Chương 1:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI
1.1.3. Điều kiện chính trị
1.1.3.1. Sự thay đổi nội tại của vương quốc Champa từ thế kỷ X đến thế kỷ XV Năm 1000, nhà nước Champa rời đô về Vijaya, và từ đây trở đi, lịch sử Champa bước sang một thời kỳ mới- thời kỳ Vijaya. Năm 1007, sứ thần Champa sang triều cống nhà Tống Trung Quốc đã nói: xứ của thần trước đây thuộc châu Giao, sau đó bọn thần trốn về Vijaya cách chỗ cũ 700 dặm về phía
25
nam. Thư tịch cổ Trung Quốc như Chư phiên chí cuối thời Tống cũng cho biết nước Chiêm Thành có “quốc đô gọi là Tân Châu...” để phân biệt Cựu Châu là vùng Amaravati. Nguyên sử gọi vùng Vijaya là Đại Châu.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mandala Champa cho đến cuối thế kỷ XV, nagara Amaravati (vùng châu thổ sông Thu Bồn- Quảng Nam) và nagara Vijaya (vùng châu thổ sông Côn- Bình Định) luôn thể hiện sự vượt trội của mình. Từ cuối thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV, đứng trước những thay đổi địa chính trị và địa kinh tế mang tính phổ quát trên toàn khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là áp lực của quốc gia Đại Việt đang lên ở phía Bắc và những chuyển biến của mạng lưới hải thương khu vực nagara Amaravati đã đánh mất vị thế của mình. Từ đây, nagara Vijaya vươn lên thể hiện vị thế vượt trội cả về mặt chính trị, tôn giáo, quân sự và kinh tế đối với các tiểu quốc khác. Sự vượt trội về mọi mặt của nagara Vijaya, một phần là do những cơ hội mà môi trường khu vực và quốc tế mang lại, nhưng cơ bản và quan trọng hơn, đó là do nội lực và những nhân tố nội sinh vốn có của tiểu quốc này đã góp phần dẫn tới sự phồn vinh cho tiểu quốc Vijaya.
1.1.3.2. Những nhân tố mới trong lịch sử khu vực từ thế kỷ X đến thế kỷ XV Trong thời kỳ này, ngoại thương Champa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là tình hình chính trị ở Trung Quốc.
Năm 907, nhà Đường (618- 907), một trong những triều đại lịch sử cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa đã chấm dứt 289 năm tồn tại của mình.
Trong gần 3 thế kỷ tồn tại, nhà Đường đã trở thành một đế chế mạnh, có ảnh hưởng rộng lớn đến bên ngoài, là một triều đại có tầm nhìn khu vực và quốc tế.
Sự hình thành hai con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển trong triều đại này cũng góp thêm minh chứng cho thấy tầm nhìn của Trường An và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm kinh tế luôn được coi là giàu tiềm năng nhất của châu Á. Sự sụp đổ của nhà Đường là sự đứt gãy và đổ vỡ của một hệ thống được dày công kiến lập của đế chế Trung Hoa với các quốc gia vốn vẫn chịu sự nô dịch, quản chế bởi phương Bắc. Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ IX đến cuối
26
thế kỷ X, sự đình trệ kinh tế suốt gần một thế kỷ rưỡi ở Trung Quốc đã làm tan rã mạng lưới kinh tế ở các quốc gia nhỏ như An Nam đô hộ phủ, Lâm Ấp, Dvaravati, Ryu, Maratam và ngay cả mạng lưới ven biển như Srivijaya, Sailendra.
Nhưng mặt khác, sự sụp đổ của nhà Đường cũng đã có những tác động khá sâu sắc đến hệ thống buôn bán thương mại Đông- Tây. Các thuyền buôn Ảrập, Ba Tư không cần phải đến Trung Quốc để lấy hàng hóa nữa, mà chỉ cần đến Đông Nam Á để nhập hàng. Điều này đã làm cho quan hệ thương mại chuyển vận với tốc độ cao hơn, lớn hơn. Sự thay đổi trong phương thức vận chuyển hàng hóa và buôn bán giữa các trung tâm kinh tế lớn như vậy đã khiến cho vị thế của Đông Nam Á được tôn vinh, thúc đẩy nền hải thương của Đông Nam Á phát triển. Trong bối cảnh lịch sử mới ấy, Champa đã nắm bắt được cơ hội, phát huy thế mạnh từ vị trí trung gian trên con đường thương mại Đông- Tây của mình, phát triển các cảng thị ven biển thành những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho các thương nhân của mọi quốc gia.
Đến thời kỳ nhà Minh, việc thiết lập mối quan hệ triều cống và thương mại với “thiên triều” Trung Hoa ngày càng được quan tâm hơn nữa. Sau khi thành lập, triều Minh đã thi hành chính sách “hải cấm”, chủ trương “thốn bất hạ hải”. Nội dung của chính sách hải cấm là “cấm các thuyền bè tư nhân đi ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ dành cho các đội thuyền của Hoàng đế và những nước tới Trung Hoa dưới hình thức các sứ bộ đến triều cống” [16, tr.253]. Mục đích của chính sách này là nhằm độc quyền hoạt động ngoại thương, củng cố sức mạnh trong nước, ngăn cản những nguy cơ bên ngoài có thể làm tổn hại tới sức mạnh của chính quyền trung ương.
Tuy nhiên, để bù lấp vào sự thiếu hụt các sản phẩm tiêu dùng cần thiết vốn vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài, đồng thời tỏ rõ uy lực của thiên triều, nhà Minh vẫn yêu cầu nhiều nước láng giềng châu Á thực hiện chế độ cống nạp.
Phái bộ của nhà Minh đã được gửi tới Đại Việt, Triều Tiên, và sau là Champa,
27
Java, Nam Ấn và Nhật Bản. Thời điểm này, Champa đã gửi phái bộ đầu tiên của họ tới Trung Quốc và là vương quốc đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện điều này.
Như vậy, sự diễn ra đồng thời của những thay đổi bên ngoài vương quốc Champa và những thay đổi nội tại của vương quốc này đã mang đến một môi trường thuận lợi cho sự bùng nổ của hải thương và đã dẫn đến những biến chuyển về chính trị, xã hội và kinh tế trên toàn lãnh thổ quốc gia này. Sự bùng nổ thương mại đã mang đến cho nền kinh tế Champa chuyển biến quan trọng nhất từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là sự nổi lên của các cảng thị mới như là những entrepot mà điển hình là thương cảng Thị Nại.