Câu văn giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn o henry (Trang 54 - 57)

Chương 3: Chất thơ trong truyện ngắn O.Henry được thể hiện trên phương diện hình thức nghệ thuật

3.3. Chất thơ được biểu hiện ở ngôn từ tác phẩm

3.3.1. Câu văn giàu hình ảnh

Có thể thấy rằng, O.Henry có tài trong việc tạo ra các hình ảnh cho lời văn.

Đặc biệt các hình ảnh ấy rất ít khi xuất hiện một cách độc lập, rời rạc lẻ tẻ mà phần lớn nó tồn tại dưới dạng chùm hình ảnh. Điều này vừa thể hiện sự đa dạng phong phú về thế giới hình ảnh trong tác phẩm của O.Henry vừa thể hiện năng lực liên tưởng sáng tạo kì diệu của nhà văn. Dưới đây xin điểm xuyết một số đoạn văn tiêu biểu:

49

Khi miêu tả thiên thiên vùng Lakelands ông viết: “Cô bắt đầu làm quen với niềm vui thú uy nghiêm của những dãy rừng thông nghiêng nghiêng đầy bóng tối, vẻ chững chạc của những dốc núi khô cằn, những buổi sáng trong suốt tốt lành, những buổi chiều mơ màng vàng rực trong nét u tịch huyền bí

(Ngôi giáo đường với cối xay nước). Trong một đoạn văn ngắn, O.Henry đã cho xuất hiện tới 4 hình ảnh thiên nhiên: “rừng thông”, “những dốc núi”, “buổi sáng trong suốt”, “buổi chiều mơ màng”. Tất cả đã góp phần tạo dựng nên một bức tranh thiên nhiên núi rừng vừa uy nghi hùng vĩ vừa mơ màng thơ mộng.

Không chỉ có tài dựng cảnh, O.Henry còn tỏ ra xuất sắc khi miêu tả nhân vật: “Mùi hương hoa - chiến lợi phẩm của con ong, giọt hoang sơ của những dòng suối, tiếng dạo đầu của chim sơn ca, một vắt chanh trên cốc - tai của sự nguyên khai - cô dâu là những gì như thế” (Chị em bạn vàng). Chỉ một câu văn nhưng với sự góp mặt của 4 hình ảnh: “mùi hương hoa của con con ong”, “giọt hoang sơ của những dòng suối”, “tiếng dạo đầu của chim sơn ca”, “sự nguyên khai của một cốc vắt chanh trên cốc – tai”, đã khiến cho cách định nghĩa về cô dâu trở nên mới mẻ, thú vị độc đáo và không kém phần thi vị ngọt ngào.

Hoặc đôi lúc nhà văn lắng lòng mình lại để triết lí về cuộc đời: “Tình cảnh của Đêla khiến người ta phải triết lí rằng cuộc đời chỉ toàn là những tiếng nức nở, những tiếng khóc thét và những nụ cười, trong đó những tiếng thét chiếm nhiều hơn cả” (Món quà của các đạo sĩ). Các hình ảnh như “tiếng nức nở”,

tiếng khóc thét”, “những nụ cười”, đã tạo nên một bức tranh toàn vẹn về cuộc đời: cuộc đời đâu chỉ toàn là hạnh phúc với những tiếng cười mà còn cả những tiếng khóc, những khổ đau. Đây thực sự là cái nhìn biện chứng của một người từng trải. Cũng là những triết lí, nhưng ông không đi vào khai thác cái khô khan vốn có của nó mà thay vào đó ông đi tìm sự biểu cảm trong lòng mỗi sự vật.

Thông qua con đường triết lí bằng hình ảnh, nhà văn đã đem tới sự dễ hiểu cho người tiếp nhận, đồng thời giúp họ có khả năng lưu giữ thông tin một cách lâu bền nhất.

50

Qua khảo sát trên chúng tôi thấy rằng ngôn ngữ của truyện ngắn O.Henry đa phần rất giàu tính họa tưởng chừng như có thể phác họa trong tác phẩm của ông những bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống đẹp bình dị.

Một trong hai điều kiện cơ bản để tạo nên một ngôn ngữ thơ đó chính là:

tính họa và tính nhạc. Nếu như tính họa gợi lên được cả vùng hình ảnh, nới rộng không gian thời gian và tạo nên trường liên tưởng rộng lớn cho người đọc thì tính nhạc lại đem tới sự du dương êm ái cho lời văn. Chính vì vậy khi đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng truyện ngắn thi vị như một bài thơ trữ tình, còn riêng nhà văn Nguyễn Tuân lại cảm nhận “ cái dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây”. Cái dịu ngọt ấy phần lớn bắt nguồn từ tính nhạc lời văn - từ giọng điệu dung dị buồn thương man mác trước những cảnh đời vui ít, buồn nhiều, âm thầm lặng lẽ của những kiếp người nơi đây. Đó là thế mạnh của Thạch Lam, nhưng không phải là nét chủ đạo trong sáng tác của O.Henry. Bởi ông thiên về giọng văn dí dỏm hài hước thông minh. Tuy nhiên

Ở những trang viết thành công O.Henry cũng bộc lộ một chất thơ, chất trữ tình say đắm” [3, tr.231]. Cụ thể khi viết về số phận con người nhà văn đã thể hiện sự thương cảm của mình thông qua những câu văn dài, mang giọng điệu chậm buồn: “Em muốn được thấy chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Em đợi mãi ngán lắm rồi, em nghĩ mãi mệt lắm rồi. Em muốn buông trôi hết thảy và giong buồm xuôi dòng như một trong những chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp kia” (Chiếc lá cuối cùng). Đó là phút giây chờ đợi mệt mỏi của Giônxi nhưng cô không chờ đợi một cái gì tươi sáng sẽ đến cho cuộc đời cô mà chờ đợi những chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống để ra đi vào miền hư vô. Cái chết ám ảnh Giônxi và để lại trong câu văn của O.Henry có cái gì đó ngậm ngùi xót xa. Cũng có lúc ngòi bút của ông lặng lẽ đi vào chiều sâu nỗi đau khổ của con người:

Vào mỗi buổi chiều tà cha Abram lại đi một mình đến nhà máy xay cũ kĩ. Ông thường đến ngồi ở đấy để nghĩ về những ngày tháng xa xưa khi ông còn ngụ

51

trong căn nhà gỗ đối diện bên kia đường. Thời gian đã bào mòn dần các góc cạnh của nỗi sầu trong ông cho đến ngày khi hồi tưởng về thuở xưa ông không còn cảm thấy đau đớn” (Ngôi giáo đường với cối xay nước).

Có thể nói rằng mặc dù tính trữ tình chỉ là nét phụ góp phần làm nên thành công chất thơ cho truyện ngắn O.Henry nhưng nó đã thể hiện được chiều sâu cảm xúc của nhân vật, thể hiện được nỗi lòng của tác giả trước đời và điều quan trọng nó có tác dụng lây lan xúc cảm để lại dư âm man mác buồn trong lòng người đọc. Còn tính họa là nét nổi bật trong sáng tác truyện ngắn của O.Henry. Chính việc xây dựng nhiều hình ảnh độc đáo thi vị trong lời văn đã góp phần lí giải vì sao O.Henry lại được mệnh danh là người viết truyện ngắn

duyên” nhất nước Mĩ.

Một phần của tài liệu Chất thơ trong truyện ngắn o henry (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)