Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 58 - 69)

3.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở HÀ NAM

3.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

3.2.1.1. Thực trạng về việc thực hiện các bước trong tổ chức thực hiện

* Về công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Xác định kế hoạch có một vị trí quan trọng trong thực hiện chính sách bồi thường, GPMB, nên UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức hiện nghiêm túc, gồm kế hoạch tổ chức, điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, kế hoạch thời gian thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt dự án và kế hoạch kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện, đặc biệt là xây dựng nội quy, quy chế khen thưởng để động viên, khen thưởng những nhân tố điển hình trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB,

49

trong đó công tác kiểm tra, đôn đốc và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm được đặc biệt quan tâm và kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đạt được các yêu cầu đề ra.

Nhờ làm tốt công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách nên qua số liệu khảo sát của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có trên 90% số lượng công trình, dự án có mặt bằng triển khai đúng tiến độ. 100%

các dự án có chi phí bồi thường, GPMB thấp hơn so với dự kiến ban đầu.

Điển hình tại dự án số 1, kinh phí cho bồi thường, GPMB theo dự kiến là 135 tỷ đồng, nhưng thực tế mới chi hết 130,3 tỷ đồng.

* Về công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách

Thiếu năng lực tuyên truyền, vận động sẽ làm cho chính sách bị biến dạng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân và nhà nước. Vì vậy, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục là một trong những bước thực sự mang lại hiệu quả trong thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn Hà Nam thời gian qua. Ở các địa phương có dự án đã sử dụng sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Đảng uỷ, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chi bộ nơi ảnh hưởng dự án triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa thiết thực của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, từ đó tự giác chấp hành.

Công tác tuyên truyền đã được UBND tỉnh chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện thường xuyên, liên tục và bằng nhiều hình thức như trực tiếp đối thoại, trao đổi và qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó hình thức đối thoại trực tiếp được thực hiện có hiệu quả. Vì vậy đa số người dân, cán bộ, công chức thông hiểu chế độ chính sách và ủng hộ chủ trương thu hồi đất, bồi thường, GPMB của nhà nước.

UBND tỉnh và các huyện, thành phố tạo lập môi trường thuận lợi cho

50

việc thực hiện chính sách. Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, đồng thời tăng cường thực hiện dân chủ để người dân tự giác chấp hành chính sách và mạnh dạn tham gia đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu của chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh.

Vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị ở cơ sở được phát huy, đã góp phần đưa pháp luật về bồi thường, GPMB đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và tạo lòng tin của quần chúng nhân dân.

Qua các ý kiến từ các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động giữ vai trò quan trọng và góp phần tạo sự thành công của quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB đối với mỗi dự án. Điển hình ở cả 4 dự án nghiên cứu, cho đến thời điểm này chưa phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất. Các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ… là lực lượng nòng cốt, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước. Các tổ chức này luôn gần gũi, gắn bó nhất với nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành phố khi thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng thường gắn các lực lượng trên cùng tham gia.

* Về Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Giải phóng mặt bằng một dự án liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, ban ngành trong tỉnh (Tài nguyên - Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Công thương...) và nhiều phòng, ban chuyên môn của các huyện, thành phố (phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường, Phòng công thương...). UBND xã, thị trấn có trách nhiệm xác nhận nguồn gốc sử dụng đất phục vụ cho việc lập phương án bồi thường hỗ trợ. Vì vậy, công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự

51

điều hành quyết liệt của các chủ đầu tư và sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể của các địa phương - nơi ảnh hưởng của dự án và sự phân công, phối hợp trách nhiệm của các ban ngành liên quan.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được phân định rõ ràng, tránh chồng chéo và hạn chế đùn đẩy trách nhiệm. Ở Hà Nam, công tác bồi thường, GPMB được giao cho UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm, Ban GPMB chủ trì thực hiện và các cơ quan như: Phòng TN&MT, Phòng Công thương, Phòng Tài chính và đại diện lãnh đạo địa phương nơi bị ảnh hưởng dự án phối hợp thực hiện trong công tác xác định loại đất, điều kiện, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ; xây dựng phương án, áp giá, thẩm định và phê duyệt phương án GPMB. Chủ đầu tư của các dự án phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố và các tiểu chủ dự án GPMB trong quá trình triển khai thực hiện. Đảng uỷ, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chi bộ nơi ảnh hưởng dự án cùng với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa thiết thực của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, từ đó tự giác chấp hành.

Quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh đã có sự phân công, phối hợp thực hiện của các địa phương, ban, ngành liên quan một cách cụ thể: giá đất (do Sở TN&MT và Sở Tài chính tham mưu), giá bồi thường, hỗ trợ nhà cửa và TĐC (Sở Xây dựng) và các chính sách hỗ trợ như:

chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Đồng thời huy động được sự vào cuộc của các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội trong tuyên truyền, vận động;

sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, huyện, thành phố nơi có dự án, chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn và tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện.

52

* Về công tác duy trì chính sách

Việc duy trì chính sách bồi thường, GPMB là làm cho chính sách sống được trong môi trường thực tế và phát huy tác dụng. Do đó, các địa phương trong tỉnh - nơi có dự án đã thường xuyên tuyên truyền, vận động tới các đối tượng chính sách và toàn xã hội. Tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách (điều kiện về cơ chế, về tài chính, cơ sở vật chất...). Nhà nước cũng đã kết hợp các biện pháp hành chính để duy trì chính sách, đồng thời tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý, tự giác chấp hành và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu. Các địa phương nơi có dự án đã thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ngay từ giai đoạn công bố quy hoạch, kế hoạch triển khai; kiểm kê, lên phương án, áp giá, các chế độ hỗ trợ đối với những hộ bị ảnh hưởng; tập trung giải quyết các kiến nghị của nhân dân ngay từ cơ sở, đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, phù hợp với pháp luật, tạo sự công bằng trong xã hội, sự đồng thuận trong nhân dân.

* Về hoạt động điều chỉnh chính sách

Để chính sách bồi thường, GPMB ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn, việc chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới là rất cần thiết. Vì vậy, trước sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước về đất đai, về chính sách bồi thường, hỗ trợ, trong tiến trình tổ chức thực hiện chính sách, Hà Nam đã kịp thời vận dụng điều chỉnh, bổ sung cơ chế bồi thường, GPMB và vận dụng hợp lý, phù hợp với thực tiễn. Cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp trong tỉnh đã chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhưng vẫn chấp hành pháp luật. Điển hình là chính sách hỗ trợ TĐC phân tán, TĐC tại chỗ...

Sau khi LĐĐ 2003 có hiệu lực thi hành, Quốc hội đã thông qua 25 luật; Chính phủ ban hành 23 nghị định; các bộ, ngành ban hành 230 thông tư

53

hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các điều luật, trong đó có những quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhiều văn bản mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung như: NĐ 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, NĐ 47/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ với nhiều thay đổi tích cực và thông thoáng về quy trình thủ tục, đã góp phần giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện chính sách bồi thường, GPMB. Trên cơ sở đó, hằng năm UBND tỉnh Hà Nam cũng đã kịp thời ban hành các quy định về đơn giá bồi thường đất, tài sản gắn liền với đất;

chính sách hỗ trợ và một số chính sách đặc thù nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của các bên và quan tâm tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: chính sách đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt...

chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, dạy nghề cho người có đất bị thu hồi...

Trình tự, thủ tục hành chính trong thu hồi đất, bồi thường, GPMB được cải cách theo hướng đơn giản hóa; lồng ghép được các thủ tục trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất với thủ tục lập, phê duyệt phương án GPMB và thủ tục phê duyệt dự án đầu tư. Do đó so với trước đây đã rút ngắn thời gian từ 1/3 đến 1/2 thời gian thực hiện nhưng vẫn nhưng vẫn tuân theo quy định của pháp luật.

Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ hơn, phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý trong việc quản lý đất đai của địa phương, làm cho người nhận đền bù phần nào cảm thấy thỏa đáng hơn khi nhà nước thu hồi đất. Mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng sát với giá thị trường, tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Tại các dự án nghiên cứu, là những dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

54

Hà Nam, yêu cầu cao về tiến độ GPMB nên trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước về bồi thường, GPMB, UBND tỉnh đã bổ sung, ban hành một số chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đặc biệt tỉnh đã ban hành cơ chế đặc thù đối với dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Ở dự án số 2, với chủ trương hạn chế di dân, tận dụng quỹ đất chưa sử dụng, đất đồi rừng kém hiệu quả, chuyển đổi chức năng những khu vực sử dụng đất chưa phù hợp để khai thác đất hợp lý.

* Về hoạt động theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách Trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB, các ngành chức năng thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc trên cơ sở căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện đã được xây dựng để kiểm tra, phát hiện, đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện, do đó đã kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để có biện pháp điều chỉnh, tạo ra sự tập trung, thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách. Cũng qua công tác kiểm tra đã phát hiện được những nhân tố điển hình, tích cực trong việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB để có hình thức khuyến khích, động viên khen thưởng. Cũng qua kiểm tra, tại một số địa phương đã kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện, do đó các ngành chức năng đã kịp thời chấn chỉnh, thậm chí có biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm.

Công tác kiểm tra, theo dõi được thực hiện ở tất cả các quy trình, các bước từ xây dựng kế hoạch thực hiện, việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, công tác kiểm đếm, lập phương án, công khai phương án, giải đáp thắc mắc của người dân đến công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Không chỉ kiểm tra các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện mà còn kiểm tra theo dõi việc thực hiện của các cơ quan nhà nước, qua

55 đó tạo sự tập trung thống nhất trong thực hiện.

Ở dự án 1 và dự án 2, công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc được thực hiện thường xuyên từ công tác tác kiểm kê, lập phương án, tiến độ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

Các cơ chế chính sách được vận dụng tối đa nhưng vẫn phù hợp với pháp luật. Ở dự án số 1, trong quá trình bồi thường, GPMB có 34 hộ dân huyện Duy Tiên bị ảnh hưởng đất nông nghiệp đã được phê duyệt phương án bồi thường từ năm 2012 nhưng cố tình chống đối không nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân tự giác chấp hành. Đến cuối năm 2013, các hộ dân này tự giác nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng.

Qua số liệu thống kê tại Phòng tiếp dân Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và Thanh tra các huyện, thành phố cho thấy số lượng các vụ khiếu kiện, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp về đất đai, về bồi thường, GPMB giảm dần qua các năm, từ 138 vụ (năm 2010) xuống còn 110 vụ (năm 2014); đã giải quyết dứt điểm được 83 vụ việc.

* Về công tác đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Xác định việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là rất cần thiết; có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ (sơ kết, tổng kết) hoặc đánh giá giữa kỳ.

Chính vì vậy, những năm qua, ở tất cả các dự án trên địa bàn Hà Nam đều được đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thông qua việc báo cáo đột xuất, báo cáo thường xuyên kết quả tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, GPMB và được UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện, bao gồm đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)