Thực trạng tình hình tội phạm ma túy

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 40)

2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TUÝ

2.1.1. Thực trạng tình hình tội phạm ma túy

Hầu hết các đối tượng phạm tội ma túy thường hoạt động nhiều ở các tuyến biên giới. Chúng lợi dụng quan hệ họ hàng dòng tộc tồn tại từ nhiều năm nay mà vượt biên sang Việt Nam thăm người thân tìm cách móc nối với các đối tượng hám lợi để thực hiện việc mua bán ma túy dễ dàng. Việt Nam có 4.669km biên giới trên đất biển gồm các tuyến biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia.

Đường biên giới chủ yếu là khu vực rừng núi, ngoài các cửa khẩu chính còn các đường mòn nên rất khó kiểm soát các hoạt động buôn lậu.

+ Tuyến biên gii Vit Lào dài 2.067km giáp với 10 tỉnh của nước ta, có 2 cửa khẩu quốc tê, 6 cửa khẩu quốc gia, 3 cửa khẩu địa phương vvà hành ngàn con đường tiểu mạch. Bộ luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong một thời gian dài chỉ có Điều 135quy định tội buôn bán, vận chuyển ma túy và mức án đến 10 năm tù (Bộ luật hình sự sửa đổi mới của Lào đã quy định hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy). Lợi dụng tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, bọn buôn lậu ma túy qua biên giới đã móc nối với bạn bè, người thân ở Việt Nam để vận chuyển ma túy giữa 2 nước. Chúng hối lộ, mua chuộc các cán bộ kiểm soát biên giới 2 nước, cán bộ chính quyền các xã vùng biên giới để dễ dàng mua bán vận chuyển ma túy. Có vụ bọn chúng vận chuyển ma túy sâu vào nội địa nước ta đi từ Lạng Sơn để sang Trung Quốc thì mới bị bắt.

+ Tuyến biên gii Vit Nam – Campuchia: dài tới 1137km, tiếp giáp với 9 tỉnh của ta, có 4 cửa khẩu quốc tế 6 cửa khẩu quốc gia, 21 cửa khẩu địa phương.

Campuchia chủ yếu trồng cần sa, do đặc điểm chính trị chưa ổn định nên Campuchia chưa có luật về phòng, chống ma túy. Lực lượng đấu tranh phòng, chống ma túy còn yếu nên Campuchia cũng là địa bàn vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng”

vào Việt Nam và đi các nước đồng thời là nơi ẩn náu của đối tượng phạm tội về ma túy bị Việt Nam truy nã, chủ yếu buôn lậu cần sa, herôin, ma túy tổng hợp, ecstasy qua các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An.

+ Tuyến biên gii Vit Nam – Trung Quc: dài 1468km giáp với 6 tỉnh của ta, 4 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu quốc gia, 14 cửa khẩu địa phương và hàng ngàn con đường tiểu mạch. Tình hình buôn bán, vận chuyển qua biên giới diễn ra rất phức tạp.

Một số vụ đưa ma túy từ Trung Quốc vào Việt Nam (qua Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH36 ẠM TH YN NHI Ninh, Cao Bằng. Chủ yếu là hêrôin dạng bột, thuốc dân dược gây nghiện, để hút), số khác lại được vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc. Lợi dụng buôn bán, thăm thân, bọn tội phạm giấu ma túy trong hàng hóa, trong túi xách cá nhân hoặc quấn quanh người. Công tác kiểm soát ma túy của các cơ quan chức năng còn yếu nên số vụ buôn lậu ma túy Việt Nam phát hiện, bắt giữ được còn ít. Ngược lại, Trung Quốc bắt giữ nhiều người Việt Nam đưa ma túy sang Trung Quốc khá nhiều.

Năm 2001 – 2005 cả nước có 64.660 vụ 102.600 đối tượng, xoá 3.035 điểm và tụ điểm phức tạp ma tuý. Thu giữ 1.005,25kg hêroin, 1584,45kg thuốc phiện, 6.411,35kg cần sa, 162.294 liều gói ma tuý; 737.731 viên ma tuý tổng hợp 1257,9kg và hơn 1 triệu viên ống tấn dược gây nghiện, nhiều súng đạn, vũ khí và tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng. So với 5 năm trước đây tăng 51,1% số vụ và 22,22% đối tượng, 67,63% hêroin, ATS 94,47%, tân dược gây nghiện 10,17%, tự thú 1.014 đối tượng truy nã trong đó có 423 đối tượng đặc biệt nguy hiểm.

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý phá 5.803 chuyên án lớn, bắt 12.379 đối tượng chiếm 20% số vụ và 30% số đối tượng 7.

Năm 2005

Tình hình tội phạm về ma tuý ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma tuý có xu hướng gia tăng. Đến cuối năm 2005, số người nghiện thống kê được trên cả nước là 158.428 người tăng 39% so với năm 2001. các lực lượng chức năng đã điều tra, khám phá 11.772 vụ, bắt giữ 17.712 đối tượng phạm tội về ma tuý, giảm 9% số vụ và 17% số đối tượng đã điều tra, khám phá và bắt giữ năm 2001.

Tuy nhiên số vụ phạm tội có tổ chức và quy mô xuyên quốc gia lại tăng vọt.

Nhiều đường dây, tổ chức phạm tội đã sản xuất, vận chuyển, mua bán hàng tấn thuốc phiện, hàng ngàn bánh hêroin, tân dược gây nghiện và ma tuý tổng hợp như các đường dây do Nguyễn Đình Hoành, Nguyễn Văn Hải, Trần Văn Hợi, Lê Văn Tuấn, Chu Đức Hải, Nguyên Đức Hằng,… cầm đầu 8.

Năm 2006, Thống kê cục cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý bắt giữ 9891vụ, 15.384 đối tượng, thu 244,7kg hêroin, 117,4kg thuốc phiện, 608,45kg cần sa, 36.363 viên ma tuý tổng hợp, 156.407 viên, ống thuốc gây nghiện, 13 khẩu súng và 5 lựu đạn, kê biên thu quĩ tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng. So với năm 2005 hêroin thu giữ tăng 2lần tân dược gây nghiện tăng 25,5 lần.

7www.quandoinhandan.vn – Báo điện tử quân đội nhân dân.

8www.saigonnews.vn – Báo Sài Gòn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH37 ẠM TH YN NHI Tình trạng tái trồng cây thuốc phiện không lớn nhưng so với 2005 lại tăng hơn, người nghiện ma tuý tăng (cuối năm 2005: 159.000 người tăng 1978 người tỷ lệ tái nghiện cao).

Năm 2006, Các lực lượng Công an, quân đội và hải quan đã bắt giữ hơn 16.600 đối tượng tội phạm ma túy và 160.226 người nghiện nhiều nhất ở Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Lào Cai.

Theo thống kê của Bộ Công an, tại tuyến biện giới Việt Trung số lượng ma túy vận chuyển qua biên giới không giảm so với những năm trước đây. Ma túy chủ yếu vẫn là tân dược gây nghiện (Diazepam) từ Trung Quốc vào Việt Nam. Hêrôin, thuốc phiện từ biên giới Việt – Lào đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Địa bàn tiêu thụ thường tập trung ở khu vực kinh tế trên biển. Số đối tượng người Trung Quốc trực tiếp sang Việt Nam để móc nối buôn bán, vận chuyển chiếm 6% số đối tượng bị bắt.

Còn tuyến biên giới Việt Lào, qua điều tra cơ bản của lực lượng biên phòng phát hiện tăng 27 địa bàn hoạt động so với năm 2005. Có xã, bản gần như 100% các hộ gia đình có người tham gia buôn bán ma túy, bắt giữ trên truyến này 527 vụ với 936 đối tượng (tăng 217 vụ so với năm 2005).

Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia các đối tượng người Việt Nam là tội phạm bị truy nã hoặc vỡ nợ móc nối với các đối tượng người Campuchia hình thành các đường dây vận chuyển ma túy vào Việt Nam. Đối tượng từ TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ tham gia thu gom tiền chất (Acetol) để buôn bán trái phép số lượng lớn.

Tuyến biển – đảo nổi cộm lên thực trạng bán lẻ và tổ chức sử dụng ma túy tại các khu du lịch, tàu thuyền. Các đối tượng buôn bán ma túy đã triệt để lợi dụng các tuyến biển – đảo để chuyển hướng hình thành các đường dây vận chuyển đưa lượng ma túy lớn ra nước ngoài tiêu thụ 9.

Tình hình tội phạm ma tuý có xu hướng tăng không giảm.

Trong năm 2007: lực lượng CSĐT tội phạm ma tuý đã bắt giữ 8.950 vụ, 13.568 đối tượng (trong đó có 107 vụ, 184 đối tượng có yếu tố nước ngoài) thu 160,22kg heroin, 63,4kg thuốc phiện, 666,8g và 29.679 viên ma tuý tổng hợp, 4,5kg và 11.099viên, ống thuốc tân dược gây nghiện, hơn tám tấn cần sa viên, kê biên, thu giữ tài sản hàng chục tỷ đồng.

25 tỉnh biên giới đường bộ đã bắt giữ 3.022 vụ (chiếm 34%). Riêng Hà Nội đã bắt 2.032 vụ, 2.763 đối tượng, thu 24,6kg herôin, 2.659 viên ma tuý tổng hợp, 295 ống tân dược gây nghiện ở TPHCM phát hiện bắt 1.012 vụ và 2.176 đối tượng thu 6,1kg herôin chiếm 10,2% số vụ và 14,1% số đối tượng so với địa bàn cả nước.

9www.congannhandan.vn – Báo công an nhân dân.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH38 ẠM TH YN NHI Lực lượng CSĐT tội phạm ma tuý đã lập 1442 chuyên án, khám phá 956 chuyên án, bắt 1.962 đối tượng. Nhiều tụ điểm ma tuý phức tạp như bến xe Hải Dương, P.

Trưng Trắc, thị xã Vĩnh Yên bị triệt phá cùng tàng vật hàng nghìn tép heroin,…

Năm 2007, lực lượng cảnh sát phòng chống ma tuý cả nước đã triệt phá 1.186 tụ điểm, tụ điểm buôn bán lẻ, tổ chức sử dụng và sử dụng ma tuý phức tạp bắt giữ, xử lý 3247 đối tượng.

Năm 2007, Cục CSĐT tội phạm về ma tuý (Bộ Công an) đã phát hiện 107 vụ với 184 đối tượng, trong đó nhiều thủ phạm là người nước ngoài và người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Sự phức tạp về tội phạm ma tuý trong vùng “tam giác vàng”

khi các nước trong khu vực đó trấn áp mạnh TPMT nên một số đường dây tội phạm xuyên quốc gia đã chuyển địa bàn hoạt động sang các nước có biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia tạo ra mối nguy hại tiềm ẩn lớn cho ANTT nước ta.

Đối tượng tham gia các đường dây cũng gồm nhiều quốc tịch khác nhau như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, Australia, Thái Lan, Malaysia,… Bọn họ ra vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau chẳng hạn như nhập cảnh với hình thức du lịch, thăm thân và thường liên lạc với nhau bằng điện thoại trả trước và Internet nên rất khó kiểm soát.

Đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý từ Lào về Việt Nam qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ bắt giữ 7 đối tượng, thu 10 bánh herôin, 1 khuôn ép và hàng trăm triệu.

Tuyến đường hàng không cũng hết sức phức tạp, các đối tượng chủ yếu là Việt Kiều lợi dụng về Việt Nam thăm thân, du lịch móc nối, cấu kết với các đối tượng ở nước ngoài để vận chuyển ma tuý (Chủ yếu là heroin) ra nước ngoài tiêu thụ.

Tiêu biểu là Mạnh Tong, 41 tuổi quốc tích Australia vận chuyển 1,1kg hêroin từ Việt Nam sang Australia tiêu thụ, bị C17 phối hợp với hàng không sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ ngày 3/3/2007. Đó là Lương, Jasmine, Việt Kiều Australia và Nguỵ Xung Chảy vận chuyển 1,6kg hêrôin sang Australia bị phát hiện và bắt giữ tại sân bay.

Tuyến biên giới Tây Nam chủ yếu là buôn bán vận chuyển hêrôin từ Campuchia vào nên đối tượng cầm đầu không chỉ là người Campuchia mà có nhiều đối tượng là người Đài Loan, Việt Kiều Úc về nước móc nối hình thành các đường dây vận chuyển ma tuý từ Campuchia vào Việt Nam sau đó đưa đi các nước Úc, Hồng Kông, Đài Loan.

Tuyến biên giới Việt – Trung, tình trạng buôn bán, vận chuyển ma tuý lại theo hướng 2 chiều. Ma tuý tổng hợp tân dược gây nghiện từ Trung Quốc vào Việt Nam còn hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc là hêrôin và thuốc phiện.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH39 ẠM TH YN NHI Có nhiều đối tượng từ Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm, móc nối với đối tượng người Mông ở các tỉnh Nghệ An, Sơn La, vận chuyển hàng chục bánh hêrôin từ Lào vào Việt Nam sau đó đưa sang Trung Quốc.

Tuyến hàng không đã xảy ra 5 vụ thẩm lậu 4kg hêrôin qua của khẩu Tân Sơn Nhất mà thủ phạm là Việt Kiều Úc.

P5C17 đã phối hợp với công an tỉnh Bắc Giang khám phá đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý từ Lào về Việt Nam qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc giang, Bắc Ninh và đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, bắt 7 đối tượng, thu 10 bánh hêrôin 1 khuôn ép, hàng trăm triệu.

Loại ma tuý tổng hợp có độc tính cao như đường kính (còn gọi là hàng đá) thẩm lậu vào nước ta ngày càng nhiều nhất là từ Campuchia vào. Một số thuốc hướng thần ngày càng đa dạng như Ketamin, Tetrazepan, Clorazepan,… có các loại mới dạng nam dược qua tuyến Campuchia vào Việt Nam. Do vậy tình trạng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc ngày càng tăng, nhất là gắn với các hoạt động ăn chơi đồi trụy, mại dâm ở vũ trường, quán bar, karaokê, 2007 đã phát hiện 82 vụ, 125 đối tượng có yếu tố nước ngoài. Gần đây còn xuất hiện một số đối tượng buôn bán cần sa từ Na Uy về Việt Nam qua đường bưu điện 10.

Trong tháng 3 năm 2008 các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phát hiện, bắt giữ 92 vụ với 103 đối tượng, thu 269 viên ma túy tổng hợp, 1.510,164g và 191 gói nhỏ hêrôin; 2 khẩu súng và 23 viên đạn.

Trong tháng 3-2008, tình hình tội phạm ma túy (TPMT) trên các tuyến biên giới diễn biến rất phức tạp. Tại tuyến biên giới Việt – Lào, ở các địa bàn trọng điểm như:

Pa Thơm, Na Uy (Điện Biên); Sốp Cộp, Nà Đít, Lóng Sập (Sơn La); Na Mèo (Thanh Hóa); Nậm Giải, Tri Lễ, Tương Dương (Nghệ An); Cầu Treo (Hà Tĩnh); Lao Bảo (Quảng Trị), các đối tượng liên tục móc nối vào biên giới ta tìm mối tiêu thụ ma túy.

Đáng chú ý, các toán TPMT người Lào có trang bị vũ khí vẫn lén lút từ Nậm Bống (Lào) xâm nhập qua địa bàn xã Nậm Giải, Tri Lễ đến địa bàn xã Châu Thôn (giáp ranh giữa biên giới và nội địa) ẩn náu trong hang núi để bán ma túy. Tại Điện Biên và Quảng Trị, lực lượng đấu tranh TPMT đã phát hiện có dấu hiệu nhiều đối tượng vận chuyển hêrôin và ma túy tổng hợp với số lượng lớn về tập kết tại các địa bàn Mường Mày (Phông Xa Lỳ) và Sê Pôn (Xa-va-na-khệt) để tìm cách móc nối vận chuyển vào Việt Nam.

Tại tuyến biên giới Việt – Trung, bọn TPMT tiếp tục tăng cường hoạt động mua bán, vận chuyển hêrôin từ các tỉnh nội địa và các tỉnh tuyến biên giới Việt – Lào (Điện

10Báo an ninh thủ đô – Cơ quan công an thành phố Hà Nội.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH40 ẠM TH YN NHI Biên, Sơn La, Thành Hóa) và sang Trung Quốc. Nổi lên tại địa bàn Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn); Đàm Thủy (Cao Bằng); Thanh Thủy (Hà Giang); Pha Long, Dào San (Lai Châu). Tại tuyến biên giới này, hoạt động mua bán vận chuyển ma túy tổng hợp từ Trung Quốc về Việt Nam thời gian qua đặc biệt nổi lên tại các địa bàn Móng Cái (Quảng Ninh); Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn); Mường Khương (Lào Cai).

Hoạt động mua bán này có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tượng nội địa và các đối tượng ở khu vực biên giới.

Trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, TPMT hoạt động phức tạp tại địa bàn Mộc Bài (Tây Ninh); Long Bình, Vĩnh Ngươn (An Giang). Chúng thường vận chuyển hêrôin từ nội địa Campuchia về tập kết sát biên giới, sau đó móc nối vào biên giới Việt Nam tiêu thụ. BĐBP đã phát hiện dấu hiệu một số đối tượng từ thị xã Tây Ninh, thị xã Châu Đốc đến các ấp giáp biên giới Campuchia móc nối mua và vận chuyển ma túy.

Tại tuyến biển, hoạt động bán lẻ và tổ chức sử dụng hêrôin diễn ra cũng hết sức phức tạp, tập trung tại các địa bàn như: Vạn Sơn, Cát Hải, Cát Bà (Hải Phòng); Diên Điền, Thụy Hải (Thái Bình); Giao Xuân, Giao Thiện, Giao Phong (Nam Định; Vạn Ninh, Phước Vĩnh (Khánh Hòa); Trung Bình (Sóc Trăng). Nguồn ma túy mua bán ở các đường dây vận chuyển từ nội địa đến Hải phòng, Nha Trang, Cần Thơ,…

Số lượng ma túy bị thu giữ hàng năm có xu hướng tăng và chủng loại ma túy càng đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là thuốc phiện, cần sa, hêrôin. Điểm đáng chú ý nguồn gốc các chất ma túy thu giữ được chủ yếu là nhập trái phép thì nước ngoài vào nước ta là chủng loại ma túy có sự thay đổi. Trước đây ma túy nhập lậu chủ yếu là thuốc phiện và cần sa thì nay chủ yếu là hêrôin và các loại ma túy tổng hợp như Methaphetamone, ecstasy dưới dạng bột XTC, viên nén, viên nhộng. Các loại ma túy này có khả năng thu lợi nhuận cao, có tác dụng gây nghiện mạnh. Các loại ma túy này được nhập lậu vào nước ta chủ yếu là trên 3 tuyến biên giới. Đó là tuyến biên giới Việt – Lào, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia 11.

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)