Thực trạng một số nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm đông đô (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô

3.1.6. Thực trạng một số nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô

Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm Đông Đô được ghi nhận như sau:

 Thành đạt

Công sức lao động, sự nỗ lực của các nhân viên trong công ty luôn được cấp lãnh đạo ghi nhận. Bản thân mỗi người lao động cũng là những người có trách nhiệm với công việc. Và cơ hội để thành công trong công việc của mỗi người trong công ty là như nhau.

Hiện tại các vị trí lãnh đạo trong công ty như: Kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng hành chính nhân sự đều là các vị trí của nhân viên trong công ty đã nỗ lực cống hiến cho công ty. Công sức họ bỏ ra được công ty ghi nhận và được cấp lãnh đạo nâng lên giữ các vị trí chủ chốt trong công ty.

 Thăng tiến

Công ty luôn có nhiều cơ hội cho các nhân viên có sự nỗ lực, vươn lên trong công việc để có một vị trí mới làm việc tốt hơn.

Cụ thể: Công ty đang mở rộng thị trường tại Hải Phòng, Quảng Ninh, các nhân viên có nhiều kinh nghiệm làm việc được cân nhắc đề bạt các vị trí trưởng phòng và lãnh đạo tại các chi nhánh mới.

 Bản chất công việc

Với mỗi người khi tham gia lao động đều mong muốn có được một công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình.

Hiện nay, nguồn nhân lực chủ yếu của công ty là đội ngũ công nhân, họ là đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên trình độ lao động phần lớn là lao động phổ thông nên tay nghề vẫn còn thấp, do đó sau khi tuyển dụng và trong thời gian làm việc công ty vẫn không ngừng đào tạo và trau dồi để người lao động hiểu được đặc điểm công việc và nâng cao tay nghề.

Song do đặc tính của ngành nghề chế biến thực phẩm, công việc của mỗi đối

45

tượng đa phần được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài, nên tạo cho một số người cảm giác bị nhàm chán và không có hứng thú trong công việc.

 Sự an toàn

Để tạo cảm giác an toàn và tin tưởng về một nơi mình đang làm việc và mang lại thu nhập cho người lao động, Công ty đã và đang có những chính sách như: tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của Công ty sau khi hết thời gian thử việc. Tuy nhiên, số lượng người lao động được đóng bảo hiểm đến thời điểm hiện tại chỉ có 150 người được đóng bảo hiểm(chiểm khoảng 42.8%). Bên cạnh đó, công ty đã và đang cố gắng hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị máy móc và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, công tác PCCC cho nhân viên để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.

 Lương

Tiền lương là nhân tố then chốt kích thích người lao động làm việc hiệu quả và tích cực. Phần lớn thời gian họ đều đến công ty làm việc nên phụ thuộc rất lớn vào tiền lương mà họ nhận được để trang trải cuộc sống. Do đó nhân tố này rất quan trọng.

Để đáp ứng được nhu cầu tất yếu của người lao động, công ty đã có các chế độ về tiền lương và phúc lợi cho người lao động như sau:

 Đối với lao động học nghề tại công ty:

- Được hỗ trợ lương trong thời gian đào tạo là : 50.000 đồng/ ngày

- Được công ty ký kết hợp đồng và bố trí việc làm lâu dài và ổn định sau khi đào tạo có tay nghề.

 Đối với lao động có tay nghề sau khi ký hợp đồng lao động - Có công việc ổn định

- Tiền lương được trả cố định theo tháng và theo số ngày tăng ca - Các khoản người lao động được hưởng thêm ngoài lương:

Đối với nhân viên Kinh doanh: Ngoài lương cố định hàng tháng còn được thưởng thêm tiền theo doanh số (nếu đạt chỉ tiêu).

46

Ngoài tiền lương hàng tháng, người lao động còn hưởng thêm tiền lương cuối năm và quà tặng nhân các ngày lễ lớn trong năm (mức cụ thể tùy vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty).

- Tiền lương được trả hàng tháng qua hệ thống của ngân hàng. Do đó, mức lương giữa mỗi người lao động đều được bảo mật nên khó xác định tính công bằng trong công tác trả lương.

Bảng 3.4. Tình hình thu nhập của người lao động trong 3 năm gần đây (Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch 2012 – 2013

Chênh lệch 2013 – 2014 Tuyệt

đối

Tỷ lệ

%

Tuyệt đối

Tỷ lệ

%

Tổng số lao động 250 280 350 30 12 70 25

Tổng quỹ lương 537.5 649.6 1.085 112.1 20.9 435.4 67 Lương bình

quân 1 người/

tháng

2.15 2.32 3.10 0.17 7.9 0.78 33.62

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình thu nhập của người lao động tính trên lương bình quân/tháng tăng dần qua mỗi năm từ 2.320.000 đồng năm 2013 lên 3.100.000 đồng năm 2014. Nhìn chung với mức lương hiện tại (bình quân 3.1 triệu/người/tháng) tương đối đồng đều so với mặt bằng chung từ các công ty sản xuất cùng ngành nghề, tuy nhiên với mức lương đó người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và thường có ý định chuyển việc qua công việc khác (đối với người lao động làm việc tại nhà máy và kho). Nhân viên văn phòng thì mức lương ổn định, và khá cao nên hầu như không có sự biến động nhân sự trong nhiều năm.

 Phát triển nghề nghiệp

47

Khi tuyển nhân sự mới, nhân viên được đào tạo học nghiệp vụ và toàn bộ chi phí về khóa học được công ty chi trả, người lao động trong thời gian đi học được hưởng lương 100%. Có hai hình thức đào tạo công ty áp dụng:

- Đào tạo tại nơi làm việc: Hình thức này chủ yếu áp dụng cho những nhân sự mới tuyển dụng, những lao động có tay nghề được phân công truyền đạt, hướng dẫn người mới làm quen về công việc và vị trí đảm nhận.

- Về đào tạo bên ngoài: Hiện tại công ty chưa có hình thức đào tạo này.

Mặc dù hàng năm công ty vẫn đưa ra chính sách và quy định rõ ràng về chế độ đào tạo, trau dồi nâng cao trình độ. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện vẫn còn sơ sài và có nhiều điểm chưa hợp lý. Phần lớn những nhân viên mới vào làm nhận được sự chỉ dạy và truyền đạt trực tiếp từ những nhân viên cũ.

Điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí và người lao động có cơ hội vừa học vừa thực hành tại chỗ nhưng dễ xảy ra tình trạng nhân viên hướng dẫn tay nghề chưa cao dẫn đến tình trạng nhân viên mới tiếp thu máy móc và thao tác thực hiện lại không tốt dễ dẫn đến sai sót.

 Sự hỗ trợ của cấp trên

Cấp trên là nhân tố gây ảnh hưởng và dìu dắt hành vi của cá nhân nhằm hướng đến mục tiêu của tổ chức. Mặc dù công ty đã đưa ra những chính sách khá hợp lý cho người lao động nhưng với đặc điểm là một công ty chế biến với số lượng nhân công khá lớn, công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác này. Qua khảo sát sơ bộ bằng hình thức phỏng vấn nhanh, 10/12 người lao động cho rằng họ chưa cảm nhận được sự quan tâm chu đáo và sâu sắc từ cấp trên. Bộ phận quản lý làm việc chủ yếu dựa trên quy định và nguyên tắc, chưa thực sự lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người lao động tạo ra cảm giác bất mãn với một số người dẫn đến trường hợp họ làm việc một cách rập khuôn và đôi khi thiếu trách nhiệm trong công việc.

 Mối quan hệ với đồng nghiệp

Nhân lực của công ty chủ yếu từ người dân địa phương và những vùng lân cận. Mỗi người đi làm phần lớn vì thu nhập nên hiểu và thông cảm cho nhau, dù

48

không đưa ra con số cụ thể đo lường về nhân tố này, nhưng một số chi tiết tìm hiểu được về nhân tố này ghi nhận như sau:

Với bộ phận quản lý và văn phòng, mỗi phòng ban thường có sự phối hợp và hỗ trợ làm việc khi cần thiết.

Với công nhân trong một tổ thường quan tâm giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, linh động làm thay ca khi có người yêu cầu được hỗ trợ. Tuy nhiên giữa các tổ khác nhau vẫn còn chưa gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này ảnh huởng đến công việc của người lao động cũng như là tạo động lực để người lao động làm việc tốt hơn.

 Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là một trong những nhân tố đem lại động lực làm việc cho cả lãnh đạo và nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Vì vậy, việc đáp ứng điều kiện làm việc tốt càng trở nên quan trọng đây không chỉ là trách nhiệm của riêng lãnh đạo hay riêng nhân viên mà của cả tập thể doanh nghiệp. Điều kiện làm việc hiện nay của Công ty được đánh giá khá cao, cho thấy công ty đã và đang cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc. Cụ thể như sau:

- Sau khi được tuyển dụng chính thức, người lao động được thông báo và hướng dẫn cụ thể về những quy định, những biện pháp làm việc an toàn, những tình huống có thể xảy ra tai nạn lao động cần phải đề phòng, và cách thoát hiểm khi gặp sự cố trong quá trình làm việc.

- Các thiết bị nhà xưởng, máy móc, hoạt động luôn được kiểm tra, bão dưỡng định kỳ. Các bảng cảnh báo an toàn, chỉ dẫn được treo trong toàn nhà máy và bình chữa cháy luôn sẵn sàng nhằm hạn chế tối đa những yếu tố xảy ra gây nguy hiểm cho người và tài sản.

- Đối với bộ phận công nhân: Là đối tượng lao động trực tiếp nên được chú ý đặc biệt trong việc trang bị các thiết bị che chắn, bảo hộ lao động cần thiết nhằm tránh các yếu tố nguy hiểm và độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

- Đối với bộ phận quản lý và văn phòng: Nhân viên được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, công cụ dụng cụ để phục vụ cho công việc của mình. Tùy theo từng phòng ban chức năng mà mỗi nhân viên được trang bị thêm những

49 thiết bị cần thiết.

Thời gian làm việc theo quy định được bố trí khá hợp lý là 8h/ngày.

Người lao động không thường xuyên phải làm tăng ca, thường vào các dịp lễ, tết người lao động mới phải làm thêm giờ. Tuy nhiên, người lao động được trả tiền làm tăng ca để đảm bảo quyền lợi.

 Chính sách của công ty

Hiện nay công ty có nhiều chính sách đối với quyền lợi cùa người lao động. Tuy nhiên các chính sách vẫn chưa rõ ràng và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH chế biến thực phẩm đông đô (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)