Các bi ện pháp thuộc về kĩ thuật dạy học

Một phần của tài liệu biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tự học cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản “chiếu dời đô” và “hịch tướng sĩ” ở lớp 8 (Trang 65 - 73)

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ

2.3. Các bi ện pháp hướng dẫn học sinh tự học trong giờ Đọc- hiểu trên lớp hai văn

2.3.2. Các bi ện pháp thuộc về kĩ thuật dạy học

2.3.2.1. Biện pháp hướng dẫn học sinh nghe và ghi trong giờ lên lớp

Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi ghi vào vở, sau đó bỏ đấy mà khi nghe giảng cần phải hiểu và nắm vấn đề. Nghe và ghi là những kĩ năng cơ bản mà người học cần sử dụng trong quá trình học tập. Ở HS, trình độ nghe và ghi của các em là rất khác nhau và điều đó ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Tuy nhiên, mọi người thường đều tự rút kinh nghiệm, tự lo liệu lấy cách nghe và ghi của mình mà hầu như không mấy người trao đổi với nhau.

Từ thực tiễn có thể nhận thấy rằng, “để nghe và ghi tốt người ta thường sử dụng một số biện pháp như: tập trung tư tưởng khi nghe giảng, tăng cường tốc độ ghi, tăng cường viết tắt…” [51, tr.312] Nếu tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rằng để ghi tốt, khi nghe giảng 2 bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, HS cần chú ý đến những điểm sau:

Một, tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá hỏng logic của quá trình nghe giảng.

Hai, chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.

64

Ba, tập trung vào những cái chính, những điểm quan trọng nhất mà GV thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bốn, chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ, các hình vẽ, tranh và các tài liệu trực quan khác mà GV giới thiệu. Vì đây là lúc GV hệ thống hóa, so sánh, phân tích… để đi đến kết luận và rút ra cái mới.

Năm, khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó trong các phần sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.

Sáu, khi bài giảng dừng lại, HS có thể nêu câu hỏi về vấn đề nào đó chưa rõ để đào sâu kiến thức và làm rõ những chỗ chưa hiểu…

Để HS có thể nghe và ghi tốt, khi dạy 2 bài này, GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Nội dung bài giảng phải hợp lí, chặt chẽ; cố gắng hướng dẫn HS sơ đồ hóa bài giảng, lập bảng biểu để các em dễ nhớ và nhớ lâu. Vận dụng đa dạng các PPDH, kết hợp với một số biện pháp, kĩ thuật nếu cần nhưng phải có PP chủ đạo, tùy từng bài cụ thể. Bởi tính đa dạng của PP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra cảm giác hứng thú và điều đó có khả năng duy trì sự chú ý, tạo ra cảm giác nhẹ nhàng thoải mái, giảm bớt sự mệt mỏi.

Như vậy, đổi mới việc nghe và ghi theo tinh thần tự học phải dựa trên sự kết hợp lao động của cả thầy và trò.

2.3.2.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc và so sánh các văn bản

Trong “tiến trình tổ chức dạy và học” trên lớp, sau 2 hoạt động “giới thiệu bài mới”

và kiểm tra sự chuẩn bị bài soạn của HS, GV nên cho HS đọc văn bản bài học, đọc thuộc ngay tại lớp những đoạn văn hay. Nhưng trong SGK, văn bản bài học chỉ là bản dịch nghĩa (do bản chữ Hán, HS không biết đọc, văn bản phiên âm thì HS không hiểu), bản này chưa thể truyền tải hết được cái thần thái, giọng văn đanh thép, tính chất hào hùng và hành văn theo lối biền ngẫu của nguyên bản. Vậy làm thế nào để HS cảm nhận và thấy được hết cái hay của nguyên bản?

Chúng tôi nghĩ rằng, GV chỉ cho HS đọc văn bản dịch thôi là chưa đủ, nên cho các em đọc cả văn bản phiên âm chữ Hán nữa. Nhưng nếu đọc hết cả văn bản phiên âm một lượt cũng chưa hẳn là một biện pháp hay. Cách tốt nhất, GV nên đọc mẫu một đoạn hay (cả văn bản dịch lẫn phiên âm làm mẫu để cho HS so sánh, cảm nhận), rồi cho các em đọc lại, còn các đoạn văn hay khác, GV chỉ hướng dẫn cách đọc và yêu cầu HS tự đọc, tự cảm nhận, sau

65

đó, GV sẽ nhận xét và góp ý. Thông qua biện pháp này, HS sẽ cảm nhận được cái hay cái đẹp và cái hào hùng của nguyên bản, tức giá trị của nó.

Nếu GV chỉ cho HS so sánh văn bản phiên âm với văn bản dịch nghĩa của một tác phẩm thì HS chưa thể khu biệt được đặc điểm loại thể của tác phẩm ấy, chưa thấy được sự khác nhau giữa tác phẩm NLTĐ với tác phẩm nghị luận hiện đại. Vậy phải làm thế nào? Để giải quyết được vấn đề nan giải này trong một thời gian ngắn (bởi GV chỉ có thể so sánh liên văn bản vào cuối buổi học), GV phải chuẩn bị sơ đồ khu biệt một cách công phu, tập diễn đạt trước ở nhà, chỉ nói thật ngắn gọn những yếu tố đặc trưng mà HS có thể dễ dàng nắm bắt, hiểu và ghi nhớ. Thứ hai, GV yêu cầu HS tìm và đọc trước văn bản được đem ra so sánh với văn bản bài học kết hợp với việc đưa câu hỏi cho HS về nhà chuẩn bị trước, khi lên lớp có thể tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi ấy, trình bày bằng cách lập bảng so sánh.

Chẳng hạn, trong bài Chiếu dời đô, GV có thể nêu câu hỏi so sánh như sau: Em thử so sánh điểm giống và khác nhau về nội dung, mục đích, đối tượng, giọng văn và kết cấu của “Chiếu dời đô” với “Chiếu cầu hiền”.

Khi dạy bài Hịch tướng sĩ, GV có thể cho HS đọc văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” bởi nó khá ngắn, sau đó, nêu câu hỏi so sánh: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau về nội dung, mục đích, đối tượng, giọng văn và cách diễn đạt của “Hịch tướng sĩ”

với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Yêu cầu HS chỉ ra được: mục đích đều là kêu gọi đấu tranh nhưng giọng văn khác nhau (lời của Bác gần gũi, thân mật hơn), ngôn từ và cách diễn đạt khác nhau, do hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

2.3.2.3. Biện pháp tổ chức cá nhân làm việc kết hợp với thảo luận nhóm

Để rèn luyện và phát huy năng lực tự học của HS, GV có thể tổ chức DH theo biện pháp cho cá nhân làm việc kết hợp với thảo luận nhóm (hình thức tổ chức DH, trong đó các nhóm HS cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra). Muốn vậy, GV nên có những câu hỏi cho cá nhân HS tự giải quyết những vấn đề mà bản thân có thể trả lời được bằng sự nỗ lực hết mình, lại có những câu hỏi đòi hỏi sự cộng tác của một nhóm HS (có thể là 2 người, 4 người, 1 tổ, 2 tổ) mới giải quyết được. Việc làm này giúp cho HS rèn tính tự lập, biết cố gắng vượt trở ngại về tư duy; rèn cho HS biết lắng nghe ý kiến của người khác, tinh thần cộng tác làm việc, tổng hợp tài liệu…

Ở 2 bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, chúng tôi cũng sử dụng biện pháp này:

66

Tổ chức cho cá nhân làm việc bằng cách nêu câu hỏi dành cho cá thể tự học (tự suy nghĩ, tự làm việc độc lập). Hoặc GV có thể tạo điều kiện phát huy năng lực TH cho HS bằng cách: nêu câu hỏi, rồi HS trả lời, sau đó yêu cầu HS tìm dẫn chứng minh họa (tức tìm và đọc câu văn, đoạn văn minh họa, nên lấy bút dạ quang tô hoặc gạch chân những câu hay đoạn văn hay vừa tìm được).

Tổ chức cho tập thể làm việc bằng cách nêu câu hỏi dành cho nhóm HS (để rèn HS tinh thần hợp tác làm việc, biết lắng nghe ý kiến phản hồi, biết bảo vệ chính kiến của bản thân, tập tổng hợp ý kiến và trình bày vấn đề trước tập thể).

Ví dụ, GV có thể nêu câu hỏi cho cá nhân tự học, nêu vấn đề thảo luận cho tập thể như sau:

Bảng 2.5. Câu hỏi dành cho cá nhân, tập thể trong 2 văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ.

Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ

Câu hỏi dành cho cá nhân

Câu hỏi dành cho

tập thể Câu hỏi dành cho cá nhân

Câu hỏi dành cho tập thể

Câu1: Câu “Trẫm rất đau xót” nói lên điều gì? Nó có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?

Câu2: Em có nhận xét gì về cách miêu tả và phân tích ưu thế thành Đại La của tác giả?

-Nó nhằm khẳng định điều gì?

Câu1: Bài chiếu có thể chia làm mấy đoạn? Nêu đại ý từng đoạn?

Câu2: Lí do mà Lí Công Uẩn muốn dời đô là gì?

Câu3: Đại La có những lợi thế gì để có thể chọn làm kinh đô đất nước? (vị thế địa lí; chính trị, văn hóa)

Câu1: Mở đầu bài hịch, tác giả đã nêu chuyện gì?

-Các tấm gương ấy có điểm chung là gì?

Câu2: Trước tội ác của kẻ thù, tác giả đã trực tiếp bày tỏ tâm trạng của mình như thế nào?

-Đọc đoạn văn minh họa.

Câu1: Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn?

Nêu đại ý từng đoạn?

Câu2: Với tấm lòng yêu nước, ở cương vị chủ tướng, TQT đã nghiêm khắc phê phán các tướng sĩ điều gì? Ông phê phán như vậy có phải là một việc làm mạo hiểm không? Vì sao?

2.3.2.4. Biện pháp tạo điều kiện cho học sinh phản hồi ý kiến

Quán triệt tinh thần đổi mới PPDH theo hướng: khắc phục lối dạy nhồi nhét, thầy đọc trò ghi, sau đó học thuộc lòng, trả bài” (Chương trình chuyên sâu THPT chuyên Ngữ Văn (2009) của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tạo điều kiện để HS nêu câu hỏi là hình thức DH khá mới mẻ, được sử dụng nhiều trong giờ Đọc- hiểu văn bản. “Các tài liệu về PPDH lâu nay thường chú trọng đến kĩ năng đặt câu hỏi của GV. Tuy nhiên, trong bối cảnh DH hiện nay, việc nêu câu hỏi không thể là độc quyền của GV. HS cũng cần được đặt câu hỏi, cần học để biết cách hỏi cái gì, hỏi như thế nào, biết cách lắng nghe, biết tranh biện, phản hồi.

67

Cho nên, GV không chỉ trau dồi kĩ năng nêu câu hỏi mà còn cần rèn luyện kĩ năng hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi trong QTDH”. [24, tr.33]

Cách dạy 2 bài Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ của chúng tôi nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong QTDH bằng cách:

Khuyến khích HS nêu cách hiểu của mình một cách chủ động, không sợ sai (tức nêu câu hỏi); khuyến khích tinh thần đối thoại giữa HS với nhau, giữa HS với SGK, sách tham khảo, HS với GV (tức phản hồi ý kiến), tạo không khí học tập cởi mở, dân chủ, từ đó phát huy cá tính của mỗi học sinh.

GV còn có thể tạo điều kiện cho học sinh phản hồi ý kiến bằng đổi mới cách dạy theo hướng đọc hiểu văn bản, không bằng lòng với việc phân tích đã có của bản thân trước đó mà bám sát văn bản, khai thác các phương thức biểu đạt của văn bản, vận dụng ngữ cảnh và tính sáng tạo của HS để tìm ra ý mới. Ngoài ra, tạo điều kiện cho HS phản hồi ý kiến bằng nhiều hình thức kết hợp với nhau như đàm thoại, tranh luận và viết NKĐS. Những hình thức này sẽ rèn luyện cho HS cách diễn đạt chính xác, có lập luận vững chắc, rõ ràng, thuyết phục; biết lắng nghe; biết bảo vệ chính kiến của mình. Cụ thể:

GV cho HS nêu câu hỏi trước khi học bài mới, hoạt động này còn là để kiểm tra việc TH ở nhà của các em.

Trong QTDH bài mới, yêu cầu HS ghi lại những câu hỏi thể hiện băn khoăn, thắc mắc của mình để trao đổi với GV và bạn vào cuối buổi học.

“Như vậy, HS cần phải tích cực, chủ động nghe giảng, đào sâu suy nghĩ và có kĩ năng phản hồi mới có thể thường xuyên có câu hỏi thắc mắc trong quá trình học tập. Có thể khẳng định rằng, hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi là một biện pháp đề cao và cá thể hóa chủ thể người học”. [24, tr.34]

2.3.2.5. Biện pháp ghi bảng trực quan và sơ đồ hóa bài học

Lâu nay, HS ngán học môn Ngữ Văn cũng có lẽ một phần vì phải ghi quá nhiều, học thuộc nhiều văn thơ, câu hỏi cuối mỗi bài học trong SGK cũng nhiều nên nảy sinh tâm lí học là để đối phó với GV. Mỗi bài thuộc phần Đọc- hiểu văn bản, HS phải ghi những 3 tới 4 mặt giấy mà không nắm được trọng tâm bài học là cái gì, không có gì là ấn tượng, cho nên học trước quên sau. Thiết nghĩ, HS cấp II tính rất tò mò, hiếu kì, tư duy của các em còn nặng nhiều về tư duy hình tượng, tư duy logic đang phát triển mạnh. Làm thế nào để khai thác những đặc điểm ấy của HS?

68

Tính hiếu kì thì GV khai thác bài học ở những khía cạnh mới lạ để gây sự chú ý của các em. Tư duy nặng về hình tượng thì GV trình bày bảng trực quan, khai thác những hình ảnh độc đáo trong văn bản, khơi gợi trí tưởng tượng, liên tưởng của HS. Như ở hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, khi dạy học, GV nên kết hợp với PP trực quan (tức GV ghi bảng rõ ràng, sinh động, có thể cho HS xem những hình ảnh của Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, kinh thành Hoa Lư, Thăng Long…) để cuốn hút các em vào bài học. Còn tư duy logic của HS đang phát triển mạnh, GV khai thác bằng biện pháp hướng dẫn các em lập sơ đồ, bảng biểu cho bài học. Làm như thế HS vừa không ngại ghi bảng vừa nhớ lâu, vì nó ngắn gọn và do tự tay các em làm.

Cách trình bày bảng trực quan của GV cũng là một yếu tố khá quan trọng trong QTDH. Nếu ghi bảng trực quan, rõ ràng, ngắn gọn thì HS theo dõi bài học cũng dễ, ít phải ghi mà khi xem lại cũng dễ thuộc, dễ nhớ và nhớ lâu. GV trình bày bảng trực quan bằng cách: dùng thước chia bảng làm 3 phần, 2 phần bên trái ghi nội dung bài học, phần còn lại dùng để viết nháp, hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài học (hoặc tùy bài học mà GV chia bảng sao cho hợp lí). Lưu ý cách trình bày luận điểm, luận cứ của tất cả các bài Đọc- hiểu nên thống nhất cho HS dễ theo dõi, dễ học. Cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Cách trình bày bảng trực quan bài Đọc- hiểu văn bản TÊN BÀI HỌC

I.Đọc- tìm hiểu chú thích

(màu đỏ) III.Tổng kết (màu đỏ) Nháp và hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài học/

lập bảng (tùy theo bài học)

1.Tác giả (màu vàng) 2.Tác phẩm (màu vàng)

1.Nghệ thuật (màu vàng) 2.Nội dung (màu vàng) II.Đọc- hiểu văn bản(màu đỏ) IV.Luyện tập (màu đỏ) 1.Nội dung 1 (màu vàng)

a.Luận cứ 1 (màu trắng) -(dẫn chứng, màu trắng) 2.Nội dung 2 (màu vàng) …..

GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ, lập bảng biểu bằng cách: yêu cầu HS chỉ ra cách lập luận của tác giả, rồi GV vẽ mẫu một sơ đồ, sau đó, để cho HS tự do sáng tạo các loại sơ đồ theo ý thích của các em.

69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:

Nhìn chung, khi khai thác 2 văn bản này (Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ), GV có thể vận dụng các biện pháp, các kĩ thuật DH như: Một, tác động vào quá trình tự học của HS bằng cách: gợi nhu cầu nhận thức; tạo ra tình huống có vấn đề; giới thiệu các phương tiện nhận thức và cách khai thác các phương tiện đó. Hai, thiết kế các hoạt động khi hướng dẫn HS tự học bằng cách: đọc mẫu trước, làm mẫu trước; hướng cho HS cách suy nghĩ; cách khai thác tài liệu; cách soạn câu hỏi SGK; cách thảo luận nhóm. Ba, trù tính trước hình thức hướng dẫn tự học, có thể là: cá nhân/ cặp/ nhóm.

Các con đường hướng HS tự học khi dạy 2 bài “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”: Thứ nhất, hướng ở cách sưu tầm tài liệu, xử lí tư liệu (xử lí, phát triển thông tin, từ đó gia công ngữ liệu, tư liệu ở mức sâu hơn trên cơ sở phát hiện, so sánh với các tác phẩm khác cùng thể loại) để tạo ra tính tự lực, sáng tạo trong học tập ở HS. Thứ hai, hướng ở HS cách làm việc với SGK, với tài liệu khoa học để đạt được mục tiêu giúp HS hiểu được cấu trúc logic của vấn đề, tính hệ thống của vấn đề, nắm được đặc điểm chính. Nên có những câu hỏi nhằm chuẩn bị cho HS tri giác tài liệu mới buộc HS không những phải đọc mà còn phải suy nghĩ, quan sát, tìm tòi chúng nhằm làm cho đời sống trí tuệ của HS trở nên nhiều vẻ và hào hứng, làm cho việc học tập trở nên năng động và có hiệu quả. Thứ ba, dạy tác phẩm NLTĐ là dạy thông qua hình tượng nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ, hướng ở HS cách sơ đồ hóa bài học, xây dựng bản đồ tư duy, vẽ lại nội dung truyện bằng tranh, kể lại… Thứ tư, hướng dẫn HS khai thác bài học ở chiều sâu: “Cần khai thác bài học ở chiều sâu, dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức giúp HS ngoài học Văn còn biết thêm kiến thức về văn hóa- lịch sử về cuộc sống qua những nhân vật có dấu ấn trong lịch sử. Lâu nay HS thường chán học môn Lịch sử và các tác phẩm NLTĐ, vì sao vậy? Do cách dạy cả. Thế thì mình phải có hướng thay đổi như thế nào trong QTDH để tiết học trở nên sinh động, hứng thú, không nhàm chán. Thế mới bổ ích, thiết thực với học trò”. (Bài giảng trên lớp của TS. Phan Thị Minh Thúy)

Để phát huy tối đa tiềm lực tự học của HS, khi dạy 2 bài này, GV có thể sử dụng các kĩ thuật DH khác như: GV luôn tạo ra cơ hội cho tất cả HS trong lớp được làm việc, cùng nhau làm việc; GV phải là người điều hòa không khí học tập thoải mái, không áp lực, có tiếng cười, có sự tranh luận, mà vẫn nghiêm túc; GV không quá nghiêm khắc, cũng không quá dễ dãi trong DH và ứng xử với HS. Quan trọng hơn cả là GV phải cung cấp cho HS một cái vốn hiểu biết kha khá về bài học, từ cái vốn đó các em có thể viết được một bài tập làm văn (cảm nhận về một nhân vật văn học, phân tích một nhân vật văn học…)

Một phần của tài liệu biện pháp rèn luyện và phát huy năng lực tự học cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản “chiếu dời đô” và “hịch tướng sĩ” ở lớp 8 (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)