Các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã hà tiên luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25 - 28)

Từtrước đến nay có nhiều nghiên cứu về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Như đề tài của nhóm nghiên cứu Kinh tế phát triển (DERG) của trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC) về tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam. Đề tài này tác giả phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng ở nông thôn Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình xác suất tuyến tính các tác động đến không đổi của 1) xác suất của việc có một khoản vay, 2) xác suất của việc có khoản vay theo nguồn, và 3) xác suất của việc có các khoản vay theo mục đích sử dụng. Nhân tố xác suất của việc có một khoản vay đã tác động dương đến thu nhập của hộgia đình. Nhân tố khoản vay theo nguồn, nhìn chung tác động các khoản vay thừ NHCSXH chỉcó ý nghĩa thống kê ở mức 10%, các khoản vay theo nguồn tác động dương đến đa dạng hoá các nguồn thu nhập của hộ gia đình. Nhân tố khoản vay theo mục đích sử dụng, tác động đến thu nhập được quyết định đến các hoạt động phi nông nghiệp.

Nghiên cứu của Lê Thị Thuý Nga “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá”, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tín dụng hộ nghèo như cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, về quy trình cho vay, về chính sách cho vay, về công tác kiểm tra và tư vấn. Nhưng nghiên cứu chỉ là sơ bộ, chỉ phân tích định tính, chưa định lượng, đưa ra ý kiến chung, chưa đi sâu phân tích vế khía cạnh hộvay để thấy được các nhân tố ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả cho vay.

Nghiên cứu của Huỳnh Văn Mạnh “Nâng cao chất lượng cho vay vốn đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thịxã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giảđưa ra 6 nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng: cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, về quy trình cho vay, về chính sách cho vay, về công tác kiểm tra và tư vấn, yếu tốgia đình, yếu tố xã hội. Mô hình này kết quả cho thấy các nhân tốđều ảnh hưởng đến hiệu quảcho vay nhưng cần quan tâm nhiều hơn đến quy trình cho vay.

Nghiên cứu của Phạm Hoàng Thông “Phân tích những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị”. Tác giả tập trung phân tích các yếu tố khách quan bao gồm: yếu tố từ hộnghèo, điều kiện tự

15

nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội, chính sách Nhà nước và yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng như ông tác kiểm tra, giám sát, công tác xử lý nợ xấu, tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng mạng lưới hoạt động. Tác giả chưa phân tích các yếu tố trên ảnh hưởng đến việc hộvay có thoát nghèo chưa hoặc thoát nghèo một cách bền vững như thế nào.

Bảng 2.1 : Tổng hợp về các yếu tố ảnh hưởng của các nghiên cứu

Quc gia

Tác giả nghiên cứu Hiệu quả tín dụng tại NHCSXH- Năm

nghiên cứu

Các nhân tảnh hưởngchính

S thay

đổi v sống đời

Cơ sở vật chất,

đội ngũ nhân

viên Quy trình cho vay

Chính sách

cho vay

Công tác kiểm tra và tư vấn

Xác suất của việc có một khoản vay

Xác suất của việc có khoản vay theo nguồn

Xác suất của việc có

các khoản

vay theo mục đích sử

dụng

Yếu tố gia

đình Yếu tố xã hội

Việt Nam

Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển -

2011

X X X

Việt Nam

Lê Thị Thuý Nga –

2011 X X X X X X

Việt Nam

Huỳnh Văn Mạnh

– 2011 X X X X X

Việt Nam

Phạm Hoàng

Thông – 2014 X X X X

16

Kết luận chương 2

Trong chương này, tác giảđã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng ưu đãi cho hộ ghèo và các đối tượng chính sách khác. Nêu lên các tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo trong nước và trên thế giới, tóm lược những nội dung chính của các đề tài đó làm căn cứ tham khảo cho đề tài nghiên cứu của mình.

17

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã hà tiên luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)