Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cà Mau
4.4.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả thu gom, vận chuyển CTRSH của XNMT Cà Mau
Tính toán số xe 660L cần đầu tư cho việc thu gom CTRSH từ hộ gia đình.
Việc tính toán số xe cần đầu tư cho công tác thu gom CTRSH trên địa bàn thành phố Cà Mau là rất cần thiết. Đó là cơ sở để vạch tuyến thu gom một cách kinh tế nhất qua đó tiết kiệm được thời gian thu gom và nâng cao hiệu suất thu gom.
Loại xe tính toán là xe có thể tích 660L vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với xe 240L.
- Thứ nhất, số lượng xe này sẽ ít hơn ở các điểm hẹn nên việc quản lý dễ dàng.
- Thứ hai, số chuyến thu gom sẽ ít hơn nên giảm được thời gian làm việc trong 1 ca.
- Thứ ba, xe được thiết kế 3 bánh nên dễ di chuyển hơn.
+ Các thông số cần thiết cho việc tính toán:
- Hình thức lấy rác là một bên lề đường;
- Sử dụng xe có thể tích (V) là 660L để thu gom, công nhân thu gom phải đẩy xe;
- Khối lượng riêng của chất thải rắn chứa trong thùng thu gom (d) là 250 kg/m3 (đối với chất thải hữu cơ khối lượng riêng là 300 kg/m3, đối với chất thải còn lại là 100 kg/m3)
- Thời gian lấy rác tại một hộ gia đình là 0,5 phút/hộ;
- Thời gian di chuyển giữa hai hộ gia đình là 0,5 phút;
- Đoạn đường phải đẩy xe từ điểm hẹn đến nơi lấy rác và từ khi xe đầy đến điểm hẹn (h) là 1 km;
- Vận tốc đẩy xe rỗng (vXR ) là 5 km/h và xe đầy (vXĐ ) là 4 km/h;
- Thời gian chờ và chuyển giao CTR là 6 phút/chuyến;
- Tổng khối lượng CTRSH của 23.000 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Cà Mau năm 2011 là 66 tấn/ngày (trong đó khối lượng CTRSH hữu cơ chiểm khoảng 70%);
- Tần suất thu gom là 1 lần/ngày (đối với chất thải vô cơ là 3 lần/tuần);
- Mỗi hộ gia đình trong khu vực có 5 người;
- Tốc độ phát sinh CTRSH là 0,4 kg/người.ngày (đối với chất thải hữu cơ là 0,28 kg/người.ngày);
- Thời gian làm việc của công nhân thu gom là 6 giờ/ngày;
- Hệ số tính đến thời gian không làm việc là W = 0,05.
+ Các bước tính toán
- Số hộ được thu gom trong một chuyến
83
4 , 0 5
/ 250 66
,
0 3 3
m kg m
n hộ (4.1)
- Thời gian hoàn tất một chuyến thu gom
Tchuyến = Tlấy rác + Tvận chuyển + Tđiểm hẹn (4.2) Trong đó:
Thời gian lấy rác (Tlấy rác): là thời gian lấy rác của một hộ gia đình và thời gian di chuyển giữa 2 hộ gia đình kế tiếp. Giả sử thời gian thực hiện các hoạt động này là như nhau ở tất cả các hộ gia đình. Ta có
Tlấy rác (phút) = n 0,5 + (n – 1) 0,5 = 83 0,5 + 82 0,5 = 82,5 (phút)
Thời gian vận chuyển (Tvận chuyển): là thời gian cần để đẩy xe thu gom rỗng từ điểm tập kết đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom cộng với thời gian đẩy xe thu gom đầy từ vị trí kết thúc tuyến thu gom đến điểm tập kết. Ta có
Tvận chuyển (giờ) = 0,45
4 1 5 1
XĐ
XR v
h v
h (giờ)
Thời gian tại điểm hẹn (Tđiểm hẹn): gồm thời gian chờ và thời gian chuyển giao rác lên xe ép rác. Thông thường thời gian này mất khoảng 6 phút (nếu công nhân quản lý từ 2 xe trở lên có thể không mất thời gian này).
Vây thời gian để hoàn tất một chuyến thu gom là
T (giờ) = 6 1,9
45 , 5 0 ,
82 (giờ/chuyến)
n Sức chứa của xe thu gom × Khối lượng riêng của rác trong xe thu gom Số người/hộ × Tốc độ phát sinh CTR kg /người.ngày
= = = 3 chuyến/xe.ngày
- Tổng số chuyến cần để thu gom toàn bộ CTRSH trong ngày
(4.4)
= = 400 chuyến/ngày
- Tổng số xe 660L thu gom cần đầu tư
m = (4.5)
= = 133 xe
Do đó tổng số xe 660L cần đầu tư trong năm 2011 là 133 xe. Nếu mỗi công nhân được quản lý 1 xe thì có tất cả 133 công nhân. Tuy nhiên trong việc quy hoạch tuyến đường thu gom ta có thể giảm số lượng công nhân xuống. Nhưng để đảm bảo hiệu suất thu gom phải tăng số chuyến thu gom lên. Do đó thời gian làm việc trong 1 ca của công nhân sẽ nhiều hơn. Vì vậy cần phải tính toán tuyến đường thu gom sao cho hợp lý để việc thu gom đạt kết quả tốt nhất.
Cùng với sự gia tăng dân số thì lượng rác phát sinh cũng tăng theo. Do đó số lượng xe thu gom cũng sẽ tăng lên để đảm bảo được hiệu suất thu gom. Vì vậy cần phải dự đoán được lượng rác gia tăng trong tương lai để đầu tư số xe thu gom một cách phù hợp.
Mối liên hệ giữa lượng rác phát sinh và dân số được thể hiện qua lượng rác bình quân trên đầu người (kg/người.ngày). Dân số tăng thì lượng rác sẽ tăng. Do đó khâu dự báo dân số là khâu quan trọng đầu tiên. Công thức toán được dùng để dự báo dân số là công thức Euler cải tiến, được biểu diễn như sau:
t N r N
Ni*1 i . i. (4.6) Trong đó:
Ni : số dân ban đầu (người)
*
1
Ni : số dân sau một năm (người) 66 tấn/ngày x 103 kg/tấn 0,66 m3/chuyến x 250 kg/m3 6 x (1 – W)
1,9
6 x (1 – W) 1,9
N Nd
400 chuyến/ngày 3 chuyến/xe.ngày
6 h/ngày – thời gian không thu gom rác Tchuyến
Nd =
Tổng lượng CTRSH cần thu gom/ngày Khối lượng CTRSH trong mỗi xe N =
r : tốc độ tăng trưởng (%/năm) t
: thời gian (năm)
Dân số thành phố Cà Mau tại thời điểm giữa năm 2010 là 204.895 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,24% (Chi Cục Dân Số & KHHGĐ thành phố Cà Mau, 2010).
Từ những số liệu trên ta có thể dự đoán dân số thành phố Cà Mau đến năm 2025 bằng công thức Euler cải tiến. Mặc dầu kết quả tính toán này chỉ mang tính tương đối vì dự báo dân số còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỉ lệ tăng dân số cơ học và quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên đây là cơ sở để xác định tổng lượng CTRSH phát sinh của hộ gia đình và số xe 660L cần đầu tư đến năm 2025. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.5
Bảng 4.5 Dự đoán lượng CTRSH phát sinh và số xe cần đầu tư đến năm 2025
STT Năm
Dân số thành phố Cà
Mau
Hiệu suất thu
gom (%)*
Số người đăng ký thu gom
rác
Lượng rác bình quân đầu
người (kg/người/ngđ)
Tổng lượng CTRSH
(tấn)
Số xe 660L cần
có
1 2011 207.354 165.884 0,4 66 133
2 2012 209.843 167.875 0.41 69 139
3 2013 212.362 169.890 0,42 71 143
4 2014 214.911
80%
171.929 0,43 74 149
5 2015 217.490 184.867 0,44 81 164
6 2016 220.100 187.085 0,45 84 169
7 2017 222.742 189.331 0,46 87 176
8 2018 225.415 191.603 0,47 90 181
9 2019 228.120
85%
193.920 0,48 93 188
10 2020 230.858 207.772 0,49 102 206
11 2021 233.628 210.265 0,5 105 212
12 2022 236.432 212.789 0,51 109 220
13 2023 239.269 215.342 0,52 112 226
14 2024 242.140
90%
217.926 0,53 116 234
15 2025 245.045 100% 245.045 0,54 132 266
* Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009.
Hiệu suất thu gom từ nay đến năm 2025 được thực hiện theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó các mục tiêu cụ thể được đề ra là:
- Đến năm 2020, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
- Đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Qua Bảng 4.5 cho thấy lượng rác bình quân đầu người tăng theo từng năm nguyên nhân là do kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng hàng hóa và các dịch vụ của con người cũng sẽ tăng lên. Do đó tổng lượng CTRSH cũng tăng lên hàng năm. Theo kết quả dự đoán đến năm 2025 lượng CTRSH đã tăng lên gấp đôi so với năm 2011. Đây là khối lượng rất lớn nếu không được quản lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Để đảm bảo hiệu suất thu gom từ nay đến năm 2025 là 100%, qua kết quả tính toán, số lượng xe thu gom đến năm 2025 sẽ tăng gấp đôi từ 133 xe tăng lên 266 xe. Do đó số lượng công nhân thu gom và số lượng xe ép rác vận chuyển cũng sẽ tăng lên. Vì vậy không chỉ đầu tư vào xe thu gom 660L mà cần phải đầu tư vào số lượng xe ép rác vận chuyển và nguồn nhân lực để đảm bảo được hiệu suất thu gom cao nhất.