Các thuộc tính tâm lí cơ bản của nhân cách

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG III NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

III. Các thuộc tính tâm lí cơ bản của nhân cách

Xu hướng là một thuộc tính tâm lí điển hình của cá nhân bao hàm trong nó hệ thống những động lực qui định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.

Xu hướng thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, niềm tin, thế giới quan…

a. Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

* Đặc điểm của nhu cầu:

- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng

- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định.

- Nhu cầu có tính chu kỳ

- Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội

* Nhu cầu của con người rất đa dạng, cụ thể:

- Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như: ăn, uống, mặc, ở…

- Nhu cầu tinh thần như: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động…

b. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của sự thích thú.

- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.

c. Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

- Lí tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.

- Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất xu hướng của nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy con người.

d. Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí, được con người thể nghiệm trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân.

e. Thế giới quan: là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân có tác dụng xác định phương châm hành động của con người.

2. Động cơ của nhân cách

Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người bởi thế giới - Có nhiều cách phân loại động cơ:

+ Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ.

+ Động cơ quá trình và động cơ kết quả

+ Động cơ gần và động cơ xa

+ Động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc

- Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.

3. Tính cách.

a. Tính cách là gì?

Tính cách là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi cử chỉ và cách nói năng tương ứng.

b. Cấu trúc của tính cách

- Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm:

+ Thái độ đối với tập thể, với xã hội + Thái độ đối với lao động

+ Thái độ đối với mọi người + Thái độ đối với bản thân

- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân 4. Khí chất

a. Khí chất là gì?

Khí chất là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.

b. Các kiểu khí chất

I.P.Pavlov đã khám phá ra 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế có 3 thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp theo các cách khác nhau giữa 3 thuộc tính này tạo ra 4 kiểu thần kinh chung cho người và động vật, là cơ sở cho 4 loại khí chất.

4 kiểu thần kinh cơ bản 4 kiểu khí chất tương ứng - Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt - Hăng hái

- Kiếu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt - Bình thản - Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng - Nóng nảy

- Kiểu yếu - Ưu tư

5. Năng lực

a. Năng lực là gì?

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả.

b. Các mức độ của năng lực

- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.

- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành sáng tạo một hoạt động nào đó.

- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.

c. Phân loại năng lực

- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, là điều kiện cần thiết cho nhiều hoạt động có hiệu quả.

- Năng lực riêng biệt là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.

d. Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Năng lực và tư chất:Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của các năng lực. Trên cơ sở của tư chất có thể hình thành những năng lực khác nhau.

- Năng lực và thiên hướng: Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển. Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành.

- Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo: Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong hoạt động này. ngược lại, năng lực cũng góp phần làm cho sự tiếp thu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w