Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cà Mau
4.4.3 Thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn (PLRTN) sau đó nhân rộng mô hình trên toàn thành phố Cà Mau
Hiện nay toàn bộ lượng CTRSH của thành phố Cà Mau được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hở không đạt các yêu cầu kỹ thuật nên nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bãi rác rất lớn. Ngoài ra kinh phí cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý lượng CTRSH này cũng rất đáng kể. Với xu hướng gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh thì lượng rác thải phát sinh cũng tăng theo. Nếu không có biện pháp quản lý chất thải rắn tốt thì bãi rác sẽ có nguy cơ bị quá tải ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Xuất phát từ vấn đề trên nên việc phân loại rác tại nguồn là rất cần thiết. Quá trình phân loại giúp tận dụng được các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng trong rác qua đó làm giảm bớt lượng rác đem chôn lấp góp phần giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Lợi ích của phân loại rác tại nguồn
- Lợi ích kinh tế: lợi ích trước nhất từ việc PLRTN là giảm bớt chi phí cho quá trình xử lý rác. Theo báo cáo của XNMT Cà Mau thì chi phí để xử lý 1 tấn rác thải sinh hoạt là 200.000 đồng. Với khối lượng CTRSH của thành phố Cà Mau là 80 tấn/ngày nên chi phí để xử lý lượng rác này rất lớn. Nếu phân loại rác tại
sẽ được xử lý để làm phân bón cho cây trồng góp phần tạo thêm nguồn thu nhập từ rác thải.
- Lợi ích môi trường: ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại rác tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khối lượng CTRSH đem chôn lấp giảm sẽ giảm ô nhiễm môi trường từ nước rỉ rác và khí thải từ bãi rác. Chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm sẽ tốt hơn đồng thời các khí gây hiệu ứng nhà kính cũng sẽ ít đi. Hơn nữa việc tận dụng các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng trong rác giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp.
- Lợi ích xã hội: khi mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc PLRTN là khi đó nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của họ cũng được tăng lên. Dần dần sẽ trở thành thói quen trong cộng đồng và con người sẽ có nếp sống văn minh hơn. Họ sẽ không còn bỏ rác bừa bãi, tạo nên môi trường trong lành góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
+ Phương pháp phân loại rác tại nguồn: bao gồm nhiều yếu tố từ khâu phân loại thành phần đến thiết bị lưu trữ và tần suất thu gom. Mỗi yếu tố sẽ có lợi ích và đặc trưng riêng.
- Phân loại thành phần: CTRSH bao gồm 2 thành phần chính là thành phần hữu cơ (có khả năng phân hủy sinh học) và thành phần vô cơ (không có khả năng phân hủy sinh học). 2 thành phần này được phân ra thành 2 thùng chứa riêng.
Thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ (rau, quả, thực phẩm…) được tách riêng, thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau. Đây là Nhà máy xứ lý rác thải sinh hoạt xây dựng đầu tiên tại tỉnh Cà Mau áp dụng mô hình công nghệ VIBIO. Xử lý rác theo công nghệ hiện đại này sẽ góp phần làm sạch môi trường và khắc phục trình trạng chôn lấp rác gây lãng phí. Rác thải sinh hoạt khi xử lý cho ra sản phẩm hữu ích như Compost 50-55% và phần chôn lấp chỉ còn 5-7%.
Thùng màu nâu chứa các chất thải còn lại (chai, lon, nhựa, thủy tinh…) sẽ được thu gom riêng và vận chuyển đến trạm thu mua phế liệu ở bãi rác Tân Xuyên, thành phố Cà Mau để phân loại thêm lần nữa. Các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng được thì bán cho cơ sở thu mua phế liệu, các thành phần không thể tái chế thì đem chôn lấp tại bãi rác Tân Xuyên, thành phố Cà Mau.
Hình 4.18 Sơ đồ phân loại rác tại nguồn thành phố Cà Mau
- Thiết bị lưu trữ: sử dụng các thùng chứa bằng nhựa PE, thể tích của thùng tùy thuộc vào kích cở của nguồn phát sinh.
Hộ gia đình: thể tích thùng từ 10L ÷ 20L.
Công sở, trường học: thùng chứa 20L tại các phòng, ban. Các thùng chứa dung tích lớn (240L) dùng để tập trung rác, thuận tiện cho công tác thu gom.
Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện: trang bị thùng chứa dung tích 240L đặt dọc chợ và các thùng 660L để tập trung rác.
Khu công cộng, đường phố: trang bị thêm các thùng chứa rác dung tích 240L đặt trên các trục đường phố và đặt tại các khu công cộng như công viên, khu vui chơi, giải trí.
- Tần suất thu gom
1 lần/ngày đối với thành phần hữu cơ. Vì thành phần này dễ phân hủy sinh học nên được thu gom hàng ngày để không gây mùi hôi và phát sinh ruồi ảnh hưởng đến cộng đồng.
3 lần/tuần đối với thành phần còn lại và được thu gom riêng với rác hữu cơ. Vì thành phần này phát sinh tương đối ít và không có khả năng phân hủy sinh học nên ít phát sinh ruồi và mùi hôi.
Nguồn phát sinh
Chất thải vô cơ Chất thải hữu cơ
Thành phần có khả năng tái chế, tái sử dụng
Thành phần còn
lại
Nhà máy xử lý rác
Bãi rác Cơ sở thu
mua phế liệu Phân bón
quyền địa phương cần phải quan tâm đến người dân đặc biệt hỗ trợ phí để mỗi gia đình có thể sử dụng 2 thùng rác nhằm phục vụ cho công tác phân loại rác tại nguồn.
Ngoài ra khi xây dựng nhà máy xử lý rác thải để làm phân bón thì cần quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sản phẩm này có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không; người dân có chấp nhận sử dụng sản phẩm này không; giá thành của sản phẩm này ra sao. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng có khả năng quyết định sự thành bại của công nghệ xử lý rác thải từ việc phân loại rác. Tuy nhiên đây mới chỉ là những khía cạnh về kinh tế. Mục tiêu lớn hơn của việc phân loại rác đó là khía cạnh về môi trường. Do đó cần phải cân nhắc giữa 2 khía cạnh này làm sao để hạn chế tối thiểu các tác động đến môi trường mà vẫn duy trì được sự phát triển kinh tế. Vì vậy cần có chính sách trợ giá và ưu đãi của nhà nước để bù đắp các chi phí đảm bảo thu hồi chi phí và tái đầu tư. Nhà nước cũng đồng thời khuyến khích các đối tượng sử dụng phân hữu cơ này. Riêng đối với các lĩnh vực công cộng như bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh bóng mát....có thể bắt buộc phải sử dụng loại phân này.