài ở nhà trước khi đến lớp:
HS nên đọc câu hỏi trước, lấy đó làm mục tiêu để đọc văn bản; đọc xong văn bản thì quay lại trả lời câu hỏi vào vở soạn. “Khi đọc văn bản, không chỉ tiếp xúc với văn bản trên bề mặt hình thức mà HS phải cố gắng thâm nhập vào nội dung văn bản. Đây chính là bước đầu tiên trong quá trình hình thành cho HS năng lực, thói quen tự ĐS, tự nghiên cứu để hiểu và nắm bắt tài liệu”. [53, tr.30]
Cách đọc bài “Chiếu dời đô”: giọng trang trọng, mạch lạc, rõ ràng; chú ý những câu hỏi, câu cảm, danh từ riêng, từ cổ; câu cuối bài đọc bằng giọng đối thoại.
Cách đọc bài “Hịch tướng sĩ”: đoạn nêu gương sử sách đọc với giọng thuyết giảng;
đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả đọc bằng giọng tự bạch, chậm rãi; đoạn phê phán, phân tích thiệt hơn đọc với giọng mỉa mai, chế giễu, khích động; đoạn cuối đọc với giọng dứt khoát, đanh thép; câu cuối bài lại đọc với giọng chậm, tâm tình. Nhìn chung giọng điệu cần hùng hồn, tha thiết.
Trước khi trả lời các câu hỏi cuối SGK, cần đọc kĩ văn bản, sau mới làm bài tập. Đọc kĩ từng bài tập, bài dễ làm trước bài khó làm sau (có thể tham khảo các tài liệu giải bài tập, hỏi bạn bè nhưng phải hiểu vì sao lại làm như vậy). Nếu khả năng bản thân tìm mọi cách
52
vẫn không làm được các bài tập khó, HS có thể nêu thắc mắc với GV trong giờ lên lớp. Với các câu hỏi phụ GV đưa thêm, các em nên nghiên cứu hướng làm bài và làm thử ra giấy nháp là được.
2.2.1.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện hỗ trợ tự học
“Qua thực tế hướng dẫn HS tự học và TH có kết quả, chúng tôi thấy ngoài SGK, ít nhất phải có một số tài liệu, phương tiện hỗ trợ khác như: phiếu hướng dẫn tự học (phiếu học tập- PHT), sử dụng mẫu nhật kí đọc sách (NKĐS), sách bài tập, sách tham khảo…”
[40, tr.26- 27]
a/ Sử dụng phiếu hướng dẫn học sinh tự học (phiếu học tập- PHT)
“Phiếu học tập là một mảnh giấy thường được in sẵn nhằm mục đích hỗ trợ người học sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu bài tốt hơn. GV có thể yêu cầu HS điền vào khoảng trống trong tờ giấy để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơ đồ.” [36, tr.3] Đây là tài liệu để GV điều khiển gián tiếp hoạt động tự học của HS. Thông qua PHT, GV giúp HS định hướng thông tin và chỉ ra nội dung, PP thu nhận, xử lí thông tin khi làm việc với tài liệu SGK và TLTK… Mặt khác, PHT sau khi được HS hoàn thành cũng phản ánh kết quả của QTTH và cũng dựa vào nó mà thầy đánh giá trò và trò tự kiểm tra, đánh giá mình. Ngoài chức năng hỗ trợ, thay thế một phần công việc trực tiếp của GV trong vấn đề điều khiển và truyền đạt thông tin dạy học, PHT còn giúp HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng hoạt động tư duy độc lập như: so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, suy luận…
PHT ở hai bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ bao gồm 4 nội dung sau:
Hướng dẫn HS cách đọc văn bản của bài học;
Câu hỏi phụ GV đưa thêm (HS về nhà chuẩn bị theo tổ);
Yêu cầu sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học;
Bài tập về nhà (các bài tập ngắn hoặc ghi NKĐS).
GV sẽ phát PHT cho HS từ buổi học hôm trước để các em về nhà xem và chuẩn bị.
(Cụ thể hai PHT như thế nào, xin xem giáo án phần Phụ lục, mục E.5.) b/ Sử dụng nhật kí đọc sách
Mẫu NKĐS (hình thức ghi chép được sử dụng để diễn tả nhiều hoạt động viết của HS trong quá trình tìm hiểu văn bản tác phẩm văn chương). Mẫu này gồm 10 bài tập (Hình ảnh, Quan điểm, Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả, Hồ sơ nhân vật, Điểm
53
sách/ phê bình, Bản thân và truyện, Trình tự sự kiện, Phần đặc sắc của truyện và Giải thích) hướng dẫn HS đọc và ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, phán đoán của bản thân về những gì các em đã đọc một cách tự do.
Vận dụng mẫu NKĐS, GV hướng dẫn HS tự học như sau:
GV chọn một văn bản, chia lớp thành nhiều nhóm, 5 HS/ nhóm. Sau đó, yêu cầu mỗi HS chọn thực hiện một bài tập trong NKĐS, các thành viên trong nhóm không được chọn bài tập giống nhau. HS có một tuần để đọc và viết NKĐS ở nhà trước khi đến lớp.
Khi lên lớp, HS ngồi theo nhóm, mỗi nhóm có 30 phút thảo luận (yêu cầu HS không đọc mà trình bày tóm tắt những gì mình đã viết, các thành viên trong nhóm có thể ngắt lời bạn để nêu ý kiến của mình) về những gì các em đã ghi chép. Tiếp theo, tổ chức cho các nhóm chia sẻ ý kiến với nhau về những gì mình đã ghi chép về tác dụng của NKĐS và của việc thảo luận về văn bản. [25, tr.2- 4]
Vận dụng phương tiện là mẫu NKĐS vào 2 văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, chúng tôi thiết kế 2 dạng bài tập cho HS như sau:
Dạng 1: Sau khi đọc xong văn bản, em tâm đắc (hay ấn tượng) nhất điều gì (hoặc nhân vật nào)? Thử đưa ra lí do tại sao?
Dạng 2: Khi đọc trước văn bản, vấn đề em thắc mắc là gì? Em mong muốn điều gì ở giáo viên khi dạy 2 văn bản này trên lớp để thỏa mãn những thắc mắc ấy?
c/ Sử dụng mạng internet
Ngày nay, mạng internet hầu như phủ khắp cả nước, việc truy cập để tìm kiếm và trao đổi thông tin trở nên dễ dàng. Nếu chịu khó tìm, hoặc biết cách tra từ khóa thì tìm thông tin, tư liệu gì, hình ảnh, đoạn phim nào gần như là đều có cả.
Muốn tìm tài liệu: đầu tiên vào trang Google.com.vn, gõ từ khóa thông tin cần tìm, sau đó chọn đường link, thông tin hiện ra thì HS copy tài liệu về. Khi copy tài liệu về thì phải xử lí tài liệu, tức là: chỉnh lại font và màu chữ, canh lề cho trang, chỉ giữ lại những thông tin thật sự cần thiết, trình bày các mục rõ ràng…
Muốn tìm hình ảnh: đầu tiên vào trang Google.com.vn, gõ từ khóa hình ảnh cần tìm, sau đó chọn mục hình ảnh, hình ảnh hiện ra thì HS copy nó về. Lưu ý, HS nên chọn một vài hình ảnh cần thiết, tiêu biểu.
Ở hai bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, HS có thể lên mạng tìm:
54
Hình ảnh của Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, cố đô Hoa Lư- Ninh Bình, kinh đô Đại La (Thăng Long), Hà Nội ngày nay, hình ảnh các văn bản chữ Hán; đoạn phim cảnh Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, video ghi âm cách đọc mẫu 2 văn bản này.
Tài liệu có liên quan đến bài học như: con người, thời đại của 2 tác giả, hoàn cảnh 2 văn bản ra đời; đặc điểm thể loại NLTĐ; sưu tầm 2 văn bản phiên âm của 2 bài, 2 tác phẩm dùng để so sánh: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) của Hồ Chí Minh, Chiếu cầu hiền (1789) của Ngô Thì Nhậm.
Khi tổ chức DH trên lớp, GV sẽ mời một vài em trình bày sự chuẩn bị ở nhà của bản thân, bao gồm: 2 dạng bài tập NKĐS, các tư liệu liên quan đến bài học, vở soạn (trả lời các câu hỏi cuối SGK) và kiểm tra việc đọc tác phẩm ở nhà của HS.