Nhận thức lí tính

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG III NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

CHƯƠNG 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

II. Nhận thức lí tính

a. Khái niệm tư duy

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất qui luật của svht trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

* Những đặc điểm cơ bản của tư duy:

- Tính có vấn đề của tư duy: Tư duy chỉ nảy sinh khi hoàn cảnh có vấn đề (hoàn cảnh, tình huống chứa đựng những nhiệm vụ mới mà phương pháp, phương tiện cũ không giải quyết được).

Điều kiện để hoàn cảch trở thành hoàn cảnh có vấn đề:

+ Hoàn cảnh phải được cá nhân nhận thức đầy đủ + Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết

+ Cá nhân phải có đủ trình độ để giải quyết - Tính gián tiếp của tư duy:

+ Ngôn ngữ là phương tiện và phương thức biểu đạt của tư duy

+ Trong quá trình tư duy con người sử dụng công cụ lao động, kinh nghiệm của người khác và của bản thân

- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi svht những thuộc tính, dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những dấu hiệu chung, bản chất trên cơ sở đó khái quát chúng lại thành nhóm, phạm trù, loại.

- Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là phương tiện để tư duy, là lớp vỏ vật chất, là hình thức biểu hiện của tư duy

- Tính chất lí tính của tư duy:

Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của chúng.

- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:

Tư duy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp.

Ngược lại tư duy và kết quả của nó ảnh hưởng trở lại quá trình nhận thức CT.

Như vậy, tư duy là sản phẩm của sự phát triển LSXH, mang bản chất xã hội.

b. Tư duy là một quá trình, những thao tác tư duy cơ bản

* Tư duy là một quá trình

- Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con người.

- Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề đến khi vấn đề đó được giải quyết.

- Quá trình tư duy bao gồm các giai đoạn sau:

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hoá Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới

* Tư duy là một hành động trí tuệ

- Xét về bản chất, tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra.

- Tư duy bao gồm các thao tác cơ bản sau:

+ Phân tích - tổng hợp + So sánh

+ Trừu tượng hoá - khái quát hoá c. Các loại tư duy

* Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy:

- Tư duy trực quan - hành động - Tư duy trực quan - hình ảnh - Tư duy trừu tượng (từ ngữ, lôgic)

* Căn cứ hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết nhiệm vụ:

- Tư duy thực hành - Tư duy hình ảnh cụ thể - Tư duy lí luận

d. Trí tuệ và các phẩm chất cơ bản của trí tuệ

* Trí tuệ là một cấu trúc động, tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp vời hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có hiện thực mục đích ấy.

* Các phẩm chất của trí tuệ:

- Tốc độ định hướng trí tuệ - Tốc độ khái quát hoá - Tính mềm dẻo của trí tuệ - Tính tiết kiệm của tư duy

* Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các cảm xúc của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lí tốt các cảm xúc trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với người khác.

2.Tưởng tượng

a. Khái niệm về tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

* Đặc điểm của tưởng tượng:

- Về nội dung phản ánh: tưởng tượng phản ánh cái mới, cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội.

- Về phương thức phản ánh: tưởng tượng tạo ra cái mới từ các biểu tượng đã có và được thực hiện chủ yếu dưới hình thức các hình ảnh cụ thể.

- Về cơ chế sinh lí: tưởng tượng có cơ chế sinh lí là sự phân giải các hệ thống liên hệ thần kinh tạm thời đã có và kết hợp thành những hệ thống mới trên vỏ não.

- Tưởng tượng là một quá trình tâm lí, có nguồn gốc xã hội, được hình thành và phát triển trong lao động, do đó chỉ có ở con người.

b. Các loại tưởng tượng

- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Gồm:

+ Tưởng tượng tái tạo + Tưởng tượng sáng tạo

- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình của hành vi không được thực hiện.

- Ước mơ và lí tưởng

c. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật - Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật

- Chắp ghép ( kết dính ) - Liên hợp

- Điển hình hoá

- Loại suy ( tương tự, mô phỏng ) III. Ngôn ngữ và nhận thức

1. Khái niệm về ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là quá trình cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói nào đó để giao tiếp.

- Tiếng nói là một hệ thống các kí hiệu từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy.

2. Các chức năng của ngôn ngữ

- Chức năng chỉ nghĩa: chức năng này làm cho ngôn ngữ của con người khác xa với sự thông tin của con vật. Con người dùng quá trình ngôn ngữ để chỉ chính bản thân sự vật hiện tượng.

- Chức năng khái quát hoá: từ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ mà chỉ một loạt các sự vật, hiện tượng có chung bản chất.

- Chức năng thông báo:bao gồm 3 mặt: thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành động.

3. Các loại ngôn ngữ

* Ngôn ngữ bên ngoài gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm thanh và được thu nhận bằng phân tích quan thính giác.Bao gồm:

+ Ngôn ngữ nói đối thoại + Ngôn ngữ nói độc thoại

- Ngôn ngữ viết: là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp thu bằng phân tích quan thị giác

* Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, nó giúp cho con người suy nghĩ và tự điều khiển, điều chỉnh mình.Nó có đặc điểm:

- Không phát ra âm thanh

- Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng - Tồn tại dưới những cảm giác vận động

4.Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống con người - Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp

- Ngôn ngữ là công cụ để tư duy

- Ngôn ngữ giúp cho tâm lí con người mang bản chất xã hội

- Ngôn ngữ gây nên cảm giác trực tiếp ở con người, là thay đổi tính nhạy cảm và ngưỡng cảm giác.

- Ngôn ngữ giúp con người tri giác có chủ định…

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w