LỰC CỤC HẢI QUAN KIÊN GIANG
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Tổng Cục Hải quan
- Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan hải quan các nước, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về hải quan. Quản lý chặt chẽ và khai thác tối đa nguồn vốn vay, vốn tài trợ với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công tác cảicách và hiện đại hóa ngànhHải quan
- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm lớn hơn về công tác tuyển dụng cán bộ cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nhằm chủ động thực hiện việc tuyển dụng nguồn nhân lực hàng năm, bổ sung sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng như có những chính sách xứng đáng và hấp dẫn nhất để thu hút nhân tài vào làm việc cho
ngành Hải quan.
- Xây dựng và từng bước đưa vào áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ công chức Hải quan theo từng lĩnh vực công tác, vị trí công việc; Xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ chất lượng, đội ngũ cán bộnguồn, cán bộ lãnh đạo; Đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ công chức hàng năm.
- Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài Chính nên có kiến nghị với Nhà nước xem xét đổi mới cơ chế tiền lương đối với cán bộ ngành Hải quan để đảm bảo thu nhập đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống.
- Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài Chính nên có kiến nghị với Nhà nước bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan Hải quan để tăng thẩm quyền cho cơ quan hải quan trong thực thi nhiệm vụ, chống buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực..
3.4.2.Kiến nghị đốivới UBND tỉnh và các ban ngành liên quan
Để phát huy được năng lực chuyên môn của CBCC ngành Hải quancũng như tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thực hiện công tác của CBCC, Cục Hải quan Kiên Giang đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh và các ban ngành liên quan trong tỉnh Kiên Giang như sau:
- Cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm tra năng lực hoạt động của các đơn vi. Thường xuyên khen thưởng, động viên kịp thời các thành tích mà Cục Hải quan Kiên Giang đạt được nhằm khuyến khích động viên CBCC Cục Hải quan Kiên Giang hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Trong vấn đề phối kết hợp, cần thiết lập cơ chế phối hợp giữa ngành Hải quan vớicác cơ quan ban ngành chuyên môn như Công An, Biên Phòng, Chi cục quản lý thị trường, Tài Chính, Kho Bạc và các đơn vị chuyên môn khác trong việc triển khai thực hiện luật Hải quan, bảo đảm sự thống nhất, phối hợp giữa chức năng quản lý ngành của cơ quan Hải quan với chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra bằng nhiều hìnhthức.
Kết luận Chương 3
- Từ những lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở Chương 1 kết hợp với việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan Tỉnh Kiên Giang ở Chương 2 đã đánh giá những mặt làm được cũng như những yếu kém còn tồn tại trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Tỉnh Kiên Giang. Chương 3 đã trình bày những giải pháp cụ thể cho phát triển nguồn nhân lực HQKG đến năm 2020 như sau: kiện toàn tổ chức bộ máy quản trị phát triển nguồn nhân lực của HQKG, hoàn thiện chế độ bố trí và sử dụng nguồn nhânlực, hoàn thiện công tác đào tạo và đánh giá hiệu quả đàotạo, hoàn thiện chế độ động viên, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với CBCC, phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với định hướng phát triển.
Theo tác giả, đây là những giải pháp phù hợp và hữu hiệu đối với HQKG, giúp cho tổ chức phát triển nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả hơn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng được định hướng phát triển chung của Tỉnh Kiên Giang cũng như của Ngành hải quan.