Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công qua kho bạc nhà nước huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 27)

1.1. ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

1.1.3. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công

Vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi ngân sách, là một nội dung chi tiêu quan trọng của NSNN. Ngân sách (tiền ngân sách) là một nguồn tài nguyên quốc gia, do vậy việc sử dụng ngân sách phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

9

Những nguyên tắc này tác động trực tiếp đến việc lập yêu cầu chi, phê chuẩn dự toán chi và giám sát, kiểm soát việc thực hiện chi tiêu của các cơ quan liên quan, hay các cơ quan tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc sử dụng ngân sách.

Khái niệm về nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công vừa mang tính phương pháp kỹ thuật, là tiền đề cơ bản của việc thực hiện đúng chế độ, chính sách, trách nhiệm và kiểm tra; vừa mang tính pháp lý, được tiêu chuẩn hóa theo các điều khoản của pháp luật. Những nguyên tắc cơ bản cho công tác quản lý vốn đầu tư công gồm:

1.1.3.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công quan trọng nhất đó là quản lý phải tuân thủ chế độ, chính sách, nghĩa là việc quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Ý nghĩa và phạm vi sử dụng ngân sách đòi hỏi phải có nguyên tắc, chế độ ràng buộc. Việc thực hiện không có hoặc không đúng chế độ sẽ gây nên hậu quả xấu đè nặng lên người dân, người chịu thuế; họ có nghĩa vụ nộp thuế nhưng ít được tham gia vào việc quyết định sử dụng ngân sách.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tư phải đúng thể thức thực hiện như: Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thắng cuộc, hay các thể lệ tài chính, định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dự toán do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

1.1.3.2. Sử dụng vốn đúng quy định; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và chống lãng phí, thất thoát vốn

Việc đầu tư đòi hỏi rằng, một số lượng của sự tiêu thụ hiện hành được để dành (tiết kiệm) để giải tỏa các nguồn tài nguyên tài trợ cho nó. Vốn đầu tư là một thành phần của “cầu tổng hợp” và là một nguồn vốn bơm vào dòng lưu chuyển của thu nhập quốc dân.

Đối với các nước đang phát triển, vốn rất hiếm, vì vậy, điều quan trọng là mức cung vốn hiện có phải được phân phối theo cách có hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu phát triển.

Mặt khác, ý nghĩa và phạm vi sử dụng ngân sách, bao gồm: quỹ ngân sách, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,

10

vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư… đòi hỏi phải tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát.

Việc sử dụng không tiết kiệm hoặc không hiệu quả sẽ gây nên hậu quả xấu đè nặng lên người dân, người chịu thuế.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc sử dụng vốn đầu tư phải đúng thể lệ tài chính; đúng định mức, tiêu chuẩn đầu tư do Nhà nước quy định, và do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải phù hợp với những diễn biến thực tế về những khối lượng công việc hoàn thành được chấp nhận.

1.1.3.3. Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Ngân sách (tiền) được hình thành từ sự đóng góp của người dân dưới hình thức thuế, phí… và ngay cả những khoản viện trợ nước ngoài cũng được hình thành từ sự đóng góp của người dân nước viện trợ dành cho người dân nước nhận viện trợ hay các khoản vay nợ của Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương cũng phải được hoàn trả bằng tiền thuế của người dân trong tương lai, vì vậy việc sử dụng ngân sách đòi hỏi phải công khai minh bạch, và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách nói chung, sử dụng vốn đầu tư công nói riêng.

- Sự công khai, minh bạch.

Mọi thông tin liên hệ đến hoạt động quỹ, như: các quy định về thu, chi; việc xác lập các ưu tiên chiến lược cũng như kế hoạch cung cấp hàng hóa, dịch vụ và phân bổ nguồn lực tài chính; dự toán và báo cáo quyết toán tài chính… của các cơ quan quản lý Nhà nước phải được công khai cho các nhóm đối tượng liên quan. Những thông tin, dữ liệu công khai phải minh bạch, tức là phải đủ chi tiết đến mức có thể; phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục (thời gian) và trung thực để mọi đối tượng có thể tiếp cận và dễ dàng đọc, hiểu.

- Trách nhiệm giải trình của Người sử dụng công quỹ.

Trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách (gọi chung là sử dụng công quỹ) được thực

11

hiện dưới hai hình thức: Một là, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ theo hình thức biểu mẫu và thời gian cho các cơ quan liên hệ, do Bộ Tài chính quy định. Hai là, giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung thu, chi với các cá nhân, tổ chức liên quan (bao gồm cả nội bộ công sở) hay theo yêu cầu của cơ quan quản lý liên hệ.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư công qua kho bạc nhà nước huyện hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)