Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.6 Tổng quan về hệ thống quản lý CTRSH đô thị
Quản lý chất thải rắn là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ chất thải rắn theo phương thức tốt nhất nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị và hạn chế tất cả các vấn đề môi trường liên quan. Quản lý thống nhất chất thải rắn là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý chất thải rắn một cách tốt nhất.
Tóm lại hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp được tóm tắt trong Hình 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
(Tchobanoglous và cộng sự, 1993. Trích: Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Nguồn phát sinh
Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu rất quan trọng trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị. Nếu khâu này được thực hiện tốt sẽ giảm đáng kể chi phí xử lý cho các khâu phía sau. CTRSH được phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu hành chính, các trung tâm thương mại, các khu vui chơi, giải trí và từ khu vực công cộng như rác từ đường phố. Thành phần và khối lượng rác còn tùy thuộc vào thu nhập của mỗi quốc gia. Thông thường những quốc gia có thu nhập cao thì lượng rác phát sinh sẽ lớn hơn những nước có thu nhập thấp.
Bảng 2.8 Khối lượng CTR và mức thu nhập bình quân trên đầu người Mức thu nhập Trung bình GDP/người/năm
(USD)
Trung bình rác thải (kg/người/ngày)
Thấp 360 0,53
Trung bình thấp 1590 0,63
Trung bình cao 4640 0,71
Cao 23420 1,20
Nguồn: Công ty Tư vấn NORCONSULT. Trích: Nguyễn Văn Phước,2009
Ngoài ra thành phần và khối lượng rác còn biến động giữa các ngày trong tuần, giữa các tháng trong năm đặt biệt là vào các dịp lễ hội như tết nguyên đán thì lượng rác biến động rất lớn. Trong giai đoạn này để hạn chế việc sản sinh rác cần phải nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường các hoạt động tái sử dụng. Cuối giai đoạn này rác sẽ được tồn trữ tại các nguồn sản sinh ra nó.
Nguồn phát sinh
Tồn trữ tại nguồn
Thu gom
Chôn lấp chất thải Trung chuyển và
vận chuyển Xử lý và tái chế
Tồn trữ tại nguồn
CTRSH sau khi phát sinh sẽ được lưu trữ trong các thùng chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom, hình dáng và kích thước của thùng chứa. Hoạt động này rất quan trọng vì nó liên quan đến thẩm mỹ, kinh tế và sức khỏe của cộng đồng. Đối với các thùng trữ rác phải đảm bảo các yếu tố sau: (1) phải đủ lớn để chứa được lượng rác giữa 2 lần thu gom, (2) có hình dạng và trọng lượng phù hợp với thể trạng của người thu gom để tránh tai nạn lao động, (3) phải có nắp đậy để tránh việc sản sinh của ruồi và mùi hôi. Thiết kế các thùng chứa thích hợp, đề xuất và thực hiện các chương trình khuyến khích phân loại rác tại nguồn là những hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn này. Cuối giai đoạn này rác sẽ được đưa vào hệ thống thu gom.
Thu gom
Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển, trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom kiểu thùng chứa di động và (2) hệ thống thu gom kiểu thùng chứa cố định.
Tùy theo đặc điểm của phương tiện thu gom – vận chuyển, lượng rác và đoạn đường vận chuyển. Sau khi thu gom, rác sẽ được chuyển đến các trạm trung chuyển/điểm hẹn để chuyển sang xe có tải trọng lớn hơn hoặc được vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp. Hoặc, chuyển đến khu tái chế, xử lý để thu hồi những thành phần có giá trị, phần còn lại sau đó mới được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Công việc quan trọng trong giai đoạn này là thiết kế xe thu gom phù hợp với hệ thống giao thông hiện hành, hợp mỹ quan đồng thời qui hoạch tuyến đường thu gom sao cho kinh tế nhất. Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường thu gom và vận chuyển bao gồm: (1) vị trí, chu kỳ/thời gian lấy rác, (2) số người thu gom/nhóm, loại xe thu gom, (3) tuyến lấy rác phải bắt đầu và kết thúc ở gần đường giao thông chính (dùng bản đồ địa hình để phân chia khu vực lấy rác), (4) ở vùng đồi núi, cao nguyên, tuyến lấy rác phải bắt đầu từ trên cao xuống, (5) vị trí container cuối cùng phải ở gần nơi tiếp nhận rác nhất, (6) ở khu vực dễ tắc nghẽn giao thông phải tổ chức lấy rác ngoài giờ cao điểm, (7) Vị trí có nhiều rác phải được lấy trước, (8) những vị trí ít rác phải được thu gom trong cùng chuyến hoặc cùng ngày lấy rác.
Trung chuyển và vận chuyển
Rác sau khi được thu gom sẽ đưa đến trạm trung chuyển. Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Tùy vào điều kiện hiện hành mới quyết định được việc thành lập trạm trung chuyển hay không. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa
cùng của tuyến thu gom về trạm trung chuyển. Trong giai đoạn này việc chọn địa điểm, thiết kế các trạm trung chuyển, quyết định rác từ trạm trung chuyển nào chuyển đến bãi rác nào là công việc rất cần thiết và quan trọng vì nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của trạm trung chuyển.
Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác (nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên xe vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp.
Xử lý và tái chế
Rác sau khi được thu gom sẽ được phân loại để phục vụ cho mục đích xử lý và tái chế. Việc phân loại rác cũng có thể được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Rất nhiều thành phần trong rác thải có khả năng tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại. Các thành phần còn lại đặt biệt là thành phần hữu cơ sẽ được xử lý theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như:
ủ phân compost để bón cây trồng hay sản xuất khí sinh học (Biogas) để phục vụ sinh hoạt. Các thành phần khác có thể đốt để thu hồi năng lượng đồng thời giảm thể tích cho việc chôn lấp làm giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được nguồn năng lượng đang ngày càng khan hiếm. Phần còn lại sẽ được đưa đến bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp
Thường rác được đổ đống ngoài trời (ở các nước đang và kém phát triển) hoặc chôn lấp hợp vệ sinh (ở các nước phát triển). Một bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị được gọi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Ở các bãi chôn lấp rác, chất thải rắn sẽ tham gia các biến đổi về lý, hóa và sinh học. Trong số đó các quá trình biến đổi quan trọng bao gồm: (1) sự phân hủy sinh học của các chất hữu cơ theo con đường hiếu khí hay yếm khí, sản sinh ra các chất lỏng và khí, (2) các phản ứng oxy hóa của các vật chất, (3) sự bốc thoát và khuếch tán của các chất khí sinh ra, (4) sự di chuyển của các chất lỏng do chênh lệch áp suất, (5) sự hòa tan của các chất hữu cơ và các chất vô cơ bởi nước và nước rỉ rác khi chúng di chuyển trong khu vực, (6) sự di chuyển của các chất hòa tan do hiện tượng chênh lệch nồng độ hay thẩm thấu, (7) sự sụp lún không hoàn toàn của bãi chôn lấp. Các yếu tố cần được quan tâm nhất trong bãi chôn lấp là các chất khí (NH3, CO2, CO, CH4, N2, H2, H2S) và nước rỉ rác. Vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Vì vậy bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải được thiết kế và vận hành sao cho có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung gian, có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, có giếng quan trắc nước ngầm, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp.
Mỗi thành phần trong hệ thống quản lý CTRSH đều đảm nhiệm một chức năng cụ thể và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thành phần này thay đổi sẽ kéo theo thành phần kia thay đổi theo. Vì vậy để việc quản lý CTRSH được tốt cần phải kết hợp tất cả các thành phần trên một cách mềm dẻo và linh hoạt.