Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.3 Thu gom, vận chuyển rác
Nhằm mục đích tiết kiệm được thời gian và kinh phí, việc thu gom CTRSH trên địa bàn thành phố Cà Mau được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực 1 bao gồm phường 1, phường 2, phường 4 và phường 9;
- Khu vực 2 gồm phường 5, phường 6, phường 7 và xã Tắc Vân;
- Khu vực 3 gồm phường 8 và xã Lý Văn Lâm.
Trong đó khu vực 2 có lượng CTRSH phát sinh nhiều nhất khoảng 32 tấn/ngày, khu vực 3 có lượng CTRSH phát sinh ít nhất khoảng 19 tấn/ngày và khu vực 1 có lượng CTRSH là 29 tấn/ngày.
Tùy vào khối lượng CTRSH của nguồn phát sinh, việc thu gom và vận chuyển CTRSH của thành phố Cà Mau được thực hiện theo 2 quy trình. Quy trình thứ nhất áp dụng cho các nguồn có khối lượng CTRSH lớn như: chợ, khu dân cư tập trung, nhà hàng, bệnh viện. Quy trình thứ 2 áp dụng cho các nguồn phát sinh có khối lượng CTRSH nhỏ như hộ gia đình (ngoài mặt tiền và trong hẻm), cơ quan, trường học. Mỗi quy trình có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.
Đối với quy trình thu gom thứ nhất, CTRSH sau khi lưu trữ trong các thùng chứa 240 lít được chuyển thẳng lên xe ép rác và di chuyển đến bãi rác Tân Xuyên, thành phố Cà Mau. Trong trường hợp này xe thu gom cũng chính là xe vận chuyển CTRSH. Quy trình bắt đầu từ trạm xe, xe vận chuyển sẽ đến nơi cần thu gom, chuyển rác lên đầy xe và chở thẳng đến bãi rác. Cũng có trường hợp, xe phải lấy ở nhiều vị trí mới đầy xe. Sau khi vận chuyển đến bãi rác và đổ rác, xe thu gom sẽ tiếp tục thu gom chuyến kế tiếp. Quy trình được lặp lại đến khi nào thu gom hết lượng rác phát sinh.
Khi đó xe thu gom từ bãi rác sẽ di chuyển trở về trạm xe. Phương tiện được sử dụng để vận chuyển CTRSH là xe ép rác có tải trọng 4 tấn. Quy trình này này được trình bày trong Hình 4.8.
Hình 4.8 Quy trình thu gom CTRSH từ các nguồn tập trung
- Ưu điểm của quy trình này là xe thu gom cũng chính là xe vận chuyển CTRSH đến bãi đổ nên tiết kiệm được thời gian cho quá trình thu gom và vận chuyển đồng thời số lượng công nhân làm việc cũng sẽ ít hơn qua đó tiết kiệm được chi phí tính trên từng đơn vị chất thải.
- Nhược điểm: chỉ thu gom được các nguồn CTRSH tập trung và trên các tuyến đường lớn nên hiệu suất thu gom không cao.
Đối với quy trình thu gom thứ 2, CTRSH sau khi lưu trữ tại nguồn được thu gom bằng các xe đẩy tay có thể tích 240 lít và 660 lít, sau đó toàn bộ lượng rác này được tập kết đến các điểm hẹn để chuyển lên xe ép rác và vận chuyển về bãi đổ. Đối với các hẻm nhỏ, xe 660L không vào được thì công nhân sử dụng xe 240L để thu gom.
Quy trình này được thể hiện trong Hình 4.9.
Trạm xe
Nguồn phát sinh CTRSH tập
trung
Bãi rác
Xe rỗng Xe đầy
Xe rỗng
Giải thích quy trình: đầu tiên, công nhân đi đến điểm hẹn để lấy thùng rỗng rồi tiến hành thu gom một lượt qua các hộ gia đình khi nào đầy thùng thì đưa trở lại điểm hẹn để chờ xe ép rác đến thu gom. Sau đó, công nhân tiếp tục lấy thùng rỗng thu gom chuyến tiếp theo đến khi đầy thùng thì quay về điểm hẹn một lần nữa. Quy trình được lặp lại đến khi thu gom hết lượng rác phát sinh.
- Ưu điểm của quy trình thu gom này là hiệu suất thu gom cao. Công nhân có thể thu gom đến tận các hẻm lớn, nhỏ trong thành phố nơi mà xe ép rác không thể vào được. Đây là quy trình thu gom khá phổ biến đang được nhiều địa phương áp dụng.
- Nhược điểm: công việc thu gom còn mang tính thủ công nên rất vất vả cho công nhân và tiêu tốn nhiều thời gian cho quá trình thu gom. Mặc khác việc tồn tại nhiều điểm hẹn cũng gây khó khăn và trở ngại cho người đi đường. Đặc biệt là mùi hôi từ rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh các điểm hẹn.
Hình 4.10 Các điểm hẹn tập kết rác của thành phố Cà Mau
Qua Hình 4.10 ta thấy lượng rác trên các xe thu gom tại các điểm hẹn đã bị quá tải, rác chất lên rất cao. Nguyên nhân là do số lượng xe thu gom còn thiếu nên công nhân phải bỏ rác lên xe nhiều hơn sức chứa của nó. Vì vậy khối lượng rác trên xe rất lớn làm cho công nhân càng vất vả hơn. Mặc khác tại các điểm hẹn vẫn còn rơi vãi rác và nước rác nhiều. Do các thùng rác này đã cũ nên không đảm bảo được vệ sinh gây phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Tần suất thu gom 1 lần trong ngày vào buổi tối từ 17h đến 23h. Riêng các tuyến đường ở ngoại ô như xã Lý Văn Lâm và xã Tắc Vân thì được thu gom sớm hơn do thiếu điều kiện chiếu sáng và quảng đường đến bãi rác xa hơn các khu vực khác. Thời gian thu gom trong 1 ca làm việc biến động tùy thuộc vào tuyến đường và lượng rác phát sinh. Qua kết quả phỏng vấn 16 công nhân thu gom thì khoảng thời gian dao động từ 2h đến 6h, trung bình là 4,5h và lượng rác từ 1,155 đến 2,985 tấn/ngày. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.3
Bảng 4.3 Thời gian và khối lượng CTRSH trong 1 ca thu gom
STT Họ tên công nhân Thời gian
gom rác (h) Số xe quản lý Số xe trong 1 ca
Lượng rác tương đương (tấn)
1 Dương Minh Bắc 2 7a+ 1b 21a+ 9b 2,75
2 Huỳnh Ngọc Bằng 4,5 3a+ 2b 7a+ 8b 1,74
3 Trần Thanh Cường 5 5a+ 1b 5a+ 6b 1,29
4 Lê Trường Giang 5 14a+ 1b 20a+ 4b 1,86
5 Nguyễn Văn Học 6 3a+ 2b 6a+ 9b 1,85
6 Nguyễn Văn Mách 4,5 5a+ 2b 20a+ 8b 2,52
7 Trần Văn Ngang 4,5 3a+ 3b 3a+ 9b 1,67
8 Bùi Xuân Nghĩa 4,5 13a+ 2b 24a+ 3b 1,94
9 Lê Văn San 5 5a+ 2b 20a+ 10b 2,85
10 Trần Hoàng Sơn 5 11a+ 1b 23a+ 4b 2,04
11 Trần Văn Sơn 4 6a+ 2b 20a+ 2b 1,53
12 Lê Văn Tâm 5 18a+ 1b 25a+ 9b 2,99
13 Trần Minh Tâm 3,5 11a+ 1b 11a+ 3b 1,16
14 Lê Quốc Thành 3,5 17a+ 1b 25a+ 2b 1,83
15 Tống Thanh Trọng 6 10a+ 2b 24a+ 6b 2,43
16 Trần Hoàng Tuấn 4,5 13a+ 1b 22a+ 5b 2,15
Chú thích:
a: xe 240L b: xe 660L
Qua Bảng 4.3 ta thấy thời gian thu gom và khối lượng rác không tỉ lệ thuận với nhau. Thời gian thu gom dài nhất là 6h nhưng khối lượng thu gom được chỉ khoảng 1,8 tấn (công nhân Học). Trong khi đó thời gian thu gom ít nhất là 2h nhưng khối lượng thu gom được rất lớn khoảng 2,7 tấn (công nhân Bắc). Nguyên nhân là do thời gian thu gom còn phụ thuộc vào tuyến đường đi và số lượng xe thu gom được quản lý.
Nếu số lượng xe ít, công nhân phải mất nhiều thời gian đợi lấy xe ở điểm hẹn để thực hiện chuyến thu gom kế tiếp.
Tuy nhiên phần lớn thời gian thu gom và khối lượng rác thu được có tỉ lệ với nhau. Lượng rác thu gom ít nhất vào khoảng 1,2 tấn với thời gian tương đương là 3,5h và lượng rác thu gom nhiều nhất vào khoảng 3 tấn với thời gian tương đương là 5h.
Nếu tính trung bình mỗi công nhân thu gom trong 4,5h sẽ được lượng rác tương đương khoảng 2 tấn. Mối quan hệ giữa thời gian thu gom và khối lượng rác tương đương trong 1 ca được thể hiện trong Hình 4.11.
0 1 2 3 4 5 6 7
Giang
Mách Ngang
San
Tâm Tâm
Thành Tê n công nhân
Thời gian thu gom (giờ) Lượng rác thu gom (tấn)
Hình 4.11 Mối quan hệ giữa thời gian thu gom và khối lượng CTRSH trong 1 ca Qua Hình 4.11 ta thấy thời gian thu gom và khối lượng CTRSH trong 1 ca rất khác nhau. Nguyên nhân là do công việc thu gom của mỗi công nhân được phân chia theo từng tuyến đường và khu vực khác nhau. Khi nào công nhân thu gom hết lượng rác phát sinh trong khu vực của mình thì được nghỉ. Do đó thời gian thu gom và lượng rác trong mỗi ca thu gom của từng công nhân cũng sẽ khác nhau. Mặc khác do khối lượng CTRSH còn biến thiên vào các ngày trong tuần và các dịp lễ hội trong năm nên lượng rác thu gom và thời gian thu gom của từng công nhân trong từng ngày cũng sẽ thay đổi. Vì vậy số liệu về thời gian thu gom và lượng rác trong 1 ca thu gom chỉ mang tính tương đối và chúng có thể biến thiên theo từng ngày.
Đối với các nguồn phát sinh CTRSH khác như rác thải trên sông và rác đường phố được thu gom theo quy trình riêng.
- Rác trên sông: được thu gom 2 lần trong ngày. Lần 1 từ 7h đến 11h và lần 2 từ 13h đến 17h. Phương tiện thu gom là xà lan có song chắc rác ở phía trước để vớt rác nổi trên mặt nước. Sau đó toàn bộ lượng rác được thu gom vào thùng 240L và vận chuyển lên bờ chờ xe ép rác đến thu gom và vận chuyển về bãi rác Tân Xuyên. Lượng rác vớt được hàng ngày khoảng 12 thùng 240L. Rác trên sông có nguồn phát sinh chủ yếu từ các chợ ven sông và một phần từ sinh hoạt của các hộ dân cất nhà trên sông và ven sông. Nhiều nhất là đoạn sông từ khu chợ Nông sản thực phẩm đến chợ nổi Cà Mau, do đặc thù là chợ buôn bán nhiều loại trái cây, rau quả và hàng nông sản nên lượng rác thải rất nhiều. Đối với các hộ dân ở cạnh sông (khoảng 3.000 hộ) mặc dù đã có ký hợp đồng với công ty và đóng phí vệ sinh đầy đủ nhưng họ vẫn vứt rác xuống sông. Do người dân thiếu ý thức và có thói quen vứt rác xuống sông nên lượng rác trên sông ngày càng nhiều gây cản trở giao thông thủy. Hơn nữa các thành phần hữu cơ trong rác rất dễ phân hủy trong môi trường nước tạo nên mùi hôi gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh và mất mỹ quan đô thị. Do đó việc bố trí xà lan vớt rác trên sông sẽ khắc phục được những vấn đề trên. Tuy nhiên hiệu suất thu gom của phương tiện này chưa cao, chỉ vớt được phần rác nổi phía trên mà không vớt được phần chìm phía dưới. Mặc khác rác ở gần bờ sông thì phương tiện này cũng không vào vớt được.
Hình 4.12 Xà lan vớt rác trên sông đoạn sông Gành Hào, thành phố Cà Mau - Rác đường phố: được đội ngũ công nhân quét đường thu gom vào các thùng
chứa có thể tích 240L. Sau khi đầy các thùng này công nhân sẽ di chuyển đến các điểm hẹn để chuyển rác lên xe ép. Sau đó đợi để lấy thùng rỗng và tiếp tục công việc đến khi xong tuyến đường quy định. Toàn bộ lượng rác này được vận chuyển về bãi rác Tân Xuyên, thành phố Cà Mau. Thời gian quét đường từ 1h đến 6h sáng hàng ngày với lượng rác khoảng 3 tấn. Nguồn phát sinh rác đường phố chủ yếu từ quá trình lưu thông xe cộ, đặt biệt là các xe tải sẽ tạo bụi cuốn lên mặt đường. Ngoài ra các hàng quán lề đường và trên vỉa hè cũng tạo ra khối lượng rác lớn do đa phần không có dụng cụ chứa rác riêng. Do đó sẽ gây vất vả cho công nhân quét rác hơn.
Cả 2 nguồn phát sinh rác trên đều có đặc điểm chung là chi phí thu gom và xử lý rác thải không thuộc về ai nhưng lợi ích môi trường đem lại sẽ thuộc về tất cả mọi người. Tuy nhiên nhiều người không thấy được lợi ích đó nên họ vứt rác ra ngoài đường và xuống sông một cách vô thức. Do đó môi trường ngày càng ô nhiễm gây ảnh hưởng chung đến sức khỏe con người. Hiểu theo nghĩa kinh tế thì môi trường là tài nguyên công cộng nên mọi người đều có quyền sử dụng chúng. Nếu việc sử dụng mà không đi đôi với bảo vệ thì tài nguyên đó sẽ ngày càng cạn kiệt và một lúc nào đó nó sẽ không còn sử dụng được nữa. Vì vậy công tác vớt rác trên sông và quét rác đường phố là hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường thành phố không bị suy thoái và ô nhiễm góp phần mang lại sức khỏe cho cộng đồng.