E. Phương án bóc xúc đá nổ phá
3.2. CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG
3.2.6. Đổ, san, đầm dưỡng hộ bê tông
Trước khi đổ bê tông vào khoảnh đổ, chúng ta cần tiến hành các công tác sau.
Xử lý nền.
Muốn cho công trình được ổn định và phòng thấm tốt, cần phải xử lý nền trước khi đổ bêtông, tạo điều kiện cho bêtông kết hợp được chặt chẽ với nền.
Trước khi đổ bê tông cần đổ một lớp bê tông lót M100 dày 10cm, tiến hành lắp dựng cốt thép và ván khuôn sau đó đổ bêtông bản đáy. Nếu sau khi xử lý nền xong chưa kịp đổ bêtông trùm lên cần phủ bao tải ướt hoặc dùng xỉ, tro nhiệt điện đổ trực tiếp lên mặt bêtông lót để tránh nền bị phong hoá.
Xử lý khe thi công: Có một số phương án sau.
Phương án 1: Bê tông mới đổ chưa đông cứng hoàn toàn sau khi đổ 4 ÷ 12 giờ, dùng vòi nước cao áp để xói rửa lớp vữa trên mặt bêtông.
Phương án 2: Khi cường độ bêtông đạt 15~25(KG/cm2) có thể dùng bàn chải máy hoặc dùng bàn chải sắt chải sạch lớp màng mỏng ximăng để trơ ra khoảng 1,5cm và sau đó dùng vòi phun nước rửa sạch. Tia nước phun chỉ có nhiệm vụ làm sạch lớp vữa mới chải, không được xói động mạnh đến đá.
Phương án 3: Khi bê tông đạt cường độ 50~100(KG/cm2), có thể đánh xờm bằng các dụng cụ cơ học hoặc dùng máy phun hỗn hợp nước+cát và sau đó rửa sạch bằng tia nước
Phương án 4: Với bêtông đã đông cứng lâu, không có cơ giới, nên dùng phương pháp đục xờm. Phương pháp này chất lượng tốt nhưng năng suất thấp.
Sau khi phân tích các phương án đã nêu và căn cứ vào điều kiện xây dựng công trình ta chọn phương án xử lý khe thi công là phưong án 2.
Mục đích của công tác xử lý nền và xử lý khe thi công trước khi đổ bê tông như nói trên nhằm giúp cho việc tăng liên kết giữa lớp bê tông cũ và lớp bê tông mới đổ hay lớp bê tông và nền. Trên cơ sở đó đảm bảo tính liền khối của bê tông và đảm bảo chất lượng công trình.
3.2.6.2. Đổ bê tông
a. Những yêu cầu khi đổ bêtông:
Khi đổ phải liên tục, lớp bêtông đổ sau phải kịp trùm lên trước khi lớp bêtông dưới bắt đầu ngưng kết, tránh hiện tượng sinh khe lạnh và làm ảnh hưởng chất lượng công trình .
b. Bố trí phương án đổ bêtông:
- Khoảnh đổ bêtông lót M100 : đợt đổ sau khi xử lý nền xong . Đây là khoảnh đổ có chiều dày nhỏ nên ta đổ bêtông theo phương pháp đổ lên đều ( đổ một lượt hết ngay ) .
- Khoảnh đổ là bản đáy, sân tiêu năng, năp cống : ta bố trí đổ bêtông theo phương pháp lớp nghiêng với góc nghiêng =11o .
- Khoảnh đổ là tường,thành cống : vì chiều cao lớn nhưng diện tích khoảnh đổ nhỏ nên ta chọn phương pháp đổ lên đều
c. Bố trí đổ bêtông cho khoảnh đổ điển hình:
Bố trí đổ bêtông cho khoảnh đổ Đ5 : đây là khoảnh đổ bêtông cho bản đáy thân cống nên ta bố trí đổ bêtông theo phương pháp lớp nghiêng với góc nghiêng =10o .
+ Lựa chọn máy đầm.
Theo bảng (21-1) trang 95 GTTC tập II chọn được loại máy đầm chày trục mềm B-50 (Hình 3-19) có các thông số kỹ thuật như sau.
Số vòng quay động cơ: 2850(v/ph).
Đường kính ngoài của chày đầm: 50(mm).
Chiều dài chày: 500(mm).
Số lần chấn động: 6000(lần/ph).
Công suất động cơ: 1,5(KW).
Điện thế : 220~380(Vol).
Chiều dài trục mềm: 3300(mm). Hình 3-3 Máy đầm dùi
Bán kính tác dụng: 30(cm).
Tổng khối lượng 48~60(kg).
Kiểm tra điều kiện phát sinh khe lạnh:
+ Điều kiện để bêtông không phát sinh khe lạnh.
tt tt 1 2
k.N .(T T )
F F
h
(3-11)
Trong đó:
Ntt=6,7 (m3/h): Năng suất thực tế của trạm trộn.
k= 0,9: Hệ số do đổ bê tông không đều.
T1 : Thời gian ninh kết ban đầu của bê tông. Phụ thuộc vào loại xi măng và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tại thời điểm đổ bê tông. Nhiệt độ môi trường bên ngoài trung bình 28,50 khi đổ bêtông và dùng ximăng Pooclăng nên theo QPTL-D6-78 trang 133 ta có T1=1,5(h).
T2=0,1(h): Thời gian vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn vào khoảnh đổ.
h=0,30(m): Chiều dày 1 lớp đổ ( Không phụ thuộc vào lớp đổ vào, chỉ phụ thuộc vào công cụ đầm).
Ftt: Diện tích bề mặt bêtông của khoảnh đổ (m2), phụ thuộc vào phương pháp đổ bêtông.
Phương pháp đổ lên đều
Ftt B.L(m )2 . (3-12) Hình 3-4 Đổ lên đều
Phương pháp đổ bêtông theo lớp nghiêng Ftt B. H (m )2
sin
(3-13)
Hình 3-5 Đổ lớp nghiêng Thay các đại lượng trên vào công thức (3-11) ta tính được.
28,1( )
30 , 0
) 1 , 0 5 , 1 .(
7 , 6 . 9 ,
0 2
m
F
Ta tính khoảnh đổ Đ5 đổ theo phương pháp lớp nghiêng có:
Ftt = 25,8 10 sin
8 , . 0 6 ,
5 (m2)
Vậy với chiều dày lớp đổ bê tông sẽ thoả mãn điều kiện không phát sinh khe lạnh khi đổ bêtông khoảnh đổ Đ5. Trong khi đó Đ5 là khoảnh đổ đáy có diện tích lớn nhất nên các khoảnh đổ đáy và sàn khác cũng không phát sinh khe lạnh.
Kiểm tra điều kiện phát sinh khe lạnh cho khoảnh đổ theo phương pháp lên đều( khoảnh đổ tường), ta chọn khoảnh đổ T11.
Ftt 14.0,811,2m2.
Vậy với chiều dày đổ như trên cũng không phát sinh khe lạnh ở những khoảnh đổ theo phương pháp lên đều.
3.2.6.3. San bê tông - Nguyên tắc san bê tông.
+ Đổ bê tông đến đâu tiến hành san đến đó.
+ Không được san bê tông ra diện tích quá lớn, không làm bê tông bị phân tầng phân cỡ.
+ Khi thấy bê tông có hiện tượng phân cỡ thì phải xúc nơi nhiều cốt liệu thô đổ vào nơi có nhiều vữa và không được làm ngược lại.
- phương pháp san bê tông. Hình 3-7
Để san bê tông, chúng ta có thể dùng cơ giới hoặc thủ công. Theo điều kiện thi công như công trình của chúng ta, đề nghị dùng phương pháp san bằng đầm chày. Khi dùng đầm chày để
đầm bê tông thì lớp vữa cần san nên bằng 0,8~1,25 chiều dài của
chày đầm.
Dùng máy đầm chày để san bêtông 1, 2, 3 Thứ tự san bêtông
d
Hình 3-7 Phương pháp san bê tông băng đầm chày
Với máy đầm chày cầm tay đã chọn, độ dày lớp vữa có thể đầm khoảng 30~40cm.
3.2.6.4. Đầm bê tông - Mục đích đầm bê tông.
Do vữa bêtông trong quá trình trộn và đổ hình thành những bột khí, nước thừa vì vậy muốn đảm bảo chất lượng bêtông cần tiến hành đầm bêtông.
- Nguyên tắc đầm bê tông.
San bê tông đến đâu thì đầm đến đó.
Đầm chỗ thấp trước, chỗ cao sau. Mặt bằng bê tông phải được san phẳng trước khi đầm.
- Dụng cụ đầm bê tông.
Để đầm bê tông có thể đầm thủ công hoặc dùng các loại máy đầm như đầm chày, đầm mặt, đầm ngoài ván khuôn, bàn rung… Ở đây chúng ta dùng đầm chày trục mềm để đầm bêtông.
Năng suất đầm dùi:
2 2
3 d
1 2
2.k.r .d.3600 2.0, 9.0,3 .0,30.3600
N 4(m / h).
t t 35 8
Trong đó:
k: Hệ số sử dụng.
d=0,30(m): Chiều dày lớp bêtông được đầm.
t1=35(s): Thời gian đầm tại 1 vị trí.
t2=8(s): Thời gian di chuyển đầm.
+ Số lượng đầm.
Số lượng máy đầm tính theo công thức 3,35 4
4 , 13
d tt
N n N Trong đó:
Ntt : Là năng suất trạm trộn (m3/h).
Nd: Là năng suất máy đầm (m3/h).
Vậy ta chọn 5 đầm dùi tục mềm trong đó có 1 chiếc dự trữ.
- Kỹ thuật đầm bê tông.
Kỹ thuật đầm chày trục mềm
R - Bán kính tác dụng của đầm, h - Chiều cao lớp đổ bêtông a - Khoảng cách từ ngoài bán kính tác dụng của đầm đến
mép dốc lớp bêtông đang đổ Bố trí thứ tự đầm
Đầm từ đầu này sang ®Çu kia
+ Khi đầm quả đầm phải thẳng góc với mặt lớp bê tông, nếu nghiêng thì không nên quá 450 so với phương đứng, độ cắm sâu chày đầm phải đảm bảo xuyên một phần vào lớp bêtông đã đổ trước từ 5 10cm để sự liên kết giữa các lớp với nhau tốt hơn.Hình 3-8 Kỹ thuật đầm bê tông
+ Bố trí đầm theo hình hoa mai và đầm từ đầu này sang đầu kia. Khoảng cách giữa các vị trí đầm, từ đầm đến mặt ván khuôn không được lớn hơn 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
Khi đầm ở những góc thì khoảng cách từ chày đầm đến mặt ván khuôn không được lớn hơn 5 10cm .
+ Khi đầm cần cắm nhanh và rút chậm để tránh bêtông bị phân cỡ và lỗ cục bộ chỉ có ximăng. Thời gian đầm tại một vị trí trong khoảnh 30 40s , nếu tính dẻo của vữa bêtông giảm thì yêu cầu tăng thời gian đầm và ngược lại. Đầm kỹ nơi có nhiều cốt thép và các góc ván khuôn đồng thời không chạm vào ván khuôn và cốt thép.
3.2.6.5. Dưỡng hộ bê tông - Mục đích.
Mục đích chính của công tác dưỡng hộ bê tông là chống mất nước và bổ sung nước cho bê tông, giúp sự thủy hóa của xi măng diễn ra thuận lợi và hoàn toàn, từ đó đảm bảo chất lượng của bê tông, phòng được nứt bề mặt do bị thiếu nước và nâng cao tính chống thấm, chống xâm thực của bê tông.
- Biện pháp dưỡng hộ bêtông.
Sau khi hoàn thành đổ bêtông cần đảm bảo cho bêtông có đủ độ ẩm và độ nóng thích hợp.
Muốn làm được như vậy có thể dùng một số biện pháp sau.
+ Đối với mặt bê tông nằm ngang dùng cát ướt, bao tải thấm nước phủ lên trên, với các khoảnh đổ có diện tích bề mặt lớn thì trữ nước trên mặt bê tông với chiều cao lớp nước khoảng 20cm.
+ Đối với mặt bê tông đứng, dùng phương pháp tưới nước.
+ Thời gian dưỡng hộ bê tông phụ thuộc vào tính chất xi măng và thời tiết, khí hậu khu vực xây dựng. Nhưng thông thường thời gian dưỡng hộ bê tông khoảng 14~21 ngày.