Biểu tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn o henry (Trang 47 - 51)

Chương 3: Chất thơ trong truyện ngắn O.Henry được thể hiện trên phương diện hình thức nghệ thuật

3.2. Chất thơ được biểu hiện ở những biểu tượng nghệ thuật

3.2.1. Biểu tượng thiên nhiên

Từ trước đến nay trong văn học, thiên nhiên luôn được coi là người bạn tri âm tri kỉ, là nơi để con người tương thông giao hòa với đất trời. Chính vì vậy không bất ngờ khi trong tác phẩm, thiên nhiên lại được nâng lên thành biểu tượng nghệ thuật. Nó có thể là dòng sông nhỏ hiền hòa lặng lẽ trôi bên những

42

cánh rừng bạch dương - biểu tượng cho nước Nga trong sáng tác của Pautôpxki. Hay trong sáng tác của Aimatôp đó là những khoảng rừng thưa, những đồng cỏ mọc đầy hoa dại, hồ Ixức - kun tuyệt mĩ, dãy Thiên Sơn với đỉnh đèo Độ Long cao ngất… Tất cả là vẻ đẹp thơ mộng biểu tượng cho đất nước Kưrgxtan.

Trong cuốn Văn học Mĩ, nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã dẫn lời nhận xét của VanUych Brucx: “NewYork dường như thuộc về O.Henry”. Chính vì vậy không có lí do gì ông lại không viết về thiên nhiên nước Mĩ với tất cả vẻ đẹp vốn có của nó. Đó có thể là con đường, đỉnh đồi, sườn núi, là dáng vẻ nghiêng nghiêng của dãy rừng thông trong những buổi chiều mơ màng vàng rực u tịch ở Cumberlands, là bầu trời ru ngủ của miền Nam nước Mĩ…

Thiên nhiên không chỉ biểu tượng cho một đất nước mà đôi khi nó còn biểu tượng cho con người, cho những điều giản dị nhưng vô cùng dịu ngọt của cuộc sống.

Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của O.Henry là một biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa: vừa tượng trưng cho Giônxi, vừa tượng trưng cho cụ Bơmen đồng thời biểu tượng cho cả nghệ thuật.

Đó là chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch vào mùa đông lạnh lẽo, là chiếc lá cuối cùng trên cây “Tuy ở gần cuống lá còn giữ màu xanh thẫm nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”. Sự mong manh của chiếc lá cũng chính là sự mong manh của Giônxi với cuộc đời: “Cô yếu đuối và mỏng manh như một chiếc lá rất có thể bay đi mất khi mối ràng buộc giữa cô và trần thế suy yếu, rất có thể cô sẽ buông trôi hết thảy và giong buồm xuôi dòng như một chiếc lá mệt mỏi tội nghiệp kia”. Khi đi vào chiều sâu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, người đọc bị ám ảnh bởi đôi mắt của Giônxi. Đôi mắt ấy cứ nhìn trân trân ra cửa sổ bên cạnh, để đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng dần trong gió lạnh. Nếu như những chiếc lá đó là biểu tượng cho chiếc

43

thước, đo bước đi thời gian của tạo hóa thì đồng thời nó cũng là chiếc thước, đo về cuộc đời của Giônxi. Chính vì vậy, nhìn chiếc lá mệt mỏi tội nghiệp kia rời cành lòng cô lại mang theo một niềm tin bất hạnh: khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô thực hiện chuyến đi dài bí ẩn của mình sang thế giới bên kia. Nhưng “Ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm tưởng chừng như không bao giờ dứt vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”. Sự dũng cảm của chiếc lá đã khiến cho Giônxi chợt hiểu ra “có cái gì đấy làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cô thấy rằng mình đã tệ như thế nào muốn chết là một tội” và cô lại tràn đầy nhựa sống để tiếp tục mơ ước sẽ có một ngày được vẽ vịnh Naplơ. Chất thơ toát ra từ ý nghĩa: con người cần có niềm tin vào cuộc sống.

Không chỉ tượng trưng cho Giônxi mà chiếc lá cuối cùng còn là hiện thân của cụ Bơmen. Màu vàng của chiếc lá cũng chính là màu vàng của cuộc đời cụ - một cuộc đời với tuổi già bệnh tật. Và khi chiếc lá thường xuân thật rụng xuống cũng là lúc cụ Bơmen ra đi. Nhưng nếu như chiếc lá thường xuân rụng xuống không phải là hết, nó lìa cành để tích nhựa sống cho cây thì cái chết của cụ Bơmen không phải là không có ý nghĩa, cụ ra đi để đem lại sự hồi sinh cho Giônxi.

Giônxi đã chiến thắng bệnh tật nhưng điều gì đã lôi cô ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô? Phải chăng do thuốc men đã phát huy có hiệu lực hay do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu hay tất cả do chiếc lá cuối cùng trên cây ở cửa sổ đối diện với phòng họ. Thực ra cụ Bơmen đã vẽ chiếc lá vào đêm cuối cùng nó rụng xuống. Và để có được chiếc lá như thật cụ đã đánh đổi bằng chính cuộc sống của mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá màu vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má thiếu nữ, trả lại niềm tin nghị lực cho người yếu đuối. Từ chiếc lá nghệ thuật của cụ Bơmen, bạn đọc chợt nghĩ đến một điều:

44

Nghệ thuật chân chính đã mang trong nó chức năng sinh thành tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, và nó chắp cánh cho những ước mơ cao đẹp của con người. Bởi vậy có thể coi chiếc lá cuối cùng là biểu tượng cho nghệ thuật vị nhân sinh.

Trong văn học có muôn vàn biểu tượng nghệ thuật nhưng có lẽ biểu tượng cho tình yêu là phong phú và đẹp đẽ hơn cả.

Cây xương rồng trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn là một biểu tượng tình yêu lấp lánh sắc màu. Bằng cái nhìn tinh tế trước vạn vật, ông đã nhìn thấy trong những chiếc lá dài thõng của cây xương rồng liên tục đong đưa theo gió nhẹ nhất kia là sự vẫy chào mời gọi tình yêu của con người và đồng thời cũng nhìn thấy trong nhựa đắng gai nhọn của nó là mặt trái của tình yêu:

tình yêu không chỉ có sự ngọt ngào đắm say mà còn có cả đau khổ mật đắng của cuộc đời.

Ngoài ra, biểu tượng tình yêu còn được thể hiện ở những nụ hoa bồ câu anh trong truyện ngắn Xuân về trên thực đơn. Nếu ta nhìn ở màu sắc rực rỡ của hoa thì sẽ dễ liên tưởng đến sự hấp dẫn của tình yêu, nhưng nếu nhìn vào quá trình sinh thành của nó - những bông hoa của mùa xuân chỉ được nảy nở sau những tháng dài của mùa đông nghiệt ngã thì ta mới cảm nhận thấm thía một điều: Tình yêu phải trải qua những thử thách trắc trở của cuộc sống mới có thể trở nên rực rỡ đằm thắm. Và quả thật Sarah - nhân vật chính trong truyện cũng đã phải trải qua những ngày tháng chờ đợi mòn mỏi sau khi thất lạc người yêu để đến cuối truyện cô mới được đoàn tụ với Wantơ trong niềm vui vô bờ.

Như vậy thiên nhiên không hề vô tình mà vấn đề ở chỗ các nhà văn khai thác chúng như thế nào để nâng lên thành biểu tượng trong tác phẩm của mình.

Và thực tế có không ít biểu tượng mang đậm chất thơ đã để lại được nhiều dư vị trong lòng bạn đọc. Đó là chất thơ được tạo nên từ sự gợi mở về những điều bất ngờ mới mẻ thú vị của cuộc sống. Và ở lĩnh vực này O.Henry thực sự thành công.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn o henry (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)