Cơ sở pháp luật về kiểm soát ma túy chưa đầy đủ

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)

2.2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TỘI PHẠM MA TÚY

2.2.7 Cơ sở pháp luật về kiểm soát ma túy chưa đầy đủ

Để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu qủa với tội phạm về ma túy thì vấn đề rất quan trọng là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao, phát hiện và xử lý nghiêm ngặc tội phạm.

Ba công ước của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy đã ban hành khá lâu, được hơn 100 nước trên thế giới phê chuẩn nhưng đến ngày 1/9/1997 Việt Nam mới tham gia.

Tình hình kinh tế, xã hội và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã có nhiều biến đổi đòi hỏi Bộ luật hình sự phải được sửa đổi toàn diện. Do đó ngày 21/12/1999 Bộ luật hình sự mới được Quốc hội thông qua, trong đó có chương XVIII quy định các tội phạm về ma túy. Để hoàn thiện thêm hệ thống pháp luật về phòng chống ma túy, ngày 9/12/2000 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa X đã thông qua luật phòng, chống ma túy.

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 trong đó có các tội phạm về ma túy cũng đã bộc lộ những điểm thiếu sót sau:

+ Trong định lượng các chất ma túy có một điểm quy định: có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH59 ẠM TH YN NHI tại các điểm trong cùng một khoản. Trong điều luật quy định 4 khoản, gồm nhiều chất ma túy khác nhau ở các dạng rắn, lỏng, keo. Luật chỉ quy định tiền chất ở thể rắn mà không quy định tiền chất ở thể lỏng hoặc tỷ lệ quy đổi từ thể lỏng ra thể rắn cho nên gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Vậy khi quy đổi các chất ma túy căn cứ vào lượng tối thiểu hay tối đa của từng khoản. Trường hợp quy đổi mà tổng số ma túy lại vượt khoản 3 sang khoản 4 thì việc quy đổi lấy số lượng chuẩn như thế nào? Chẳng hạn ở khoản 2 số lượng tối thiểu 1g heroin tương đương 100 g nhựa thuốc phiện. Ở khoản 3 thì 1g heroin tương đương 33g nhựa thuốc phiện ở số lượng tối thiểu và 1g heroin tương đương 50g nhựa thuốc phiện ở số lượng tối đa. Như vậy cùng một điều luật mà có 3 tỷ lệ quy đổi khác nhau. Chúng ta cũng có thể chỉ ra sự khập khiểng này đối với các chất ma túy khác.

Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT của TAND tối cao – VKSND tối cao - Bộ Nội vụ ngày 2/1/1998 hướng dẫn áp dụng một số các quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã hướng dẫn việc quy đổi nhiều chất ma túy khác nhau bằng cách tính phần trăm trong từng khung hình phạt. Tuy nhiên tính toán rất phức tạp và thiếu cơ sở khoa học của việc quy đổi các chất ma túy,…

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định tại Điều 194 gồm các hành vi phạm tội riêng biệt. Trong khi đó thực tiễn các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển đan xen, lồng vào nhau khó phân biệt. Mặt khác, những người vận chuyển thuê cho người khác với mức tiền công không cao lại bị xử chung về tội phạm này với mức hình phạt rất nặng là không phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Như có người vận chuyển thuê một bánh heroin để lấy tiền công 100 ngàn đồng đã bị xử 20 năm tù. Một số nước đã quy định hành vi vận chuyển ma túy thuê cho người khác thành một tội “tội vận chuyển ma túy thuê cho người khác với mức hình phạt nhẹ hơn nhiều so với người buôn bán ma túy.

- Hình phạt tiền trong thực tiễn có 80% bản án không thực hiện được do con nghiện phạm tội hoặc đối tượng phạm tội lần đầu không có tài sản gì. Mặt khác, một số trường hợp lại không thu hết tài sản do phạm tội mà có bởi luật quy định chưa chặt chẽ.

Tư tưởng thù địch với chế độ xã hội chủ nghĩa hiện hành. Đây là dạng động cơ nguy hiểm nhất đối với nền an ninh quốc gia, thực chất của nó là muốn áp đặt một chế độ chính trị hiện hành bằng các chiêu bài “diễn biến hòa bình”, được nguy trang với hình thức tinh vi như đòi “nhân quyền”, “tự do, dân chủ”,… và mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhà nước hiện nay.

* Hám li: Bản chất tư tưởng này là sự phủ định nguyên tắc phân bối theo lao động, tạo nên sự đối kháng giữa người với người, làm sống lại hình thái bốc lột và gây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH60 ẠM TH YN NHI nên sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Những kẻ phạm tội dạng này thường gây ra những hành vi trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, buôn lậu, hối lộ và nhận hối lộ,… Chúng hay đưa ra những lời biện bạch kiểu như: “Mình không lấy người khác cũng lấy”,

“Một chút có thấm là bao”, “nhà nước cũng chẳng nghèo đi”. Họ có chết đâu.

* Bo lc: Xuất phát điểm khuynh hướng này là sự mù là sự mù quáng coi thường người khác, sự mưu toan thống trị môi trường xung quanh và những người khác, muốn chà đạp lên họ. Những đặc điểm tâm lý của những người gây ra các tội phạm có sử dụng bạo lực như giết người, cướp, hiếp dâm, đánh người gây thương tích, càn quấy,…. Thường liên quan đến việc đánh giá quá cao về bản thân mình với mong muốn “cái gì tôi muốn toi sẽ làm, bất chấp người khác”. “cái tôi” là trọng tâm của mọi vấn đề, là xuất phát điểm để thực hiện hành vi phạm tội. Những kẻ phạm tội. Những kẻ phạm tội có sử dụng bạo lực có đặc trưng là tình cảm không biết kìm chế, lòng ham muốn bản năng sinh vật, tầm nhận thức hạn chế, lỗ mãng. Đa số họ có trình độ văn hóa thấp và rất thấp.

* S b động xã hi: là tiền đề của các tội phạm như bỏ rơi quyền hạn của mình, vô trách nhiệm, vi phạm các nghĩa vụ công dân, bàng quan với trách nhiệm cá nhân, lơ là với tập thể, quan liêu,… Tâm lý của những kẻ phạm tội dạng này thường là kiểu

“đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “đóng cửa bảo nhau”. Đây là mảnh đất tốt nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, sự vô kỷ luật, tính thiếu tổ chức và trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội và tập thể.

Tất cả những khuynh hướng chống xã hội trên đây đều là sản phẩm của một quá trình giáo dục kém, là hậu quả của quá trình xhh hóa cá nhân không đúng mức, gần gủi với bản năng sinh vật của con người và được hình thành do những nguyên nhân và điều kiện khách quan.

* Các yếu t tích cc trong gia đình:

Đây là nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần hun đúc nên những phân cách lệch lạc của con người ngay từ tuổi ấu thơ hay từ thời niên thiếu. Thuộc các yếu tố tiêu cực này có thể kể ra là: không biết cách giáo dục con cái hoặc cố ý lãng tránh trách nhiệm giáo dục con cái một cách đúng đắn (ví dụ: quá nuông chiều hoặc quá hà khắc đối với con cái, bỏ mặc con cái,…) Những xung đột trong (cãi cọ, mắng chửi, … thậm chí đánh nhau) là những tấm gương xấu trong gia đình (tham lam, ích kỷ, trộm cắp, lừa gạt, nghiện ngập,…) không thể hiện thái độ kiên quyết lên án đối với hành vi vô đạo đức vi phạm pháp luật của con cái, xúi giục lôi kéo con cái phạm tội hoặc cùng tham gia phạm tội.

* Các yếu t bên trong nhà trường

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH61 ẠM TH YN NHI Đó là các phương pháp giáo dục không thích hợp với yêu cầu xây dựng con người mới, tách rời lý thuyết với thực hành, buông thả kỷ luật học tập và rèn luyện, thiếu kiểm tra và uốn nắn kịp thời từ các sai phạm nhỏ của học sinh, tính “mô phạm”

của thầy cô giảm sút, những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật của thầy cô giáo chưa được xử lý nghiêm chất lượng giáo dục về ý thức đạo đức và pháp luật cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.

* Các yếu t tiêu cc trong tp th lao động, trong các hot động vui chơi gii trí và sinh hot xã hi:

Các quyết định sai trái của lãnh đạo phân phối sản phẩm không công bằng, tổ chức kém hiệu quả, kỷ luật lỏng lẻo, các hành vi pháp luật không được xử lý đúng mức, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, không trong sáng, đề cao hướng thương mại hóa các hoạt động vui chơi.

* Các yếu t t môi trường xã hi gn gũi xung quanh:

Các vi phạm đạo đức không được lên án mạnh mẽ, các vi phạm pháp luật và phạm tội không được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, kẻ xấu vẫn xúi dục người khác phạm tội hoặc cùng phạm tội.

* Các yếu t tiêu cc t môi trường xã hi:

Đó là tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội ở một bộ phận nhỏ dân cư, sự lây lan của tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm, sự thiếu đồng bộ và sự chồng chéo của pháp luật, những chủ trương chính sách không thích hợp, những quyết định sai trái sự lưu hành bất hợp pháp của các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy do thiếu kiểm soát chặt chẽ.

Như vậy rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật là một vấn đề hết sức phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố thuộc về đạo đức, pháp luật, giáo dục, tổ chức tâm lý và nhất thiết phải được giải thích bằng các quy luật xã hội.

Nguyên nhân ca nhng hn chế:

- Bộ máy tổ chức chuyên trách đấu tranh chống tội phạm ma túy chậm ra đời, nhiều cán bộ chưa được đào tạo nghiệp vụ.

- Phương tiện kỹ thuật vừa thiếu, vừa lạc hậu, kinh phí cho một hoạt động còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh.

- Hệ thống lý luận về công tác phòng chống ma túy, đặc biệt là lý luận khoa học để phát hiện điều tra tội phạm về ma túy còn thiếu và bất cập. Kinh nghiệm của INTERPOL và công an, cảnh sát, Hải quan, biên phòng các nước chưa được quan tâm đúng nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam.

- Sự phối hợp giữa cảnh sát với Hải quan khối nội chính cũng như lực lượng trong ngành công an về phát hiện và điều tra tội phạm này còn bất cập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: HUỲNH TH SINH HIN SVTH: PH62 ẠM TH YN NHI

Một phần của tài liệu tội phạm về ma tuý ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)