Tình hình sản xuất hoa đồng tiền

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT ĐẾN HỆ SỐ NHÂN NHANH CÂY HOA ĐỒNG TIỀN BẰNG INVITRO (Trang 22 - 25)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền

1.4.1. Sản xuất hoa Đồng Tiền trên thế giới.

Hiện nay, trên thế giới hoa Đồng Tiền là một trong 10 loài hoa cắt quan trọng sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn. Các nước có sản lượng hoa lớn là Hà Lan, Colombia, Pháp, Trung Quốc… Ở các nước này, đồng tiền được trồng trong nhà lưới có mái che, có trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tưới nước, bón phân bằng chế độ tự động hoặc bán tự động. Do đó, năng suất và chất lượng hoa Đồng Tiền của các nước này rất cao, đạt 4,8 triệu bông/ha/năm [Đặng Văn Đông, 2004].

Hà Lan là một nước sản xuất và nghiên cứu về hoa đồng tiền lớn nhất thế giới. Theo Hà Tiểu Đệ, Triệu Thống Lợi, Lỗ Kim Vũ (2000) , Hà Lan có diện tích trồng hoa đồng tiền là 8.017 ha, giá trị sản lượng là 3 tỷ 590 triệu USD. Nghề trồng hoa đồng tiền ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi công nghiệp hoá, tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất. Trình độ tạo giống của Hà Lan rất cao, phần lớn các giống đồng tiền mới, hoa to được trồng rộng rãi trong sản xuất là do các nhà chọn tạo giống Hà Lan lai tạo ra. Công ty Forist của Hà Lan là cơ sở dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất và buôn bán hoa đồng tiền...Công ty có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học, thiết bị sản xuất, tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc sử lý sau thu hoạch, bảo quản, đánh giá... đều ở trình độ rất cao.

Ở Ba Lan, hoa Đồng Tiền là loại hoa cắt quan trọng nhất và cũng là cây trồng chính của sản phẩm nuôi cấy mô. Nó chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm nuôi cấy mô năm 1984. Thời vụ hoa đồng tiền chỉ kéo dài trong tháng 6 và

tháng 7, do đó việc bảo quản cây invitro đã ra rễ được khai thác tốt [Teresa Hempel và cộng sự, 2004].

Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 1920 đã sản xuất hoa Đồng Tiền cắt cành ở Mai Long - Thượng Hải, nhưng do giống bị thoái hoá nghiêm trọng nên không phát triển. Đến năm 1987, do vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô nên khắc phục được tình trạng thoái hoá giống, khi đó hoa đồng tiền mới được khôi phục, phát triển. Hiện nay, Thượng Hải là nơi có diện tích trồng hoa đồng tiền lớn nhất, đạt 35 ha. Sau Thượng Hải, Giang tô cũng là nơi phát triển mạnh cây hoa đồng tiền. Năm 1995 mới có trên 6 ha, đến năm1999 đã có tới 600 ha. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Rau hoa, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp và Nông trường Liên Vân là những đơn vị có diện tích trồng hoa đồng tiền lớn, kỹ thuật tương đối cao [Hà Tiểu Đệ, 2000]

1.4.2. Sản xuất hoa Đồng Tiền ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, giống hoa Đồng Tiền đơn dược nhập về trồng đầu tiên khoảng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên. Nhưng nhược điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu vì vậy hiện nay chúng ít được trồng. Từ những năm 1990, một vài công ty và những nhà trồng hoa Việt Nam bắt đầu nhập các giống đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài loan, Hà Lan, Trung Quốc về trồng. Một số giống tỏ ra có ưu điểm như hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp, cho năng suất cao. Vì vậy, những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ, ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó cũng có không ít giống hao đồng tiền do không thích hợp vơí điều kiện khí hậu của Việt Nam, cây sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh phá hại nặng, gây thiệt hại cho người trồng hoa. [Đặng Văn Đông, 2004 ]

Hoa Đồng Tiền được trồng khá phổ biến tại Đà Lạt trước 1975 với mục đích cắt cành. Có nhiều màu khác nhau (vàng, cam, đỏ, hồng …), năm 1980 có nhập thêm một số giống cánh kép từ Hà nội. Từ 1997 đã nhập nội trên 20

giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó giống của Hà Lan cho chất lượng cao nhất với nhiều màu sắc khác nhau. Diện tích hoa đồng tiền của nước ta ngày càng tăng, nhất là vài năm trở lại đây.

Theo Đặng Văn Đông, năm 2005, trong tổng số diện tích trồng hoa của cả nước, thì cây đồng tiền chiếm 9%, tăng 1,8 lần so với năm 1995, tăng xấp xỉ 1,3 lần so với năm 2000.

Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc diện tích hoa của toàn vùng có 135,7 ha, Trong đó, cây Đồng Tiền có 9,7 ha chiếm khoảng 0,07% trong cơ cấu tổng diện tích. Sản lượng hoa của vùng đạt 44,08 triệu bông, trong đó sản lượng hoa đồng tiền đạt 3,1 triệu bông.

Tại Lào Cai, hiện nay toàn tỉnh có 97,5 ha hoa các loại, sản lượng khoảng 25 - 30 triệu bông, trong đó, hoa đồng tiền có diện tích là 5 ha, sản lượng đạt 1,6 triệu bông, được trồng tập trung tại thị xã Lào Cai và huyện Bảo Thắng

Tại Hà Giang, toàn tỉnh có 28 ha trồng hoa, sản lượng đạt 6,1 triệu bông. Trong đó, diện tích trồng hoa dồng tiền là 1,2 ha, sản lượng đạt 0,38 triệu bông, tập trung chủ yếu tại huyện Quản Bạ và huyện Đồng Văn.

Tại Sơn La, diện tích trồng hoa toàn tỉnh là 22 ha, sản lượng đạt 6,86 triệu bông. Riêng cây đồng tiền có diện tích 3,5 ha chiếm khoảng 0,16% tồng diện tích trồng hoa, sản lượng đạt 1,12 triệu bông.

Tại Bắc Ninh, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại hoa, cây cảnh, đạt hiệu quả kinh tế cao, riêng trồng đồng tiền cho thu lãi trên 10 triệu đồng/sào/năm.

Ở Quảng Ninh có một vùng sản xuất hoa ở Hoành Bồ ( thị trấn Trớn) với sự tham gia của 111/200 hộ. Diện tích trồng hoa luôn ổn định, khoảng 10ha/ năm. Các loại hoa dược trồng ở đây gồm hoa layơn, hoa ly, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, hoa cúc. Đồng tiền cho thu nhập từ 80 -100 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.

Hiện nay, Hoành Bồ đã xây dựng quy họach 3 vùng trồng rau, hoa là thị trấn Trớn, xã Lê Lợi và xã thống Nhất. Nghề trồng hoa ở Hoành Bồ được bắt đầu từ những năm 1980 đến 2005, năm 2008, trên địa bàn huyện đã trồng được 3 ha hoa đồng tiền. Tuy nhiên việc sản xuất hoa trên địa bàn mới dừng ở quy mô nhỏ nên việc kiểm tra đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm còn gặp nhiều khó khắn.

Do trồng hoa đồng tiền mang lại thu nhập rất cao nên nhiêu năm qua, nhiều địa phương, hộ gia đình đã tự tìm hiểu để phát triển, trồng loại hoa này.

Điển hình những vùng trồng hoa đồng tiền tập trung có quy mô lớn từ vài chục ha là Đà Lạt ( Lâm Đồng), Vĩnh Tuy ( Hà Nội), thị xã Bắc Ninh, thị xã Bắc Giang, Hoành Bồ ( thị trấn Trớn) Quảng Ninh...

Trung tâm khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh bước đầu cũng đã có những thành công trong việc nuôi cấy mô tạo giống hoa Đồng Tiền theo công nghệ được chuyển giao từ Thái Lan. Một số địa phương khác như Sa Pa, Phú Yên bước đầu đã khảo sát và nghiên cứu phương pháp nhân giống, hoàn thiện quy trình sản xuất hoa ĐồngTiền.

Như vậy, có thể thấy hoa đồng tiền là một loài hoa có tiềm năng phát triển rất lớn và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất hoa của nước ta nói riên và thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU TIẾT ĐẾN HỆ SỐ NHÂN NHANH CÂY HOA ĐỒNG TIỀN BẰNG INVITRO (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w