Thúc đẩy kinh tế Bình Định phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế cho vương triều Vijaya

Một phần của tài liệu Thương cảng thị nại từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 54 - 57)

3.2. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG CẢNG THỊ NẠI

3.2.1. Thúc đẩy kinh tế Bình Định phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế cho vương triều Vijaya

Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nagara Amaravati đã đánh mất vị thế của mình và thay vào đó là sự vượt trội cả về mặt kinh tế, chính trị, tôn giáo, quân sự của tiểu quốc Vijaya. Sự vượt trội về mọi mặt của tiểu quốc Vijaya, một phần là do những cơ hội mà môi trường khu vực và quốc tế mang lại, nhưng cơ bản và quan trọng hơn, đó là do nội lực và những nhân tố nội sinh vốn có của tiểu quốc này đã góp phần dẫn tới sự phồn vinh cho tiểu quốc Vijaya. Một trong những nhân tố quan trọng ấy là sự phát triển cường thịnh của thương cảng Thị Nại.

Cảng Thị Nại được xây dựng trở thành thương cảng chính của vùng Vijaya, và giữ vai trò quan trọng trong quá trình dự nhập vào mạng lưới hải thương khu vực của cả vương quốc.

Thị Nại là một trong những thương cảng nổi tiếng ở thế kỷ X – XV, là

“thương cảng thứ nhất” của Champa. Vua Chăm phát triển giao thương với

51

nước ngoài qua thương cảng Thị Nại thì đồng thời kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, chợ búa, hàng hóa khắp nơi cũng đổ dồn hết về đây và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi buôn bán và sinh hoạt của thương nhân nước ngoài cũng như cả trong nước.... Tất cả tạo nên sự vận động, phát triển chung của nền kinh tế Bình Định và nền kinh tế chính thể Vijaya.

Việc các thương nhân nước ngoài chọn thương cảng Thị Nại là điểm dừng chân để tránh bão, lấy nước ngọt, lương thực, trao đổi buôn bán trong suốt 5 thế kỷ (thế kỷ X- XV) đã góp phần thúc đầy mạnh mẽ nền kinh tế Bình Định phát triển. Để cung ứng cho nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, Thị Nại đã trở thành điểm “thu gom”, tập trung nguồn hàng lớn của các vùng trong chính thể. Các sản phẩm được trao đổi, buôn bán của Thị Nại rất đa dạng, phong phú, là những mặt hàng đặc trưng của Bình Định và đất nước Champa, mà nổi bật là trầm hương, ngà voi, sừng tê, vải lụa,....

Từ việc sản xuất để đem sản phẩm tới buôn bán ở Thị Nại, các ngành nghề thủ công nghiệp bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hàng dệt, hàng gốm. Những sản phẩm làm ra phần lớn đem buôn bán với thương nhân nước ngoài ở Thị Nại, phần còn lại mang trao đổi rộng khắp các vùng của chính thể Vijaya, từ miền xuôi lên miền ngược, từ vùng núi xuống vùng biển. Nguồn lợi thu được từ việc buôn bán đó nhiều không kể xiết. Không chỉ vậy, việc giao lưu với thương nhân nước ngoài còn giúp người dân Chăm học hỏi được các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất để áp dụng vào việc sản xuất các sản phẩm ngày một chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn và được ưa chuộng hơn.

Với vị trí địa lý thuận lợi của mình, các thuyền buôn nước ngoài đã dừng chân ở thương cảng Thị Nại để trao đổi, buôn bán. Họ tìm thấy ở Thị Nại nhiều sản phẩm đẹp, lạ mắt với sự phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã. Và cứ như vậy, thương cảng Thị Nại ngày cảng tấp nập khách nước ngoài lui tới buôn bán. Điều này càng giúp cho chính thể Vijaya ngày một hùng mạnh hơn so với các chính thể khác.

52

Trong những ngày hoàng kim của mình, thương cảng Thị Nại của Champa đã từng là điểm dừng chân lý tưởng của các thương nhân quốc tế. Các nhà du hành thế giới như Ibn Batutah, Odorio de Pordeneno, Macco Polo đã từng đến đây, tận mắt chứng kiến sự phồn vinh của cư dân Champa, các hoạt động trao đổi nhộn nhịp tại thương cảng Thị Nại và ghi chép lại qua các cuốn sách như: “Quyển sách về những điều kỳ diệu trên thế giới”, “Khảo tả những miền đất và hành trình đã qua” hay “Nhật ký hành trình”,... Trịnh Hòa thời nhà Minh, trong cả bảy lần xuất dương về phương Nam cũng đều dừng chân tại cảng Thị Nại. Sự ghi nhận của các thương nhân quốc tế đã chứng tỏ tầm quan trọng của thương cảng Thị Nại trong mạng lưới buôn bán trên biển của khu vực.

Sự thịnh vượng, khởi sắc của kinh đô Vijaya đã được tu sĩ dòng Phanxico là Odoride Bordenone ghi chép như sau: “Có một tiểu quốc gọi là Champa- một xứ sở rất đẹp, đời sống ở đó rất dễ dàng và sung sướng. Vị vua hiện làm vua lúc tôi ghé đó có tới 200 đứa con vừa trai vừa gái vì ông ta có nhiều vợ và cung tần. Ông ta có tới 11.000 con voi của riêng do tôi tớ trong thành nuôi lấy. Ăn uống ở đây thì thỏa thích lắm vì tất cả các loại cá bể đều có.

Bể chỉ có cá và cá mà thôi, mỗi năm mỗi mùa là một thứ cá. Nếu có ai hỏi tại sao như vậy thì dân ở đó nói rằng đó là lần lượt các loại cá về chầu vua...” [22, tr.66].

Thương cảng Thị Nại không những đem lại sự thịnh vượng cho vương triều Vijaya mà thương cảng này còn góp phần phát triển nền kinh tế ngoại thương khu vực và thế giới. Với các thế mạnh về vị trí địa lý và các mặt hàng thương mại có giá trị, thương cảng Thị Nại không những trở thành một trạm trung chuyển hàng hóa cho các thị trường lớn trên thế giới mà còn là một nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho nền thương mại khu vực và thế giới.

Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của thương cảng Thị Nại đã giúp vương triều Vijaya giữ được mối quan hệ bang giao ổn định với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Đại Việt. Thị Nại là nơi tập trung mọi hàng hóa trong nước cũng như của các nước trong khu vực. Nhờ sự phong phú về hàng

53

hóa cộng với sự thuận lợi trong hệ thống giao thông, Thị Nại đã là nơi các đoàn triều cống của Vijaya thực hiện nhiệm vụ cống nạp với Trung Quốc và Đại Việt.

Một phần của tài liệu Thương cảng thị nại từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)