1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.2.2.1. Tỉnh Nam Định
Thời gian qua, tỉnh Nam Định thực hiện nhiều dự án trọng điểm, tiêu biểu như: Xây dựng hạ tầng KCN dệt may Rạng Đông, nhà máy Nhiệt điện Hải Hậu, cầu Tân Phong, cầu Thịnh Long thuộc tuyến đường bộ ven biển và dự án đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn từ phà Thịnh Long đến KCN dệt may Rạng Đông…
Trong đó, có các dự án đặc biệt quan trọng, cần đẩy nhanh tiến độ. Xác định công tác GPMB là điều kiện quan trọng, quyết định đến tiến độ và sự thành công của các dự án, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tập trung nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ như xây dựng kế hoạch thực hiện GPMB, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; yêu cầu các hộ đang sử dụng
31
đất trong phạm vi GPMB không xây, sửa, cơi nới nhà cửa, vật kiến trúc, ngừng canh tác, sản xuất trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho công tác GPMB theo kế hoạch đề ra. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh theo LĐĐ 2013; quy định giá đất, đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu, di chuyển mồ mả trên đất thu hồi và tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới các tổ chức đoàn thể và từng hộ dân bị ảnh hưởng để người dân được biết, được kiểm tra các khoản bồi thường, hỗ trợ mà mình được nhận, qua đó nắm bắt và giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị của người dân. Tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện bồi thường, GPMB; tổ chức họp dân giải đáp chế độ chính sách, đối thoại với các hộ dân bị thu hồi đất tại khu vực dự án để nghe nguyện vọng, đề xuất của người dân. Các sở, ngành liên quan cũng đã khảo sát và điều tra thực tế, trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện tại các dự án để tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo trước khi trình UBND tỉnh quyết định giá bồi thường, hỗ trợ và thực hiện công khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết. Do đó đã tạo động lực cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng để sớm hoàn thành, đưa các dự án trọng điểm của tỉnh vào sử dụng.
1.2.2.2. Tỉnh Ninh Bình
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở Ninh Bình diễn ra khá nhanh, kinh tế ngày càng phát triển. Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, hệ thống giao thông của tỉnh đã đem lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, hạ tầng đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Để có mặt bằng thực hiện các dự án trên, những năm qua Ninh Bình đã thực hiện thu hồi hàng nghìn ha đất nông nghiệp và đất ở, do đó gây không ít khó khăn cho một bộ phận không nhỏ người dân khi bị mất đi nguồn tư liệu sản xuất và nguồn thu nhập ổn định của gia đình. Trong
32
quá trình thực hiện GPMB, trên địa bàn Ninh Bình vẫn còn tình trạng nhiều người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây cản trở công tác GPMB làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án. Để khắc phục tình trạng trên, một trong số những giải pháp mà Ninh Bình áp dụng đó là bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi thường, GPMB nhằm góp phần đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Đối với những dự án mang tính trọng điểm, cấp bách, các ngành chức năng đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế đặc thù đảm bảo quyền lợi của các bên nhưng vẫn đúng pháp luật; tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, công khai phương án GPMB; kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong thực hiện chính sách; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn, định kỳ 6 tháng/lần tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đối với từng dự án, từng địa phương cụ thể. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đã mang lại hiệu quả tốt.
1.2.2.3. Tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh Có quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh cùng với sự tăng dân số cơ học tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo xu hướng giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp; người dân phải thay đổ chỗ ở, điều kiện sống, do đó sẽ không tránh khỏi những phức tạp nảy sinh từ công tác GPMB.
Để khắc phục những hệ lụy đó, Thái Bình đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt từ khi có LĐĐ 2003 ra đời; chỉ đạo các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng cường quản lý sử dụng đất, giải quyết tranh chấp về đất đai; tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, GPMB một cách nghiêm minh, đúng luật như: xây dựng kế hoạch
33
tổ chức thực hiện, xây dựng quy chế về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường, GPMB tới các đối tượng của chính sách và mọi người dân; công khai, minh bạch trong quá trình kiểm kê, lập và phê duyệt phương án GPMB. Một số huyện trong tỉnh như Tiền Hải, Vũ Thư, Quỳnh Phụ còn có chủ trương dạy nghề, tạo việc làm cho người dân có trên 30% diện tích đất bị thu hồi xây dựng các khu công nghiệp; hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay theo quy định của các tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Những người hết tuổi lao động là thành viên của những hộ gia đình bị thu hồi đất từ 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên mà chưa được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế của Nhà nước sẽ được hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện; giao đất có thu tiền sử dụng đất và hỗ trợ đầu tư hạ tầng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất ở đối với khu vực thị trấn, hộ gia đình nộp 60%, khu vực các xã, hộ gia đình, cá nhân phải nộp 50% còn lại ngân sách hỗ trợ.
1.2.2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Nam
- Chính sách bồi thường, GPMB có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Thực hiện tốt chính sách sẽ góp phần bảo đảm lợi ích công cộng, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người bị thu hồi đất, đồng thời góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện thành công chính sách trên, Nhà nước cần xác định từng mục tiêu của chính sách thật cụ thể. Các cơ quan hữu quan phải triển khai mục tiêu chính sách thành những chương trình và kế hoạch cụ thể.
- Đảm bảo đầy đủ các bước và dự đoán được những yếu tố ảnh hưởng đến trong quá trình thực hiện chính sách; đưa ra các hình thức triển khai thực hiện và các phương pháp thực hiện chính sách. Có như vậy thì việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh mới thực sự có hiệu quả.
34
- Đối với Hà Nam nên triển khai thực hiện chính sách bồi thường, GPMB theo hình thức hỗn hợp. Nghĩa là Nhà nước xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện về vật chất, kỹ thuật, nhân sự, các địa phương chủ động triển khai đưa chính sách vào thực tiễn phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương và có giải pháp thực hiện hệu quả nhất. Điều này đòi hỏi Hà Nam cần có một số điều kiện cụ thể, trong đó điều kiện tiên quyết là có đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực tham gia hoạch định và tổ chức thực hiện.
- Cần kết hợp cả ba phương pháp trong tổ chức thực hiện chính sách, đó là phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục thuyết phục kết hợp với phương pháp hành chính. Trong đó, đối với phương pháp kinh tế cần xây dựng giá đất dựa trên từng loại đất theo hình thức sở hữu, việc tính toán bồi thường đảm bảo ở mức thỏa đáng theo quy định, giá tính bồi thường căn cứ theo giá của cơ quan định giá dưới sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ; đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi và lợi ích của các bên liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa của chính sách bồi thường, GPMB, trong đó sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong công tác tuyên truyền giữ vao trò quan trọng.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý; thu hút các nguồn lực để thực hiện mục tiêu của chính sách và phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ và tương ứng với nguồn tài nguyên của tỉnh.
- Phải đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng và toàn xã hội. Có như vậy người dân mới hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở người dân tin tưởng vào chính sách của Nhà nước.
- Trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục là chính. Tuy nhiên, trong trường hợp tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm hoặc chống đối cần thiết phải dùng biện pháp hành chính.
35 CHƯƠNG 2