Ôn tập Hành động nói

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ Văn 8 MỚI (Trang 116 - 120)

Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định.

- GV ghi đề lên bảng cho học sinh ghi đề vào vở.

Câu 1: Phân tích những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tác giả tự nói về lòng yêu nước và căm thù giặc của mình.

Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ và nêu lên hành động đúng đắn, nên làm.

Câu 3: Xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau:

a. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

b. Ông cần gì thế?

c. Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!

d. Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!...

Câu 4: Xác định kiểu câu và cách thực hiện hành động nói trong các câu sau:

a. Hôm qua, lớp em đi lao động.

b. Bạn có khỏe không?

c. Đóng cửa lại d. Ôi đẹp quá!

e. Bạn có thể mua hộ tớ quyển

b.

Các kiểu hành động nói:

- Hành động hỏi.

- Hành động trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)

- Hành động điều khiển (cầu khiến, đedoạ, thách thức...)

- Hành động hứa hẹn.

- Hành động bộc lộ cảm xúc.

c. Cách thực hiện hành động nói

Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác không dùng đúng với chức năng của nó (cách dùng gián tiếp).

II. Luyện tập Câu 1:

Phân tích những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tác giả tự nói về lòng yêu nước và căm thù giặc của mình.

Câu 2:

Phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ và nêu lên hành động đúng đắn, nên làm.

Câu 3:

Xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu sau:

a. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

b. Ông cần gì thế?

c. Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!

d. Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!...

Câu 4: Xác định kiểu câu và cách thực hiện hành động nói trong các câu sau:

a. Hôm qua, lớp em đi lao động.

b. Bạn có khỏe không?

c. Đóng cửa lại d. Ôi đẹp quá!

e. Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không?

g. Tớ muốn cậu mua cho tớ một cuốn sách.

h. Đẹp làm sao?

sách được không?

g. Tớ muốn cậu mua cho tớ một cuốn sách.

h. Đẹp làm sao?

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 bằng việc đặt các câu hỏi để học sinh trả lời.

? Trong đoạn văn này lòng yêu nước của tác giả được bộc lộ bằng những từ ngữ nào?

? Em hãy khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn văn?

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 bằng việc đặt các câu hỏi để học sinh trả lời.

? Em thấy đây là một đoạn văn như thế nào?

? Trong đoạn phê phán tướng sĩ tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào và lập luận ra sao?

HƯỚNG DẪN Câu 1

Đây là một đoạn văn đặc biệt xúc động:

- Muốn khơi dậy khơi dậy lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ, trước hết người viết phải bày tỏ, bộc bạch thái độ của chính mình. Trong đoạn văn này lòng yêu nước của tác giả được bộc lộ hết sức cụ thể: “tới bữa quên ăn”, “nửa đêm vỗ gối”,

“ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa” bày tỏ thái độ mạnh mẽ “căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh vì Tổ quốc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

- Về mặt nghệ thuật, cần chú ý sự xuất hiện liên tiếp của các vế gồm bốn từ “tới bữa quên ăn”, “nửa đêm vỗ gối”, “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa”

nhằm nhấn mạnh một nỗi đau lớn; cách diễn tả lòng căm thù giặc cao độ thông qua các động từ gây ấn tượng mạnh (xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu) và câu văn có quan hệ dẫu cho...(thì) ta cũng vui lòng nhằm khẳng định tinh thần quyết sống mãi với kẻ thù.

- Những lời bộc bạch trên đây không phải là những lời nói suông mà là những lời nói từ trái tim của một người coi lợi ích Tổ quốc là lợi ích tối cao. Những lời bộc bạch tự đáy lòng này có ý nghĩa như một tấm gương để tướng sĩ học tập.

Câu 2:

Đây là đoạn văn hay, tình và lí kết hợp hài hòa, lời văn sắc bén, sôi nổi, uyển chuyển.

- Trong đoạn phê phán tướng sĩ:

+ Sử dụng liên tiếp các từ mang màu sắc phủ định (không biết lo, không biết thẹn, không biết tức, không biết căm) để nói lên thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước của các tướng sĩ. Chú ý đoạn văn này đặt ngay sau đoạn văn nói về ân tình chủ - tớ -> tướng đang phụ lòng tốt của chủ tướng.

+ Chỉ ra các thú hưởng lạc làm “quên việc nước, quên việc binh” -> thái độ vô trách nhiệm của các tướng sĩ trước vận nước nhất là trong cảnh đất nước đang lâm nguy.

- GV gọi học sinh lên bảng làm câu 3. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

- GV gọi học sinh lên bảng làm câu 4. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

+ Chỉ ra hậu quả khôn lường: nước mất nhà tan. Tác giả nói đến hậu quả khi đất nước bị xâm chiếm: quá khứ (xã tắc tổ tông bị dày xéo, mồ mả cha ông bị quật lên,...), hiện tại (bị bắt, gia quyến bị tan), tương lai (trăm năm sau tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu...)

- Các việc nên làm:

+ Nêu cao tinh thần cảnh giác

+ tăng cường tập luyện, học tập binh thư yếu lược.

Câu 3

e. Câu trần thuật – hành động kể f. Câu nghi vấn – hành động hỏi

g. Câu cầu khiến – hành động yêu cầu ra lệnh h. Câu cảm thán – hành động cảm ơn.

Câu 4

f. Câu trần thuật – hành động trình bày g. Câu nghi vấn – hành động hỏi

h. Câu cầu khiến – hành động điều khiển i. Câu cảm thán – hành động bộc lộ cảm xúc j. Câu nghi vấn – hành động điều khiển g. Câu trần thuật – hành động điều khiển h. Câu nghi vấn – hành động bộc lộ cảm xúc.

3. Củng cố, hướng dẫn về nhà - Nắm vững nội dung đã học - Ôn tập văn nghị luận.

Một phần của tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ Văn 8 MỚI (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w