Giá trị nghệ thuật của từ đồng nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng việt (Trang 23 - 28)

Các từ đồng nghĩa được coi là chỉ tố về độ phong phú, độ phát triển và tính uyển chuyển của ngôn ngữ. Do có sự khác biệt nhau về các sắc thái ý nghĩa, nên các từ đồng nghĩa đã thực hiện một loạt các chức năng quan trọng trong ngôn ngữ: góp phần làm tăng thêm tính chính xác và rõ ràng của phát ngôn, làm đa dạng hóa về mặt ngữ âm cho lời nói, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho các phong cách nói và viết. Đặc biệt các từ đồng nghĩa có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn trong việc biểu đạt sắc thái biểu cảm (nhất là trong văn chương nghệ thuật); có khả năng khu biệt một cách tinh tế về thái độ, cảm xúc, tránh sự trùng lặp trong khi diễn đạt, giúp cải tiến lối văn và khu biệt về

Mỗi sự vật có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi này phản ánh thái độ, tình cảm, tâm trạng… khác nhau của chúng ta về sự vật ấy. Những từ đồng nghĩa, có thể được dùng với mục đích tránh sự diễn đạt trùng lặp trong ngôn ngữ nói riêng và trong các tác phẩm văn chương nói chung.

Thí dụ:

Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị đẻ con trai . (Anh Đức, Con chị Lộc)

Hai từ sinhđẻ là hai từ đồng nghĩa từ điển, được dùng với mục đích thay thế, tránh sự lặp lại khi diễn đạt, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ.

Các từ đồng nghĩa với tư cách là phương tiện biểu hiện giàu hình ảnh có giá trị vô cùng to lớn trong việc thể hiện sắc thái biểu cảm, đồng thời tạo ra tính đa nghĩa cho văn bản nghệ thuật. Cùng là một từ nhưng giá trị của những từ đồng nghĩa đem lại thì thể hiện rất nhiều ý nghĩa khác nhau.

Thí dụ: Cùng biểu thị khái niệm chết: chỉ người hay vật không còn sống thì lại có những cách diễn đạt khác nhau:

Thà hy sinh tất cả chứ nhât định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) .

Hay:

Bao giờ ông lão chầu trời Thì em lại kiếm một người trai tơ.

(Ca dao)

Tuy nhiên, từ hy sinh được dùng để chỉ cái chết khi hiến thân để làm nhiệm vụ vì nhân dân, Tổ quốc. Vì vậy nó mang sắc thái kính trọng, trang nghiêm. Còn chầu trời lại biểu thị cái chết với ý nghĩa đả kích, châm biếm, tạo ra tiếng cười mang sắc thái thông tục.

Cha, thầy là những từ đồng nghĩa với bố, nhưng lại mang sắc thái khác nhau khi được diễn đạt ở những ngữ cảnh khác nhau.

Thí dụ:

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao) Bu chết đã ngót ba năm. Thầy bảo thế.

(Nam Cao, Từ ngày mẹ chết)

Đây là hai từ đồng nghĩa dùng để biểu thị khái niệm: người đàn ông có con, trong quan hệ với con. Nhưng ở câu ca dao trên, từ cha được sử dụng mang tính chất trang nghiêm, biểu hiện sự thiêng liêng, cao cả và thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc của mỗi người con đối với cha. Trong câu văn của Nam Cao thì thầy lại đem đến cảm giác gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy nó mang tính chất giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy tình yêu thương.

Văn chương diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ. Do đó hiện tượng đồng nghĩa trong từ ngữ văn chương còn được xây dựng trên cơ sở là tính hình tượng, cùng một ý nhưng cần được diễn đạt bằng những hình tượng sáng tạo, độc đáo khác nhau. Chẳng hạn, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết :

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Tưởng đồng nghĩa với nhớ. Cả hai từ đều chỉ tâm trạng nhớ nhung về quá khứ, nhưng từ tưởng đem lại ý nghĩa hình tượng cao hơn, sâu sắc hơn. Nó còn nói lên sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại, thậm chí có khả năng xảy ra ở tương lai, còn từ nhớ chỉ là một lát cắt thời gian trong quá khứ, chưa biểu

Nói tóm lại, từ đồng nghĩa đem lại những giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn đối với những tác phẩm văn chương. Nó không chỉ đem lại những cách diễn đạt linh hoạt, uyển chuyển, tinh tế mà còn mang đến những sắc thái biểu cảm trong mỗi trường hợp khác nhau, đồng thời cải tiến lối viết và khu biệt về phong cách, thái độ, cảm xúc của mỗi nhà văn, nhà thơ.

1.3 . Tiểu kết chương 1

Như vậy, ở chương thứ nhất chúng tôi đã đưa ra những vấn đề lý thuyết khái quát và cơ bản nhất về từ đồng nghĩa trong tiếng Việt. Đó là những từ ngữ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng biểu thị các biểu vật hoặc biểu niệm giống nhau và có thể xuất hiện được trong kết cấu "A là B" và đảo lại được

"B là A" mà không cần phải chỉnh lý bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị từ vựng. Đây là một hiện tượng có tính chất phổ quát và quen thuộc trong đời sống, đặc biệt là trong những sáng tác văn chương.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chỉ ra những giá trị nghệ thuật to lớn mà những từ ngữ đồng nghĩa đem lại: góp phần làm tăng thêm tính chính xác và rõ ràng của phát ngôn, làm đa dạng hóa về mặt ngữ âm cho lời nói, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho các phong cách nói và viết. Đặc biệt các từ đồng nghĩa có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn trong việc biểu đạt sắc thái biểu cảm (nhất là trong văn chương nghệ thuật); có khả năng khu biệt một cách tinh tế về thái độ, cảm xúc, tránh sự trùng lặp trong khi diễn đạt, giúp cải tiến lối văn và khu biệt về phong cách.

Những vấn đề này được xem là cơ sở quan trọng và không thể thiếu để chúng tôi có thể tiến hành triển khai cho việc khảo sát một nhóm từ ngữ đồng nghĩa cụ thể, chứng minh cho những vấn đề lý thuyết được nêu ra ở chương này.

Một phần của tài liệu Khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng việt (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)