Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 4 (Trang 26 - 30)

Chương 2: Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 4

2.1. Các loại động cơ học tập của học sinh lớp 4

2.1.1. Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Căn cứ vào giả thuyết về động cơ học tập của học sinh lớp 4 bao gồm động cơ nhận thức và động cơ xã hội. Động cơ nhận thức bao gồm các kích thích: học để chiếm lĩnh kiến thức, học để có nhiều hiểu biết, học để biết suy nghĩ, … Động cơ xã hội bao gồm các kích thích: học để được lên lớp, học để được thưởng quà, học để cha mẹ vui lòng, … Động cơ xã hội được phân thành 2 nhóm:

- Động cơ xã hội tích cực: học để được lên lớp, để luôn đạt điểm giỏi, để sau này làm việc tốt,để thầy cô giáo khen, để cha mẹ vui lòng.

- Động cơ xã hội “tiêu cực” (hay “âm tính”): học để được thưởng, để học giỏi hơn bạn, để bố mẹ, anh chị không sai làm việc nhà.

Để tìm hiểu các yếu tố kích thích học sinh lớp 4 học tập, chúng tôi đã thiết kế một phiếu điều tra trong đó ghi sẵn 10 yếu tố kích thích học sinh học tập. Chúng tôi hướng dẫn để các em chọn từng yếu tố phù hợp với ý nghĩa của mình rồi hoàn thành phiếu điều tra bằng cách trả lời thông qua việc đánh dấu “x” vào một trong các cột chỉ mức độ: “Rất quan trọng”, “Quan trọng”,

“Ít quan trọng” và “ Không quan trọng” (phụ lục số 2, phiếu số 1).

Các mức độ khác nhau được tính hệ số điểm khác nhau:

- Rất quan trọng: 4 điểm - Quan trọng: 3 điểm

25 - Ít quan trọng: 2 điểm

- Không quan trọng: 1 điểm

Phiếu điều tra được thực hiện với 72 học sinh lớp 4 gồm 40 học sinh nữ và 32 học sinh nam ở 2 lớp 4A và lớp 4B trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn.

Sau khi điều tra, kết quả thu được ghi lại bằng việc thống kê ở bảng sau:

Bảng 1: Các yếu tố kích thích học sinh học tập

Stt Các yếu tố

Học sinh(72) Điểm Thứ bậc 1

2 3 4 5 6 7 8 9 10

Để được lên lớp

Để học được nhiều kiến thức Để bố mẹ vui lòng

Để được thưởng Để luôn đạt điểm giỏi

Để được thầy cô khen, các bạn ngưỡng mộ Để học giỏi hơn bạn

Để biết suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ học Để sau này làm việc tốt

Để bố mẹ, anh chị không sai làm việc nhà

276 265 248 140 253 192 206 250 271 100

1 3 6 9 4 8 7 5 2 10

Qua số liệu thống kê ở bảng 1, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Hoạt động học tập của học sinh lớp 4 được thúc đẩy bởi không chỉ một động cơ mà được thúc đẩy bởi một hệ thống các động cơ: động cơ nhận thức và động cơ xã hội. Động cơ nhận thức bao gồm các kích thích: để học được nhiều kiến thức, để biết suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ học. Động cơ

26

xã hội bao gồm các kích thích: để được lên lớp, để bố mẹ vui lòng, để luôn đạt điểm giỏi, để sau này làm việc tốt, để được thưởng, …

- Ở động cơ nhận thức, động cơ nổi trội là học để được nhiều kiến thức (được 265 điểm, xếp bậc 3), tiếp đến là học để biết suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ học ( được 250 điểm, xếp bậc 5). Trong 2 yếu tố kích thích này thì học sinh lựa chọn học để có được kiến thức nhiều hơn so với học để biết suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ học. Như vậy, với học sinh học để chiếm lĩnh kiến thức đóng vai trò rất quan trọng nhờ có kiến thức được tích lũy trong quá trình học mà các em biết suy nghĩ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong học tập. Do những động cơ nổi trội là: học để được nhiều kiến thức, học để biết suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ học nên trong quá trình tiến hành điều tra việc học ở lớp 4A cũng như ở lớp 4B, các em học sinh rất tích cực trong học tập. Cụ thể là, ở lớp các em hăng hái giơ tay phát biểu trong các tiết học bài mới, luôn chú ý lắng nghe bạn trả lời để có nhận xét, góp ý, bổ sung cho câu trả lời của bạn đầy đủ và hoàn thiện. Điển hình là các em Ni Ni, Yến Nhi, Quỳnh Anh, Minh Hiếu, Ngân Hà … ở lớp 4A và các em Băng Giang, Phương Anh A, Duy Tùng, Bảo Nam, Khánh Ly, … ở lớp 4B. Và đây cũng là những học sinh chăm hoàn thành các bài tập trên lớp cũng như ở nhà. Các em còn tích cực làm các bài tập trong vở bài tập, sách bồi dưỡng, sách tham khảo, tìm và đọc các cuốn sách khoa học ở các lĩnh vực vật lý, thiên văn học, … và các cuốn sách về thiên nhiên và xã hội, …(phụ lục 4, 5).

- Ở nhóm động cơ xã hội các động cơ xã hội tích cực giữ thứ bậc cao hơn so với các động cơ xã hội “tiêu cực”. Cụ thể là:

+ Động cơ xã hội tích cực nổi bật nhất là học để được lên lớp (được 276 điểm, xếp bậc 1), tiếp đến là học để sau này làm việc tốt (được 271 điểm, xếp bậc 2), để luôn đạt điểm giỏi (được 253 điểm, xếp bậc 4) sau đó là học để

27

bố mẹ vui lòng (được 248 điểm, xếp bậc 6). Trong quá trình điều tra chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở một số học sinh 2 lớp qua câu hỏi “ Em học để làm gì?” và nhận được kết quả: Ở lớp 4A, em Vũ Phùng Nam nói: “em học để được lên lớp”, hay em Tạ Khánh Hoài “em học để sau này làm nhiều việc tốt”, ở lớp 4B em Lê Hải Đăng nói: “em học để đạt được thật nhiều điểm giỏi”, …

+ Động cơ xã hội tiêu cực vẫn còn tồn tại ở nhiều em học sinh được nghiên cứu. Dù ở thứ bậc không cao nhưng nó vẫn chi phối, thúc đẩy học sinh học tập trong suốt quá trình học tập như học tập để giỏi hơn bạn (được 206 điểm, xếp bậc 7), học để được thầy cô giáo khen, các bạn ngưỡng mộ (được 192 điểm, xếp bậc 8), học để được thưởng (được 140 điểm, xếp bậc 9) và học để bố mẹ, anh chị không sai làm việc nhà (được 100 điểm, xếp bậc 10). Do được thúc đẩy bởi những động cơ tiêu cực trong quá trình học tập, đa số các em học sinh này thường có biểu hiện không thực sự chú ý tập trung trong các tiết học. Trong giờ học bài mới cũng như trong các giờ luyện tập, thực hành, các em thường ít phát biểu xây dựng bài hơn. Và các em chưa làm hoặc quên không làm bài tập về nhà thường nằm trong nhóm học sinh này. Như các em Thu Huyền, Hoàng Anh,.. ở lớp 4A và các em Thu Trang, Hiếu Minh,… ở lớp 4B. Tuy vậy, ở hai lớp vẫn có những em học rất tốt ở trong lớp cũng được thúc đẩy bằng những động cơ học tập là những động cơ tiêu cực. Nên giáo viên cần kết hợp với gia đình để cùng nhau định hướng cho các em học tập bởi những động cơ nhận thức, động cơ tích cực và hạn chế sự tác động bởi những động cơ tiêu cực(động cơ “âm tính”).

Như vậy, trong các yếu tố thuộc phạm vi động cơ xã hội thì các yếu tố học để được lên lớp, học để sau này làm việc tốt chiếm vị trí cao. Nhưng vẫn có sự chi phối của tình cảm rất nhiều nên các em muốn học tập tốt để sau này

28

khi lớn lên có thể làm thật nhiều việc để giúp cho mọi người. Trong thế kỉ XXI, với điều kiện hiện nay, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học của con em mình nên có rất nhiều học sinh học tập bởi động cơ xã hội là học để bố mẹ vui lòng. Yếu tố học để bố mẹ vui lòng có điểm số cao như vậy vì ở học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung thì yếu tố tình cảm, đặc biệt là tình cảm đối với người thân có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phiếu câu hỏi ý kiến (phụ lục 3), các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình. Đây là một điều kiện rất thuận lợi trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vẫn có những bậc phụ huynh học sinh quan tâm đên việc học tập của con bằng cách thưởng tiền, thưởng quà, đi tham quan du lịch thậm chí là bắt các em làm việc nhà khi các em không học tập tốt. Những biện pháp này không ngừng làm cho các em không tự giác, tích cực học tập mà còn làm cho các em học tập mang tính chất đối phó là chủ yếu.

Những yếu tố kích thích học sinh học tập thuộc động cơ nhận thức cũng giữ vị trí khá cao như xếp bậc 3 là yếu tố học tập để học được nhiều kiến thức, xếp bậc 5 là học tập để biết suy nghĩ, để hoàn thành nhiệm vụ học. Như vậy, những động cơ học tập nhận thứcđược hình thành và phát triển mạnh nhưng chưa phải là vị trí chủ đạo, do vậy rất cần được hướng dẫn và giáo dục chu đáo hơn để chiếm ưu thế ở các cấp học trên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 4 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)