Sự hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG III NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

IV. Sự hình thành và phát triển nhân cách

a. Giáo dục là gì?

- Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách.

b. Vai trò của giáo dục: Trong sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Cụ thể:

- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

- Giáo dục đưa con người vào “vùng phát triển gần nhất”, tạo cho thế hệ trẻ phát triển nhanh, mạnh, hướng về tương lai.

- Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu nền văn hoá lịch sử - xã hội tạo nên nhân cách của mình.

- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất, hòn cảnh sống… đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra

- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

2. Hoạt động và nhân cách a. Hoạt động là gì?

Hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người và thế giới tạo ra sản phẩm cả về phía con người, cả về phía thế giới.

b. Vai trò của hoạt động: Hoạt động quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Cụ thể:

- Thông qua hai quá trình chủ thể hoá và đối tượng hoá trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành

- Sự hình thành và phát triển nhân cách con người phụ thuộc hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn lứa tuổi.

3. Giao tiếp và nhân cách a. Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người , thông qua đó con người trao đổi thông tin, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

b. Vai trò của giao tiếp

- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người.

- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, chuẩn mực xã hội, thông qua đó con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại.

- Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, hình thành năng lực tự ý thức.

4. Tập thể và nhân cách a. Tập thể là gì?

Tập thể là một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.

b. Vai trò của tập thể

- Trong nhóm và tập thể diễn ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú và các mối quan hệ giữa các nhân – cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm, cá nhân với tập thể…

- Tập thể tác động đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua nội qui, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể.

5. Phát hiện và bồi dưỡng trẻ em có năng khiếu

- Năng khiếu là dấu hiệu phát triển sớm ở trẻ em về một tài năng nào đó khi trẻ chưa được tiếp xúc một cách có hệ thống trong lĩnh vực hoạt động tương ứng

- Năng khiếu bộc lộ ra ở nhiều khía cạch như: tốc độ vượt trội trong việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể so với trẻ đồng trang lứa, thành tích xuất sắc trong một lĩnh vực nhất định, thiên hướng hoạt động sáng tạo, mãnh liệt trong một lĩnh vực nào đó…

- Năng khiếu chỉ là dấu hiệu ban đầu của tài năng chứ không phải là tài năng. Một trẻ em có năng khiếu đối với một hoạt động nào đó không hẳn sẽ trở thành tài năng trong lĩnh vực ấy và ngược lại.

- Từ năng khiếu trở thành tài năng là quá trình phát triển có lúc nhanh, lúc chậm, có khi liên tục, có khi đứt đoạn, thậm chí có khi năng khiếu không trở thành tài năng mà bị mai một đi. Vì vậy, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu là quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt nhưng vô cùng khó khăn, phức tap.

6. Sự sai lệch hành vi a. Hành vi sai lệch

Hành vi sai lệch là những hành vi không phù hợp chuẩn mực xã hội.

b. Nguyên nhân của những hành vi sai lệch

- Cá nhân nhận thức sai hoặc không đầy đủ về các chuẩn mực - Quan điểm riêng của cá nhân khác với chuẩn mực chung - Biết sai song vẫn cố tình vi phạm chuẩn mực chung

- Do sự biến dạng của các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực cũ không còn phù hợp điều kiện lịch sử - xã hội mới.

c. Biện pháp giáo dục

- Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chính trị, thẩm mĩ của cộng đồng và xã hội.

- Hình thành thái độ tích cực, ủng hộ các hành vi phù hợp, lên án những hành vi sai lệch.

- Hướng dẫn hành vi đúng cho các thành viên trong cộng đồng.

- Cá nhân phải tự nhận thức các hành vi sai lệch của mình và tự nguyện sửa chữa, tự rèn luyện, tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp chuẩn mực xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nhân cách là gì? Đặc điểm cơ bản của nhân cách.

2. Phân tích cấu trúc của nhân cách

3. Phân tích các yếu tố cơ bản chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách .

4. Hành vi sai lệch là gì? Nguyên nhân của những hành vi sai lệch và các biện pháp giáo dục để khắc phục các hành vi sai lệch.

Một phần của tài liệu Đề Cương Tâm Lý Học Đại Cương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w