1.4.1. Kinh nghiệm của KBNN An Giang
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát, KBNN An Giang đã tham mưu UBND Tỉnh phê duyệt Chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống lãng phí, nợ đọng trong quản lý ĐTXDCB trên địa bàn tỉnh. Với tư cách là thành viên trong Ban điều hành của chương trình này, KBNN An Giang đã chỉ đạo các KBNN trực thuộc thực hiện các giải pháp một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tham mưu cho UBND các cấp trong công tác kiểm soát cấp phát vốn ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NSNN, kể cả vốn vay, vốn nhân dân đóng góp. Đề xuất với UBND các cấp chỉ đạo cơ quan Tài chính thực hiện đúng chế độ thông báo mức vốn đầu tư theo quy định hiện hành; hạn chế cấp phát vốn đầu tư bằng Lệnh chi tiền; Bố trí thời gian và vốn cho dự án đúng theo quy định, không dàn trải, kéo dài. Phân bổ vốn cho các dự án đảm bảo các điều kiện theo quy định về điều kiện và nguyên tắc phân bổ vốn tại điều 4 Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.
Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn theo định kỳ, trước khi điều chỉnh cần làm việc với KBNN để xác định số thanh toán cho từng dự án theo kế hoạch, điều chỉnh số vốn còn thừa từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án vượt tiến độ,
20
còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành kế hoạch, đảm bảo kế hoạch sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn KBNN đã thanh toán.
Kiểm tra, báo cáo tình hình tài chính của dự án trước khi giải ngân. Đề xuất UBND các cấp hướng xử lý các trường hợp tính sai trong quá trình lập dự toán, thẩm định dự toán của CĐT, cơ quan Nhà nước hay đơn vị tư vấn. Báo cáo và đề xuất UBND các cấp có hướng xử lý các trường hợp nghiệm thu khống.
1.4.2. Kinh nghiệm của KBNN Đà Nẵng
Những năm qua KBNN Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác tham mưu, quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhanh chóng, chính xác, đúng quy định và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các công trình để thúc đẩy tiến độ xây dựng sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng phục vụ phát triển KTXH tại địa phương. Để các công trình xây dựng đúng tiến độ, sớm đưa vào khai thác sử dụng nhằm phát huy hiệu quả, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Nếu thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng theo đúng quy trình thì không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế về cơ chế điều hành và quản lý vốn đầu tư tại địa phương. Do đó, KBNN Đà Nẵng đã phối hợp với Sở Tài chính, các Ban Quản lý dự án, các ngành có liên quan xây dựng một quy chế trong kiểm soát thanh toán vốn đền bù giải phóng mặt bằng vừa đảm bảo đúng quy định vừa phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị phải thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về công việc của mình.
Tham mưu với UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng do Trung ương ban hành. Hướng dẫn chi tiết về trình tự triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; bồi thường giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lượng thi công công trình; thanh toán vốn đầu tư; nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng; thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình… Gắn với các bước trên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm,
21
quyền hạn quản lý, giải quyết của các chủ thể trong hệ thống quản lý và vận hành vốn đầu tư.
Ngoài ra, KBNN Đà Nẵng còn tham mưu cho UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 về việc ban hành một số vấn đề về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn có quy định tại tiết c điểm 1 Điều 12 như sau: “Giá gói thầu của các gói thầu lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu phải tiết kiệm ít nhất từ 1% đến 3% so với dự toán gói thầu được phê duyệt hoặc có mức tiết kiệm bằng hoặc lớn hơn so với các gói thầu tương tự đã tổ chức đấu thầu rộng rãi”. Thực tế, thời gian qua thì hầu hết các gói chỉ định thầu tại địa phương này đều tiết kiệm ở mức tối thiểu là 3%.
1.4.3. Kinh nghiệm của KBNN Hà Tĩnh
KBNN Hà Tĩnh luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Tổ chức xây dựng các báo cáo định kỳ hàng quý về tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn gửi UBND và được UBND địa phương xem đây là kênh cung cấp số liệu chính thức để làm cơ sở trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Đề xuất UBND được chủ trì tổ chức Hội nghị các CĐT, Ban Quản lý dự án vào đầu quý 3 hàng năm để cập nhật các chế độ, chính sách mới, đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư và bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân những tháng cuối năm.
Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các chế độ, chính sách mới về đầu tư xây dựng và quản lý thanh toán vốn đầu tư để thực hiện soạn thảo các văn bản hướng dẫn, phổ biến đến các CĐT, Ban Quản lý dự án nắm bắt kịp thời các thông tin chế độ mới giúp các CĐT, Ban Quản lý dự án trong quản lý thực hiện dự án. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nắm rõ nghiệp vụ quản lý, thanh toán vốn đầu tư, cập nhật chính sách, chế độ mới bằng các hình thức tổ chức thi nghiệp vụ, viết chuyên đề về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, mở các lớp tập huấn và động viên tinh thần tự học tập nghiên cứu của cán bộ công chức. Tổ chức công khai hóa quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, niêm yết danh
22
sách cán bộ được phân công quản lý, thanh toán vốn của từng dự án. Hàng năm, đều có kế hoạch làm việc với các Ban Quản lý dự án chuyên ngành để nắm bắt tình hình quản lý, tiến độ thực hiện dự án, đôn đốc tiến độ giải ngân và phối hợp giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền những vướng mắc để có biện pháp giải quyết. Thường xuyên rà soát những dự án giải ngân chậm, dự án chưa giải ngân, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phối hợp với CĐT trong giải ngân vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và đôn đốc thanh toán thu hồi tạm ứng. Vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng bằng sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng thương mại để hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.
1.4.4. Bài học cho Kho bạc Hóc Môn
Qua kinh nghiệm kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công tại các tỉnh, Kho bạc Hóc Môn có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, phải coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Phải thường xuyên tổ chức nghiên cứu các chế độ, chính sách mới về đầu tư xây dựng và quản lý thanh toán vốn đầu tư, xem đây là một yêu cầu bắt buộc nhằm hướng dẫn, phổ biến đến các CĐT nắm bắt kịp thời các thông tin chế độ mới giúp các CĐT trong quản lý thực hiện dự án.
Thứ hai, phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành tại địa phương nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý ĐTXDCB. Hàng năm, đều có kế hoạch làm việc với các Ban Quản lý dự án chuyên ngành để nắm bắt tình hình quản lý, tiến độ thực hiện dự án, đôn đốc tiến độ giải ngân và phối hợp giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền những vướng mắc để có biện pháp giải quyết.
Thứ ba, phải thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND huyện trong công tác thanh toán vốn đầu tư. Cần chủ động đề xuất với UBND huyện xây dựng quy chế phối hợp, tổ chức giao ban định kỳ về công tác ĐTXDCB để nắm bắt kịp thời tình hình và chủ động đề xuất các phương án giải quyết vướng mắc, nhằm hỗ trợ tốt nhất các CĐT trong công tác quản lý ĐTXDCB.
23
Thứ tư, công khai quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, giáo dục cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tôn trọng và chấp hành nghiêm quy trình. Trong quá trình thực hiện quy trình nếu có vướng mắc cần phải xin ý kiến đồng thời đề xuất với KBNN cấp trên sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho CĐT trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý dự án. Nắm chắc tiến độ thực hiện dự án, thường xuyên rà soát những dự án giải ngân chậm, dự án chưa giải ngân, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc CĐT khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và gửi hồ sơ sang Kho bạc để thanh toán.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 trình bày lý luận về quản lý dự án đầu tư công và kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN. Làm rõ khái niệm về đầu tư công, dự án đầu tư công, vốn đầu tư công, chủ đầu tư và cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công. Nêu bật vai trò quan trọng của đầu tư công trong việc phát triển kinh tế, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của NSNN ở nước ta hiện nay. Từ đó trình bày những nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công và trách nhiệm của chủ đầu tư; Nhiệm vụ và quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công của cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Nêu được một số kinh nghiệm chủ yếu trong thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công tại một số tỉnh từ đó rút ra bài học cho Kho bạc Hóc Môn.
24