Chương 2: Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 4
2.4. Một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập cho học sinh
Động cơ học tập không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải cái gì đó có thể áp đặt từ bên ngài. Động cơ học tập đích thực chỉ được hình thành trong quá trình học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập. Không thể có một động cơ nào khác bên ngoài hoạt động học tập áp đặt vào cho nó, nghĩa là không có thể có một quá trình riêng rẽ hình thành động cơ học tập bên ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ học tập. Từ thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 4 kết hợp với cơ sở lí luận, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập cho học sinh lớp 4:
Thứ nhất, trong từng tiết học, giáo viên hướng dẫn, tổ chức học sinh phát triển cả nội dung tri thức và phương pháp giành tri thức đó, giải quyết được nhiệm vụ học tập, gây ấn tượng tốt đối với việc học thì dần dần mối quan hệ giữa các em với tri thức khoa học sẽ được hình thành và ngày càng trở nên thân thiết. Như vây, các em sẽ ngày càng giác ngộ hơn ý nghĩa của việc học, câu hỏi “học để làm gì?” được đặt ra do chính các em trả lời qua từng hành động việc làm của các em ở trường cũng như ở nhà. Học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu được.
Cụ thể khi dạy học bài mới, giáo viên nên:
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài tập bằng cách: hạn chế truyền đạt những kiểu chưa có sẵn, hướng dẫn học sinh tự phát hiện ra vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của bản thân (hoặc ở nhóm học sinh) để từ đó lập ra mối liên
51
hệ giữa những kiến thức thích hợp đã biết, đã được học với vấn đề mới phát hiện, từ đó tự tìm cách giải quyết vần đề. Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết vấn đề của học sinh và giúp học sinh lựa chọn cách giải quyết vấn đề hợp lí nhất.
Chẳng hạn: khi giới thiệu cho học sinh làm quen với việc thống kê số liệu, giáo viên có thể tiến hành, tổ chức, hướng dẫn học sinh theo các bước như sau:
+ Tổ chức cho các em đo cân nặng của năm bạn học sinh trong lớp và ghi lại số đo chiều cao của từng bạn lên bảng lớp và ghi vào nháp với những học sinh ở dưới lớp.
+ Tổ chức cho học sinh cả lớp ghi số cân nặng của các bạn theo một dãy số và sau đó, giới thiệu để học sinh làm quen với dãy số liệu.
+ Giáo viên thêm hoặc che bớt số hạng trong dãy số liệu và đưa ra những câu hỏi để củng cố kiến thức về dãy số liệu.
+ Tổ chức cho học sinh kiểm tra nhau theo cặp đôi. Sau đó tổ chức trao đổi cặp đôi trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết dạy học bài mới để học sinh “học qua làm”. Sau mỗi bài tập, giáo viên nên ôn tập, củng cố kiến thức mới vừa được học cho học sinh nắm vững bằng việc nêu ra một số câu hỏi thích hợp.
Chẳng hạn, khi dạy bài “Diện tích hình thoi”:
Sau khi dạy bài mới, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh làm 3 bài tập trong SGK để học sinh được ôn lại những kiến thức đã học qua việc hoàn
52
thành làm bài tập. Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để củng cố lại kiến thức vừa được học như sau:
Như khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (SGK Toán 4, trang 203) + Yêu cầu học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải quyết bài tập và đưa ra cách giải quyết bài tập trước lớp.
1. Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?
2. Diện tích hình thoi MNPQ bằng bao nhiêu?
3. So sánh diện tích hình thoi MNPQ với diện tích hình chữ nhật ABCD?
+ Tổ chức cho học sinh chữa bài tập trên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh nêu lựa chọn câu trả lời đúng.
Khi dạy học ở các tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành hay ôn tập giáo viên cần: giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập với những kiến thức đã biết, đã học, từ đó học sinh hiểu, lựa chọn và sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập; giúp học sinh tự luyện tập và thực hành theo khả năng của mình. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến từng đối tượng học sinh khi tổ chức cho học sinh làm bài tập, chữa bài tập; khuyến khích sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các học sinh bằng cách phối hợp giữa bài làm của từng cá nhân với việc trao đổi, bàn bạc ý kiến của từng cá nhân trong nhóm về cách giải quyết của các bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện cách giải của bản thân; tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm khi làm bài tập và chữa bài tập; tập cho học sinh có ý thức tự tìm
53
nhiều cách giải khác nhau ở một bài tập (nếu có) và lựa chọn cách giải hợp lí nhất, nhanh nhất, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.
Ví dụ như trong tiết luyện tập cuối tuần, giáo viên đưa ra các bài tập nhằm củng cố kiến thức cho học sinh như sau:
Hình chữ nhật ABCD có chu vi là 270 cm, chiều dài hơn chiều rộng là 15 cm. Tính diện tích hình thoi EGHK?
Khi đó, giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn học sinh:
+ Yêu cầu học sinh đọc đề bài và xác định những cái đã cho và cái cần tìm.
+ Yêu cầu học sinh đưa ra những kiến thức có liên quan đến bài tập (công thức tính nửa chu vi hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi).
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìm cách giải quyết bài tập. Sau đó, trao đổi với bạn cùng bàn và trình bày lời giải vào nháp.
+ Tổ chức cho học sinh chữa bài tập.
+ Yêu cầu học sinh tìm cách giải ngắn gọn hơn.
G
A B
D
E
C H
K
54
Thứ hai, giáo viên phải xác định được lớp mình có bao nhiêu học sinh có động cơ xã hội chủ yếu, đặc biệt là những học sinh có động cơ “âm tính”.
Ở những học sinh này, cái thôi thúc học sinh không phải là tri thức mà tri thức chỉ là phương tiện. Giáo viên thường xuyên giao cho những học sinh này các nhiệm vụ học tập từ dễ đến khó, được phát biểu ý kiến, sau đó giáo viên sẽ nhận xét, đánh giá, động viên kịp thời (hạn chế chê) để dần dần động cơ nhận thức là chủ yếu. Đối với những học sinh có động cơ nhận thức là chủ đạo thì giáo viên có nhiệm vụ là phát hiện động cơ này bằng cách nhịp độ dạy nhanh và mức độ ngày càng cao.
Ba là, kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo hai phương thức:
kiểm tra, đánh giá thường xuyên (hằng ngày) và kiểm tra, đánh giá định kì hay tổng kết (cuối tháng, cuối học kì, cuối năm). Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: kiểm tra xem học sinh có làm việc không, nếu học sinh không làm việc thì chỉ cần tìm hiểu lí do, động viên các em làm việc để đảm bảo yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá xem có hiểu việc mình làm không; nếu học sinh không hiểu việc phải làm thì cần giải thích để học sinh làm được. Tổ chức học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau (trả lời miệng, trình bày bảng trên lớp, trên phiếu học tập); tổ chức đánh giá kết quả công việc của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau hay giáo viên đánh giá; đánh giá theo kiểu định tính - khen, chê hay định lượng - cho điểm.
Bốn là, đối với các bậc cha mẹ học sinh:
Nên tạo cho các em thói quen học tập theo thời gian biểu lập kế hoạch trước và đặc biệt quan tâm một cách đúng đắn đến việc học tập ở nhà của các em, tạo cho các em những giờ học yên tĩnh, thoải mái và thực sự có hiệu quả.
55
Các bậc phụ huynh nên hướng các em học tập vì kiến thức thay vì khuyến khích học sinh học tập bắng cách thưởng quà, thưởng tiền cho các emkhi các em được điểm tốt hay bắt các em làm việc nhà nếu các em bị điểm xấu hay không học bài, làm bài, ... Những kích thích đó là những kích thích tiêu cực làm cho các em học tập mang tính chất chống đối nhiều hơn là học để chiếm lĩnh kiến thức, để có hiểu biết và làm việc có ích.
56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Hoạt động học tập của học sinh lớp 4 được thúc đẩy bằng một hệ thống các động cơ có nội dung khác nhau. Những động cơ này không tồn tại một cách riêng rẽ mà chúng lại được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định đối với từng đối tượng học sinh. Trong đó, có những động cơ giữ vai trò chủ đạo nhưng cũng có những động cơ thứ yếu. Bên cạnh đó, cấu trúc động cơ chưa ổn định. Ngoài động cơ có tác dụng tích cực thì vẫn tồn tại có một vài động cơ “âm tính” tồn tại ở một số lượng học sinh.
1.2. Động cơ xã hội vẫn chiếm ưu thế, động cơ nhận thức được hình thành và phát triển mạnh. Học sinh có động cơ nhận thức chiếm ưu thế là các em cố gắng học tập để học tốt tất cả các môn, luôn chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, thường chọn các bài tập khó, mới lạ để suy nghĩ và giải, kết quả học tập ổn định và cao hơn so với các học sinh khác.
1.3. Động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ có sự tương đồng với nhau về cấu trúc động cơ.
1.4. Về mối quan hệ giữa động cơ học tập với thái độ tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình học tập ở trên lớp cũng như ở nhà thì những em học sinh có động cơ học tập “âm tính” như: học để được khen thưởng, học để giỏi hơn bạn hay học để bố mẹ, anh chị không sai làm việc nhà thường ít tự giác, ít tích cực, ít chủ động trong quá trình học tập hơn so với những học sinh không có động cơ đó.