Khái niệm về tội phạm ma tuý

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 35)

1.2. KHÁI NIỆM VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TUÝ

1.2.1. Khái niệm về tội phạm ma tuý

1.2.1.1. Ti phm v ma tuý là gì?

Tội phạm về ma tuý là những tội phạm liên quan đến ma tuý. Mỗi nước có những quy định riêng về tội phạm ma tuý. Có nước quy định sử dụng ma tuý trái phép là tội phạm và bị xử phạt nặng. Có nước cho rằng hành vi sử dụng ma tuý là tệ nạn, Nhà nước chỉ xử lý hành chính và bắt cai nghiên. Có nước lại cho rằng sử dụng ma tuý nhẹ là tự do của mỗi người, chỉ cấm sử dụng ma tuý nặng. Có nước quy định hành vi “tẩy rửa tiền” do buôn lậu ma tuý mà có là tội phạm nằm trong nhóm các tội pham ma tuý, có nước lại không quy định điều này.

Theo điều 3 của Công ước năm 1988 về chống buôn bán các chất ma tuý, hướng thần quy định: “Tội phạm ma tuý là hành vi cố ý sản xuất, chiết xuất, pha chế chào hàng, phân phối, mua bán, trao đổi, tàng trữ ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, trồng hoặc tàng trữ các loại cây có chất ma tuý hoặc hướng thần 1 cách trái phép, tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho những hành vi phạm tội đó, chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ những hành vi phạm tội liên quan đến ma tuý.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH22 ẠM TH YN NHI Ma tuý là loại độc dược gây nghiên nên Nhà nước độc quyền quản lý. Nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma tuý. Nghiêm cấm các hoạt động sản xuất tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng các chất ma tuý cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý. Quyết định số 113/CT ngày 9/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ về việc quản lý, thống nhất xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa cho người bệnh. Điều 2 quy định: “việc xuất, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc có chất độc, có chất gây nghiện, thuốc gây mê và thuốc tâm thần do Bộ y tế chọn đơn vị, tổ chức để giao nhiệm vụ. NQ 06/CP 1993 của chính phủ quy định: “Bộ y tế có trách nhiệm xác định các loại thuốc và phương pháp cai nghiện, quản lý việc sử dụng thuốc phiện và các chất ma tuý nào khác vào sản xuất dược phẩm và nghiên cứu khoa học theo quy định của nhà nước.

Theo lut hình s Vit Nam năm 1999 bao gm nhng ti sau đây:

Điều 192: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.

Điều 193: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý.

Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.

Điều 195: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt, tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý.

Điều 196: Tội sản xuất tàng trữ, vận chuyển mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 198: Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Điều 201: Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.

1.2.1.2. Tình hình ti phm v ma tuý.

1.2.1.2.1. Khái nim tình hình ti phm v ma tuý.

Tình hình tội phạm về ma tuý là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm về ma tuý xảy ra trên một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH23 ẠM TH YN NHI Tình hình tội phạm về ma tuý không chỉ đơn thuân là tổng số các tội phạm về ma tuý mà nó có các quy luật, các đặc điểm về chất và về lượng của nó. Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung tình hình tội phạm về ma tuý nói riêng không có nghĩa là nghiên cứu từng tội pham ma tuý cụ thể riêng biệt theo những tiêu chuẩn pháp lý hình sự. Và cũng không thể chỉ đơn giản là phép cộng các con số thống kê về tội phạm mà tuý đã thu nhận được. Cần phải nghiên cứu tội phạm về ma tuý như là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các tội phạm ma tuý trong xã hội chịu sự chi phối, phụ thuộc vào các hiện tượng và quá trình xã hội khác và ngược lại, các tội phạm ma tuý cũng tác động tiêu cực trở lại đối với xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, sức khoẻ con người, hạnh phúc gia đình trật tự an toàn xã hội.

Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma tuý phải xác định các đặc điểm về lượng và chất của nó. Các đặc điểm về lượng được thể hiện qua các chỉ số định lượng và được biểu đạt bằng khái niệm thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm về ma tuý. Các đặc điểm về chất được thể hiện qua các chỉ số định tính và được biểu đạt bằng khái niệm cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm về ma tuý.

Tình hình tội phạm ma tuý là một bộ phận của tệ nạn ma tuý, nó chỉ bao gồm những hành vi liên quan đến ma tuý có tính chất, mức độ nguy hiểm lớn cho xã hội và được luật hình sự quy định là tội danh.

1.2.1.2.2. Đặc đim tình hình ti phm ma tuý.

Đặc điểm cá nhân của người phạm tội: Bao gồm những đặc điểm riêng về tâm lý về bản chất xã hội, điều kiện sống cũng như những hành vi, lối sống của người phạm tội. Đó là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy sinh tội phạm đồng thời quyết định phương thức thủ đoạn gây án.

Nghiên cứu đặc điểm cá nhân của người phạm tội trên một số nội dung sau:

- Các thông tin – nhân khẩu học của người phạm tội: tên, tuổi, nơi sinh, nơi thường trú, dân tộc.

- Các thông tin về bản chất xã hội của người phạm tội: trình độ văn hoá, Đảng phái, nghề nghiệp, chức vụ, thái độ, đối phó với lao động, mức độ tham gia các hoạt động xã hội.

- Các thông tin về điều kiện sống của người phạm tội: mức độ thu nhập, điều kiện ăn ở, làm việc.

- Các thông tin về trạng thái tâm sinh lý như: năng lực trách nhiệm hình sự sức khoẻ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH24 ẠM TH YN NHI - Các thông tin về hành vi, lối sống,…

Theo thống kê của cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý năm 2006 lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý cả nước đã phát hiện 9891 vụ 15.384 bị cáo.

Phân tích số bị cáo này ta thấy:

+ Số bị cáo là công nhân viên chức có chiều hướng giảm dần, chiếm 0,98% trong tổng số người phạm tội.

+ Số bị cáo là người dân tộc thiểu số có xu hướng tăng chiếm 6,66% trong số người phạm tội.

+ Số bị cáo là những nữ tăng qua các năm và chiếm 17,01%.

+ Số bị cáo là người chưa thành niên cũng có biểu hiện tăng nhưng ít chỉ chiếm 1,84%.

+ Số người tái phạm về tội tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý hàng năm tăng nhưng tỷ lệ so với tổng số người phạm tội trong các năm qua có xu hướng tăng. Số người tái phạm chiếm 8,42%.

+ Một thực trạng khá nghiêm trọng là trong học sinh, sinh viên không chỉ nghiện ma tuý phát triển, mà còn nhiều em đã phạm tội.

+ Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm là số người nước ngoài phạm tội về ma tuý bị bắt giữ ở Việt Nam ngày một nhiều.

1.2.1.2.3. Ma tuý và ti phm.

Mi quan h gia ma tuý và ti phm

Thực tế cho thấy ma tuý là bạn đồng hành của tội phạm. Điều này đặc biệt đúng với người nghiện ở trong hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu hoặc ở giai đoạn khi họ đã trở thành nô lệ của ma tuý. Đây chính là mối quan hệ nhân quá. Khi đã nghiên ma tuý thẩm thấu đã làm huỷ hoại trí tuệ, sinh lực gây nên tình trạng bị kích động về thần kinh và cơ bắp được tạo nên bằng khoái cảm cao độ, hoặc bị hụt hẫng đòi hỏi thèm muốn. Với tất cả nhu cầu để nhằm giải quyết cho cá nhân hoặc dẫn đến hình thành một sự kích thích của tính hung hãn đặc biệt là trong điều kiện bị lệ thuộc vào ma tuý, lại thiếu thuốc. Về mặt tâm sinh lý các hoạt động của người nghiện đều nhằm vào nhu cầu tìm kiếm thuốc để bù đắp cho cơ thể, bản thân.

Trong nhiều trường hợp nghiện ma tuý không dừng ở giới hạn là nguyên nhân mà ma tuý trở thành yếu tố “xúc tác, dẫn đường” trực tiếp gây ra hành vi phạm tội.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH25 ẠM TH YN NHI Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ma tuý và tội phạm có được xảy ra hay không? Thời gian dài hay ngắn nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Mức độ nghiện của người nghiện.

+ Thái độ của người thân trong gia đình và bạn bè.

+ Điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.

+ Yếu tố tâm lý của người nghiện.

- Nếu thái độ của người thân trong gia đình, bạn bè thờ ơ, bỏ mặc, xa lánh, kinh tế của bản thân gia đình cạn kiệt, trong khi mức độ nghiện ngày càng tăng để thoả mãn cơn nghiện dứt khoát người nghiện có hành vi vi phạm phạm pháp luật (phạm tội) và ngược lại nếu gia đình người thân, bạn bè tìm mọi cách ngăn cản động viên, hạn chế mức độ nghiện giúp người nghiện cai nghiện từ bỏ má tuý, thì hành vi phạm tội không xảy ra hoặc có xảy ra ở mức độ thấp (trong gia đình bạn bè, người quen) thì hành vi chủ yếu là trộm cắp vặt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị thấp nhằm thoả mãn tức thời cơn nghiện, khi gia đình người thân quản lý không chặt chẽ, thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc thái độ quản lý của gia đình và người thân, mức độ nghiện của người nghiện.

Hành vi phm ti ca người nghin

- Xét hành vi phạm tội của người nghiện ta căn cứ vào các giai đoạn của người nghiện chủ yếu giai đoạn 2 và 3 (ma túy dẫn đường, nô lệ của ma túy).

+ Về giai đoạn 2: Ma túy dẫn đường hành vi của người nghiện nổi lên là người nghiện phần nào bị lệ thuộc vào ma túy, không thể giấu được người xung quanh qua các hành vi và trạng thái tâm sinh lý người nghiện, “bí mật” chuyển dần tài sản của bản thân và người gia đình đổi lấy ma túy thỏa cơn nghiện,… hành vi phạm tội của người nghiện giai đoạn này thường là đơn phương, cơ hội, lợi dụng sơ hở để trộm cắp, lừa đảo đối với gia đình, họ hàng, bạn bè và những mối quan hệ thân quen với giá trị tài sản không lớn, chúng chưa có sự kết cấu thành băng, ổ, nhóm tội phạm. Vì thế trong suy nghĩ và hoạt động của họ luôn hướng tới tìm cách để đạt được tiền mua ma túy 1. Qua khảo sát nhiều người nghiện ở trung tâm cai nghiện Hà Nội ta thấy 62%

phạm pháp và phạm tội, trong đó chủ yếu là trộm cắp ở trung tâm cai nghiện Bình Triệu – TP. Hồ Chí Minh thì 100% là đã có hành vi phạm tội, phạm pháp (chủ yếu là trộm cắp), ở trung tâm cai nghiện Hải Phòng khoảng 65%.

1 Ma túy và những vấn đề công tác kiểm soát ma túy – Nguyễn Phong Hòa – Nxb: CAND

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH26 ẠM TH YN NHI + Giai đoạn 3: Nô lệ của ma túy, hành vi của người nghiện ở giai đoạn này hoàn toàn lệ thuộc vào ma túy, người nghiện nghiện nặng, hành vi họ đã bị sai lệch, tài sản của người thân và gia đình đã bị khan kiệt trong đó mức độ nghiện của người nghiện lại càng nặng (mỗi ngày hút, chích hàng trăm ngàn đồng) và bị cộng đồng dân cư nơi cư trú phát hiện cho nên hành vi phạm tội đã vượt ngoài phạm vi đối với gia đình và mối quan hệ thân quen, không còn tính chất cơ hội nữa và thường nhằm vào đối tượng có tài sản lớn, thường cấu kết thành băng, ổ, nhóm phạm tội, với tính chất, mức độ cực kỳ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng thậm chí có con nghiện đã có những hành vi cướp dã man ở quán phở “Liên Km số 6 thị xã Yên Bái, hay vụ cướp giết từng gây xôn xao dư luận ở 20B, Trần Quý Cáp, Hà Nội do 2 tên Nguyễn Bá Anh, Đỗ Xuân Khánh đều là đối tượng nghiện ma túy nặng (mỗi ngày chúng chích hết hàng trăm nghìn đồng); từ nghiện chích ma túy tên Phạm Văn Khê đã trở thành tên cướp khét tiếng ở Hải Phòng trong vòng 3 tháng đã gây ra 7 vụ cướp khi bị đuổi bắt hắn cùng đồng bọn bắn chết đồng chí thiếu úy Cảnh sát Lê Thanh Quang hay tên Trần Cao Công và Cao Văn Sáng ở Phú lương, Bắc Thái là đối tượng nghiện gây ra nhiều vụ cướp ở bãi đào vàng khi bị truy bắt đã bắn chết đồng chí Nguyễn Văn Nhất cán bộ phòng CSHS, công an Bắc Thái ’’ 2.

1.2.1.2.4. Ti phm ma túy và nghin ma túy trong mi quan h “cung – cu”

Hoạt động của quy luật giá trị không chỉ thể hiện ở sự vận động giá cả trên thị trường mà còn biểu hiện qua lại của quan hệ cung – cầu về hàng hóa. Quan hệ cung – cầu là phạm trù khách quan của thị trường. Nó có tác dụng chi phối ý chí của người bán, người mua, người sản xuất và người tiêu dùng. Nó tác động một cách khách quan với tư cách quy luật “khởi phát”. Đặt trong điều kiện hiện thực, cung – cầu luôn luôn tác động với nhau, cầu thúc đẩy cung, kích thích sản xuất phát triển; ngược lại cung không chỉ đáp ứng cầu mà còn kích thích phát triển. Mối quan hệ cung – cầu ấy tác động vào quy luật lợi nhuận, quy luật sản xuất, việc làm, cạnh tranh,… và hướng người sản xuất – kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao.

Ma túy là một loại hàng hóa đặc biệt, nó mang tính truyền thống, kinh tế, văn hóa, xã hội,quốc tế. Tính đặc biệt của nó thể hiện:

- Sản xuất, buôn bán nó đem lại lợi nhuận siêu ngạch:

Có thể nói trong hoạt động buôn bán thì chỉ có buôn lâu ma túy và buôn lậu vũ khí đem lại lợi nhuận cao nhất.

2Ma túy và những vấn đề công tác kiểm soát ma túy – Nguyễn Phong Hòa – Nxb: CAND.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH27 ẠM TH YN NHI - Tính gây nghiện cao và rất khó cai:

Chỉ cần người sử dụng dùng ma túy vài lần không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên môn là dễ dàng bị nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó bỏ. Thực tế ở nước ta cũng như trên thế giới chưa tìm ra loại thuốc cai nghiện đặc trị mà chỉ là thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện. Vì vậy, ở nước ta tỷ lệ tái nghiện còn rất cao, đạt từ 80 – 90%.

- Các chất ma túy là loại hàng hóa tương đối gọn nhẹ, dễ trồng, dễ thu hái, chế biến, vận chuyển:

Một số khu vực vùng cao nước ta, đồng bào chỉ cần gieo hạt thuốc phiện thì đến vụ có thể thu hoạch, không cần phải đầu tư chăm bón như những cây trồng khác. Đây là loại cây phù hợp với chất đất và khí hậu nên năng suất cao,…

Ma túy tổng hợp cũng dễ điều chế. Chỉ cần một người có trình độ kỹ sư hóa, với một phòng thí nghiệm nhỏ là có thể nghiên cứu điều chế được chất ma túy. Như điều chế heroin từ morphin,…

- Vận chuyển ma túy cũng rất dễ dàng bằng nhiều loại hình giao thông khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường bưu điện. Các phương tiện vận chuyển cũng đa dạng và phong phú: mang trong người, đi bộ, ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay,…

- Ma túy sử dụng dễ dàng, thuận lợi: hút, hít, tiêm, chích, uống, nhai,…

- Ma túy có tính truyền thống, lâu đời:

Ma túy mà đặc biệt là ma túy có nguồn gốc tự nhiên như thuốc phiện, cần sa, côca,… đã có từ lâu đời. Loài người đã tìm ra các chất ma túy từ hàng nghìn năm nay và cũng phải chịu hậu quả nặng nề do ma túy gây ra. Nó gắn liền với sinh hoạt văn hóa truyền thống như lễ, tết, cưới xin, ma chay, cúng bái,… của đồng bào một số dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam (xem phân tích phần trên).

- Tính phổ biến và lan truyền nhanh, tính quốc tế:

Tính phổ biến thể hiện trước đây ma túy chỉ xuất hiện ở một số vùng, khu vực trên thế giới thì nay hầu như đã phát triển lan tràn trên khắp thế giới, trở thành vấn đề toàn cầu, vấn đề chung của nhân loại. Ở nước ta, trước đây ma túy xuất hiện chủ yếu ở vùng cao, ở thành phố, phần lớn là thuốc phiện thì hiện nay đã phát triển ở khắp mọi nơi với đủ các loại ma túy khác nhau. Sử dụng ma túy trước đây chủ yếu là người già thì nay đủ các thành phần lứa tuổi: già trẻ, trai gái; đủ các loại ngành nghề: công nhân, nông dân, học sinh, trí thức, văn nghệ sĩ và có cả công an, bác sĩ cũng tham gia sử dụng ma túy,…

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)