Vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công qua kho bạc nhà nước huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 24)

1.1. ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

1.1.2. Vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế

Muốn nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, các dự án đầu tư cần phải được triển khai trên tất cả những ngành, lĩnh vực, vùng miền của cả nước; phù hợp với chiến lược phát triển KTXH của từng giai đoạn mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân chỉ quan tâm đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà nơi đó các dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh, tổng vốn đầu tư thấp nhưng lợi nhuận cao; chính vì thế mà nó đã tạo ra những khoảng trống về đầu tư trong nền kinh tế. Để lấp đầy những khoảng trống đầu tư còn lại, các dự án đầu tư công là cần thiết và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KTXH của đất nước. Vai trò quan trọng đó được thể hiện trên những ngành, lĩnh vực sau.

1.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công bằng xã hội

Thế giới ngày nay đang chứng kiến hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu:

Một là, sự chuyển dịch từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ; chủ yếu diễn ra ở các quốc gia công nghiệp tiên tiến. Ở các nền kinh tế này, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) đã vượt trội so với khu vực sản xuất vật chất, và thu hút phần lớn các nguồn lực đầu tư phát triển. Xu hướng này ra đời gắn liền với nhiều điều kiện của một nền kinh tế phát triển cao và chịu ảnh hưởng trước hết của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, bắt đầu từ khoảng giữa thế kỷ 20.

Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước đang phát triển. Ở đây trọng tâm của bước chuyển dịch xảy ra “chủ yếu” ở trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng gia tăng sản xuất công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp. Xét về ý nghĩa lịch sử đối với quá trình phát triển của một nền kinh tế, nó chỉ lặp lại vai trò của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, song trên thực tế, nó có nhiều điểm khác biệt so với trước kia. Sự khác biệt này, như các nhà kinh tế học hiện đại: Lợi thế của các nước phát triển muộn là tận dụng kho tàng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện có của loài người mà không cần phải tốn thời gian và nguồn lực để phát minh; chính vì vậy mà thuật ngữ

5

“công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đã xuất hiện thay cho thuật ngữ “công nghiệp hóa”

vốn đã dùng trước đây.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bất luận theo xu hướng nào cũng chỉ thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư mà trong đó đầu tư Nhà nước giữ vai trò định hướng và thu hút đầu tư tư nhân, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Chính phủ đã hoạch định. Tại sao lại như vậy?

Một hệ thống giá cả cạnh tranh là đường lối tổ chức một nền kinh tế thị trường, nhưng đó không phải là đường lối duy nhất, vì hệ thống giá cả không phải là một hệ thống hoàn hảo mà còn chứa đựng hàng loạt các khuyết tật trong tất cả các lĩnh vực KTXH.

Trong lĩnh vực kinh tế: Các nhà đầu tư chỉ đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành sản xuất, dịch vụ mà ở đó có thể đem lại doanh lợi tối đa trong một thời gian ngắn.

Trong khi đó, một số sản phẩm và dịch vụ thiết yếu mà nếu không có thì không thể duy trì và phát triển nền kinh tế bền vững, ví dụ như vấn đề Thủy lợi; Xây dựng và mở rộng giao thông, các cơ sở Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực… Các dự án đầu tư phát triển kinh tế ở những vùng nông thôn xa xôi, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Về mặt xã hội: Cạnh tranh một mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy giao lưu hàng hóa - tiền tệ, khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai… và nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý và người lao động trong quá trình sản xuất, từ đó tăng tổng sản phẩm xã hội với chi phí thấp nhất. Nhưng mặt khác, cạnh tranh cũng dẫn đến sự phá sản, nạn thất nghiệp và phân hóa giàu - nghèo, khiến cho tình trạng có một bộ phần người sẽ chết đói vì thiếu lợi tức, một số khác không đủ lợi tức trong khi đó, một số còn lại thì lợi tức khá dư thừa. Vì vậy, Chính phủ phải bỏ tiền ra để thực hiện các dự án đầu tư nhằm giải quyết những “khuyết tật” nêu trên hoặc hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế Công cũng như Tư trong việc phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm.

Đối với nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, NSNN chủ yếu tập trung đầu tư vào dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các chương trình mục tiêu Quốc gia như Giáo dục, giải quyết việc làm...

6 - Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Lịch sử hiện đại của các nền kinh tế phát triển cung cấp một khối lượng tài liệu kinh nghiệm về phát triển vô cùng phong phú và đa dạng, đã có nhiều mô hình phát triển khác nhau được thể nghiệm và áp dụng. Song, những sự phát triển nhanh chóng của phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong những thập kỷ gần đây đều dựa trên nền tảng của sự phát triển cơ sở hạ tầng (Giao thông vận tải, Năng lượng, Thông tin liên lạc,…). Các khu vực này cung cấp các hoạt động dịch vụ quan trọng cho các ngành khác trong nền kinh tế cũng như cho người tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành Giao thông vận tải và Thông tin liên lạc sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng các hoạt động trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau, và với người tiêu dùng, việc trao đổi thương mại giữa các vùng, miền của đất nước tăng lên. Nhu cầu ngày càng gia tăng về năng lực được lý giải phần lớn là do việc đưa vào ngày càng nhiều các biện pháp kỹ thuật cơ khí hóa trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là trong công nghiệp. Lĩnh vực này cần đến những khoản đầu tư lớn mà một khi đã được thực hiện, chúng sẽ làm giảm đáng kể các chi phí khác hoặc mở ra cơ hội làm ăn mới, nhưng mức thu hồi vốn

“kinh tế” cho thấy khá cao, nhất là đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều chắc chắn là việc đầu tư cho hạ tầng cơ sở đã từng là công việc được ưu tiên ở các nước phát triển và đã gặt hái được những thành công, bất kể gánh nặng về chi phí mà NSNN phải đài thọ.

Tóm lại, kết cấu hạ tầng (bao gồm cả Đào tạo - Y tế) là một yếu tố cơ bản để thu hút đầu tư nước ngoài. Và ở bất cứ nền kinh tế nào, dù đã phát triển hay đang trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì cũng phải dựa vào các dự án đầu tư công để đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

- Dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Sức khỏe và sức mạnh của công nhân phụ thuộc vào công việc nghiên cứu về các tiện nghi được thiết lập để phòng bệnh và chữa bệnh, vào việc nghiên cứu về thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, vào việc cung cấp các tiện nghi giải trí… Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của công nhân không chỉ là “cơ bắp” mà còn là kỹ năng, trí tuệ.

7

Trong tất cả những vấn đề nêu trên, dự án đầu tư công đóng một vai trò rất quan trọng, không có công việc nào mà trong đó vai trò của dự án đầu tư công có thể thu hẹp. Quan trọng nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực là công tác Giáo dục - Đào tạo. Giáo dục mở đường cho quá trình công nghiệp hóa bằng cách truyền đạt những kỹ năng, nâng cao sức khỏe và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động. Giáo dục, đầu tư vào kiến thức công nghệ và đầu tư vật chất luôn gắn liền với nhau. Quốc gia nào xem nhẹ bất kỳ sự đầu tư nào cũng không thể thực hiện có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trung Quốc, Hồng Kông, Israel, Nhật Bản và Singapore là những nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế trong những thập niên qua. Họ là những nước đã áp dụng một chiến lược đầu tư hợp lý vào lĩnh vực Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực.

- Dự án đầu tư xóa đói giảm nghèo

Trong quá trình vận động và phát triển của loài người, do tác động của quy luật phát triển không đồng đều, con người vốn đã có sự khác biệt về nhận thức cũng như khả năng tham dự vào các chương trình mang lại lợi ích cho quốc gia và bản thân họ.

Sự khác biệt này diễn ra ngay cả trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên.

Các chế độ xã hội loài người phát triển nối tiếp nhau cho đến thời đại ngày nay, bên cạnh việc tăng tiến cho xã hội thì đồng thời cũng đã bần cùng hóa nhiều người lao động, sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra không đồng đều ở tất cả các nước và các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia. Và nguyên nhân của nó cũng khác nhau tùy theo từng nơi. Song, có cùng một đặc điểm chung là thiếu vốn và các phương tiện sản xuất. Mạng lưới đường nông thôn còn quá thưa thớt, không bao quát rộng khắp toàn vùng cũng như không đảm bảo điều kiện giao thông thuận lợi cho mọi phương tiện vận tải, đặc biệt là vào mùa mưa. Không có đường xá thuận lợi, chi phí vận chuyển vật tư nông nghiệp hay nông sản rất cao, hao hụt lớn. Sản xuất nông nghiệp kém phát triển, số người thiếu việc làm ngày càng tăng dẫn đến thu nhập của nông dân thấp kém. Thiếu trường học, trạm xá cùng lực lượng giáo viên, y bác sĩ cũng là nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực kém phát triển… mà từ đó dẫn đến nghèo khó.

Tóm lại, để lấp đầy các “khoảng trống” trong nền kinh tế thị trường, hầu hết Chính phủ các nước đều phải đưa ra các chương trình đầu tư bao gồm nhiều loại dự án

8

khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Dự án đầu tư công góp phần tích cực trong việc giải quyết các “khuyết tật” trong tất cả các lĩnh vực KTXH nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công bằng xã hội.

1.1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong khi chúng ta đang bàn về việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực, thì cần phải gắn các vấn đề đó với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng vào việc bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, giải quyết những mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bởi vì, không có một quốc gia nào, kể cả nước giàu và mạnh như Mỹ, hay có số dân bằng 1/5 dân số thế giới như Trung Quốc, có thể đề ra mức tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững mà không tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI), chúng ta phải coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng. Có thể nói, nhiều cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài còn phải tiếp tục hoàn chỉnh cho phù hợp, nhưng nếu nhìn nhận một cách tổng thể và khách quan, cơ sở hạ tầng yếu kém là một lực cản rất lớn trong quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, và đó là một trong những nguyên nhân cơ bản làm mất đi lợi thế so sánh với các nước trong khu vực. Vì sao có tình hình trên? Có nhiều câu trả lời, song câu trả lời khái quát nhất, cơ bản nhất là: Các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi nhất, điều đó có nghĩa là tìm kiếm thị trường đầu tư mà nơi đó có khả năng mang lại lợi nhuận tối đa hay nói một cách khác, nơi mà chi phí cơ hội thấp nhất. Thực tế đã chứng minh, lợi thế về chi phí nhân công rẻ, tài nguyên phong phú nhưng kết cấu hạ tầng yếu kém thì cũng không thể có lợi nhuận tối đa, thậm chí còn ngược lại.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công qua kho bạc nhà nước huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)