Mô t ả cách thức đưa “tự học” vào quá trình dạy và học 2 bài thực nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tự học cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản “chiếu dời đô” và “hịch tướng sĩ” ở lớp 8 (Trang 76 - 89)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Bài d ạy thực nghiệm

3.3.2. Mô t ả cách thức đưa “tự học” vào quá trình dạy và học 2 bài thực nghiệm

Đây là một câu hỏi lớn đặt ra với người GV trong nhà trường hiện đại. Để có thể TH, không những HS cần nhận thức được tầm quan trọng của nó, biết được nội dung bài học và quy

75

trình TH, mà ngay cả GV cũng phải thay đổi cách nghĩ, cách dạy sao cho thích hợp. Để trả lời được câu hỏi lớn trên, thực tế DH cho thấy, người GV phải trải qua 3 bước: chuẩn bị giáo án (thiết kế bài học); dạy học trên lớp; kiểm tra, đánh giá. Ở mỗi bước, chúng tôi xin trình bày cái mới khi dạy 2 bài này.

3.3.2.1. Chuẩn bị giáo án

a/ Yêu cầu cơ bản của người GV, khi soạn giáo án:

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khâu này của GV thường bao gồm: Chuẩn bị các phương tiện sau: SGK, SGV; giáo án; bảng phụ, tranh ảnh.

Đọc trước văn bản dịch, nắm những chi tiết quan trọng, thuộc những đoạn văn hay, nắm vững nội dung bài học; chuẩn bị hệ thống câu hỏi.

Yêu cầu HS soạn bài mới (trả lời những câu hỏi cuối SGK) và đọc văn bản trước ở nhà (bài dịch). Khi đến lớp, GV thử kiểm tra 1 hoặc 2 HS về sự chuẩn bị ấy. Sau khi dạy xong bài học, GV đưa ra những câu hỏi củng cố, HS trả lời tại lớp.

Cái mới của chúng tôi khi dạy 2 bài này:

Chuẩn bị các phương tiện DH sau:

• SGK, SGV; giáo án lên lớp; tài liệu tham khảo có liên quan đến bài dạy;

• Bảng phụ, tranh ảnh, bài powerpoint (nếu mượn được phòng chiếu);

• Câu hỏi thêm cho HS về nhà chuẩn bị trước, phiếu học tập trên lớp (nếu cần).

GV đọc trước nguyên bản chữ Hán và văn bản dịch nhiều lần, nắm những chi tiết quan trọng, thuộc những đoạn văn hay, nắm vững nội dung bài học và thử diễn đạt trước ở nhà; chuẩn bị hệ thống câu hỏi kĩ càng, dự đoán trước những tình huống trả lời của HS để chủ động xử trí kịp thời.

GV phải hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu kĩ, hiểu rộng bài học thì mới diễn đạt hay, ngắn gọn và dễ hiểu được. Muốn vậy GV phải đọc thêm những tài liệu nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, phân tích kinh nghiệm của mình trong các năm trước, học kì trước và soạn giáo án một cách nghiêm túc.

Qua từng bài dạy của mình, GV cần phát triển ở HS những năng lực tư duy: luận giải, phát hiện, nâng cao và mở rộng. Muốn vậy, GV phải dạy học theo quy trình từng kiểu bài nhất định. Trước đối tượng HS phong phú, đa dạng (4 loại), tài năng sư phạm của người thầy thể hiện ở hoạt động: chỉ huy, thiết kế, điều phối, cố vấn. Tuy vai trò của GV là quan trọng nhưng phải đứng sau hoạt động của HS.

76

Yêu cầu HS soạn bài mới (trả lời những câu hỏi cuối SGK, chuẩn bị trước các câu hỏi do GV đặt ra) và đọc văn bản trước ở nhà (nguyên bản chữ Hán và bài dịch). Khi đến lớp, GV thử kiểm tra 1 hoặc 2 HS về sự chuẩn bị ấy. Sau khi dạy xong bài học, GV đưa ra những câu hỏi củng cố, hoặc củng cố bằng cách cho HS làm một bài tập về nhà có liên quan đến trọng tâm bài học (sử dụng NKĐS).

Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước ở nhà, cách làm như sau:

Sưu tầm tài liệu cho bài học mới: tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nguyên bản chữ Hán (bài hịch và bài chiếu), tác phẩm cùng thể loại hịch/ chiếu (Tuyên ngôn độc lập/

Chiếu cầu hiền).

Trước khi trả lời các câu hỏi cuối SGK, HS cần đọc kĩ văn bản bài học, nguyên bản chữ Hán và văn bản bài dịch, sau mới làm bài tập; ghi NKĐS theo hướng dẫn của GV.

Đọc kĩ từng bài tập, bài dễ làm trước bài khó làm sau (có thể tham khảo các tài liệu giải bài tập, hỏi bạn bè nhưng phải hiểu vì sao lại làm như vậy).

Hướng dẫn HS đọc hiểu trước bài ở nhà. Có 3 yêu cầu và 4 mức độ khi đọc hiểu 2 bài “Hịch tướng sĩ” và “Chiếu dời đô” (cả nguyên bản lẫn bản dịch) như sau:

3 yêu cầu đọc: đọc đúng (tức đọc tròn vành rõ chữ, biết ngắt nhịp đúng chỗ), đọc hiểu (tức đọc lên và hiểu được nội dung thông tin mà tác giả muốn truyền tải), và đọc diễn cảm (tức đọc bằng cảm xúc, bằng cảm nhận, bằng rung động cá nhân trước những ngôn từ điêu luyện, đồng cảm với những thông tin mà tác giả muốn trình bày; đọc bằng hóa thân vào giọng điệu và tâm trạng của tác giả).

Có 4 mức độ đọc: đọc tái hiện (thuật lại đúng), đọc hiểu (nắm bắt và lí giải được các nội dung), đọc kiến tạo (phát hiện ra cái mới), và đọc phê phán (đánh giá, bình luận).

Rèn cho HS như thế nào để các em nắm vững 3 yêu cầu đọc hiểu và đạt được lần lượt 4 mức độ đọc trên là nhiệm vụ của người GV.

b/ Xác định được mục tiêu bài học

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khâu này của GV thườngđơn thuần là 100% dựa vào những gì đã ghi phần “Mục tiêu cần đạt” trong SGK.

Cái mới của chúng tôi khi dạy 2 bài này:

Để xác định được mục tiêu của bài học, GV cần tìm hiểu yêu cầu của bài học trong SGK và SGV, tìm hiểu trình độ, năng lực, thái độ hiện tại của HS, hình dung những kiến thức, kĩ năng mà HS cần nắm, trên cơ sở đó mà xác định những mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu cần đạt trong giờ lên lớp, khi dạy 2 bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ:

77

Một- HS được giáo dục về tinh thần trách nhiệm đối với việc học tập, được rèn luyện kĩ xảo làm việc tập thể, làm việc một cách có kỉ luật và có tổ chức.

Hai- Giáo dục cho HS tính ham tìm hiểu, yêu thích tìm tòi sáng tạo; các em cảm thấy rung động trước những áng văn hay, từ đó, nuôi dưỡng lòng tự hào tự tôn dân tộc.

Ba- Tổ chức việc dạy học sao cho sự cố gắng của HS được phát huy đến mức tối đa (phát huy hết tiềm lực học tập) song vẫn vừa sức các em.

Bốn- HS thấy được cách lập luận đầy sức thuyết phục của các tác giả, nó tiêu biểu cho văn nghị luận nói chung, văn NLTĐ riêng: kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm làm rung động lòng người.

Năm, bài giảng cần phải có thông tin hữu ích và gây ấn tượng mạnh mẽ cho HS.

Muốn vậy, người thầy phải có định hướng bài dạy đúng, chuẩn bị giáo án công phu và khả năng diễn xuất tốt.

Như vậy, để có thể dạy HS tự học trên lớp, khi xác định mục tiêu bài học, GV không chỉ lấy trình độ chung của lớp làm căn cứ, mà phải chú ý tới cả những nhóm HS có trình độ khác nhau về kiến thức và tư duy. Và GV cần phải chú ý đến mối quan hệ hợp lí giữa trang bị kiến thức, kĩ năng, với dạy cách tư duy, PP tự học cho các em. Mục tiêu phải chỉ rõ đầu ra, tức kết quả đạt được của bài học, chứ không phải là tóm tắt nội dung bài học. (Mục tiêu cụ thể của từng bài, chúng tôi xin trình bày rõ hơn nữa trên 2 giáo án thực nghiệm).

c/ Xây dựng nội dung bài học

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khâu này của GV thườngđơn thuần là 100% dựa vào những gì đã ghi trong SGV, nhất là mục “Những điều cần lưu ý”.

Cái mới về nội dung của chúng tôi khi dạy 2 bài này:

Điều dễ nhận thấy của bài học theo hướng tổ chức TH cho HS là hoạt động của các em chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của GV về mặt thời gian, cũng như cường độ làm việc. Để có một tiết học như vậy ở trên lớp, GV phải đầu tư rất nhiều về công sức và thời gian soạn giáo án.

Sau khi nghiên cứu kĩ nội dung bài học, GV phải tiến hành những công việc sau: Thứ nhất, xác định những tư tưởng chính của bài học; xác định những tri thức chính và các tri thức phụ gộp lại thành các đơn vị kiến thức; sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lí; xây dựng mô hình cấu trúc nội dung.

Thứ hai, bổ sung nội dung kiến thức bằng những tài liệu mới, những câu chuyện lịch sử, các thông tin cập nhật, thông tin gắn liền với tác giả, tác phẩm.

78

Thứ ba, xây dựng đề cương chi tiết của giáo án:

 Làm rõ mục tiêu, yêu cầu cụ thể (ngắn gọn, tránh chung chung).

 Dự kiến vào bài, khởi động tạo tình huống (hạn chế kiểm tra bài cũ và bài soạn đầu giờ, nên xen kẽ trong giờ học thì tốt hơn, để giảm nhiễu cho tâm thế giờ dạy). Dự kiến khi dạy đến phần nào, ý nào thì sẽ tích hợp kiến thức.

 Dự kiến việc đọc theo loại thể: cách đọc và những đoạn cần đọc thuộc.

 Cấu trúc phần nội dung bao gồm mấy mục, mấy phần? (tránh tùy tiện)

 Nên có dự kiến bảng tĩnh, bảng động (bảng phụ) khi trình bày.

 Xác định rõ trọng tâm của bài học và phân bố thời gian cho nó, xác định thời gian hợp lí tương ứng với nội dung và trình độ HS: giỏi, khá, trung bình, yếu. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng lan man, tùy tiện.

 Dự kiến kết thúc bài học cũng thể hiện ngay trong giáo án. Phải làm sao để khâu kết thúc một giờ dạy học NLTĐ để lại những ấn tượng đẹp, dấu ấn thể loại trong lòng HS.

Cái mới nữa, khi dạy 2 bài này, là làm cho HS có thể phát hiện ra “cái mới” qua quá trình GV hướng dẫn TH. Đây là cái cơ bản mà luận văn hướng tới, ví dụ: trong cách dạy truyền thống, khi khai thác về nội dung, GV chỉ chú ý tới chủ đề, nội dung yêu nước căm thù giặc và tính chất của một văn bản nghị luận. Nhưng phân tích đặc thù của bài này, cái làm cho nó trở thành lời kêu gọi có hiệu quả nhất là gì thì GV chưa nhận ra hoặc chưa nhấn mạnh (chiến lược trình bày lí lẽ để thuyết phục lòng người của vị tướng quân).

Khai thác kiểu bài NLTĐ là khai thác: lí lẽ sắc bén; lập luận chặt chẽ, đanh thép, thuyết phục; ngôn từ chính xác, trong sáng, điêu luyện, cấu trúc câu rõ ràng, mạch lạc, nhiều khi lặp cấu trúc để khẳng định, phủ định; giọng điệu đa dạng; giàu tính luận chiến; chú ý đến so sánh với nguyên bản chữ Hán ở những đoạn văn hay, so sánh với văn bản khác cùng thể loại để thấy được đặc trưng thi pháp của thể loại. GV cho HS biết đây là những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn nghị luận, sau đó, yêu cầu các em rút ra bài học bản thân khi viết văn nghị luận.

Nội dung bài dạy là hướng tới mục đích của tác giả và làm cho HS tự cảm thấy ngưỡng mộ trước áng văn hay, rung động và đồng cảm cùng tác giả, từ đó, khơi dậy trong lòng HS tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc.

Nội dung bài dạy nên hướng HS động não qua 4 giai đoạn (bắt chước, tái hiện, tái tạo và sáng tạo) bằng những biện pháp sau: một- đọc mẫu để cho HS bắt chước, phân tích trước một khía cạnh, HS lấy đó mà làm theo; hai- đưa ra các câu hỏi tái hiện, yêu cầu HS

79

đọc SGK, tìm các chi tiết trong văn bản; ba- cho HS đọc SGK, sau đó, yêu cầu tái tạo lại một đoạn văn hay toàn bài bằng cách lập sơ đồ, mô tả bằng lời nói theo cách hiểu của bản thân; bốn- chỉ cho HS thấy và hiểu được cách lập luận mẫu mực của các tác giả trung đại, từ đó, các em vận dụng sáng tạo vào cách trình bày, khi viết văn nghị luận.

d/ Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, khâu này của GV thường chọn PP vấn đáp (GV hỏi, HS trả lời) là chủ yếu, PP trực quan (cho HS xem một số hình ảnh về Thăng Long, Hoa Lư, Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn); phương thức DH nêu vấn đề (gợi mở vấn đề cho HS bằng những câu hỏi dẫn dắt, nhưng GV thường nêu và tự trả lời mà không tổ chức cho HS chiếm lĩnh kiến thức); hình thức hướng dẫn HS làm việc với SGK (yêu cầu HS đọc SGK tại lớp, tìm chi tiết để phục vụ cho các luận điểm mà GV đã đưa ra sẵn).

Họ có DH theo hướng tích hợp kiến thức phân môn Đọc- hiểu với kiến thức lịch sử.

Nhưng hầu như họ chưa tổ chức DH theo hướng tích cực (phát huy vai trò chủ động của HS, HS tự lực tìm ra kiến thức dưới sự dẫn dắt của GV), không đả động gì đến PP so sánh liên văn bản, không tổ chức hình thức thảo luận nhóm, hay các PP và hình thức tổ chức DH tích cực khác.

Cái mới về PP của chúng tôi khi dạy 2 bài này:

Lâu nay, GV dạy 2 tác phẩm Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô còn khô khan, mới dừng lại ở việc truyền tải các sự kiện lịch sử, niên đại, chưa đi đúng quỹ đạo DH Văn (bồi dưỡng, vun đắp những giá trị nhân văn, phát triển cảm xúc thẩm mĩ). Vậy làm thế nào để dạy tốt?

Thiết nghĩ nên DH theo thi pháp thể loại và dạy lịch sử qua văn học, bằng văn học hay nói cách khác định hướng DH vận dụng vào 2 bài này là theo PPDH tích cực và tích hợp. Cụ thể, cần chú ý đến hình thức DH: thảo luận nhóm, cá nhân tự học, nêu vấn đề và NKĐS giúp cho HS phát hiện ra những kiến thức mới từ những ngữ liệu cũ, từ đó, phát huy tính tích cực học tập của HS.

Chúng tôi cũng sử dụng PP trực quan nhưng để cho HS tự sưu tầm và cho nhau xem một số hình ảnh về Thăng Long, Hoa Lư, Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn; cũng phương thức DH nêu vấn đề- gợi mở vấn đề cho HS bằng những câu hỏi dẫn dắt, nhưng GV tổ chức các hoạt động (theo nhóm và cá nhân) cho HS tự chiếm lĩnh kiến thức; cũng hình thức hướng dẫn HS làm việc với SGK nhưng tổ chức cho các em đọc hiểu văn bản.

Ngoài ra, khi tiến hành DH Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô, GV nên:

80

Thứ nhất, hai bài này tuy đã có bản dịch trong SGK, nhưng GV vẫn cho HS đọc nguyên bản với bản dịch nghĩa để đối chiếu (PP so sánh) để thấy được cái hay trong cách dùng từ đặt câu, để thấy cái tính chất đanh thép, hùng hồn ở nguyên bản.

Thứ hai, hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về tác giả gắn với hai truyền thống: yêu nước và nhân đạo của dân tộc, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (DH tích hợp).

Thứ ba, diễn biến tiết dạy nên bám sát cấu trúc của tác phẩm, trong quá trình đọc xen lẫn giảng bình pha chút tâm thế hoài niệm tự hào. Nên “tổ chức DH theo con đường thi pháp loại thể” (PGS. Nguyễn Viết Chữ) mà hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

Thứ tư, GV phải làm rõ loại văn này mang tính mục đích và tính chiến đấu rõ rệt;

những người sáng tạo ra chúng đứng trên một lập trường quan điểm nhất định, dùng lí lẽ sắc bén, thực tiễn sinh động, lập luận chặt chẽ, mạch lạc và logic, có cả chất trữ tình nồng nàn thiết tha của các nhà ái quốc vĩ đại nữa để thuyết phục người nghe. Tức là làm rõ đặc trưng thể loại văn nghị luận nói chung, văn NLTĐ nói riêng. GV có thể cho HS so sánh “Hịch tướng sĩ” (viết năm 1285) với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh (viết năm 1946), so sánh “Chiếu dời đô” với “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm (viết năm 1789) (PP so sánh).

Thứ năm, “các tác phẩm này thuộc một thời kì lịch sử xa xăm nên việc làm rõ tương quan văn hóa của các thời kì là việc làm cần thiết, làm rõ thi pháp thời đại, thể loại văn học, phong cách nghệ sĩ của các tác giả trước khi tìm đến những biện pháp thích hợp. Việc đọc thuộc được phiên âm nguyên tác của các tác phẩm ở những đoạn hay để có được những ngữ điệu hào sảng của lịch sử là lí tưởng vẻ đẹp song song với việc giảng nghĩa, từ ngữ, điển tích thì chắc chắn việc dạy học sẽ hấp dẫn hơn nhiều”. [45, tr.35]

Khi lựa chọn PP và hình thức tổ chức DH, GV cần:

Trù tính trước việc tổ chức các hoạt động TH của các em như: đọc SGK, đọc TLTK, thảo luận nhóm, báo cáo các vấn đề đã chuẩn bị, giải quyết các tình huống nhận thức để khi lên lớp GV sẽ không bị lúng túng, mất thời gian.

Suy nghĩ một cách công phu để tạo ra tình huống có vấn đề nhằm kích thích tính tích cực nhận thức; chuẩn bị một hệ thống câu hỏi nhằm điều khiển hoạt động tư duy của các em; chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ học tập nhằm tổ chức hoạt động TH.

Tóm lại, để giúp các em TH có hiệu quả, GV khi thiết kế Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ cần có sự đổi mới, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các hoạt động TH của HS, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các

Một phần của tài liệu biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tự học cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản “chiếu dời đô” và “hịch tướng sĩ” ở lớp 8 (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)